Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 23

Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 23

 I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố cho học sinh các cách chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau (có 4 cách để chứng minh)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.

3. Thỏi độ:

- Phát huy tính tích cực của học sinh.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: thước thẳng, êke, com pa, bảng phụ.

- Học sinh: thước thẳng, êke, com pa

III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Dạy học tích cực, học hợp tác

IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC

*Hoạt động 1: Kiểm tra, đặt vấn đề.

 + Mục tiêu: - Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của học sinh

 - Tạo tình huống, kích thích tính tư duy hứng thú học tập của học sinh

 + Thời gian: 13

 + Đồ dùng dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41
Ngày soạn: 30/01/2010
Ngày giảng: 02/02/2010
TIẾT 41: luyện tập
 I - Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Củng cố cho học sinh các cách chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau (có 4 cách để chứng minh)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.
3. Thỏi độ:
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
II - đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: thước thẳng, êke, com pa, bảng phụ.
- Học sinh: thước thẳng, êke, com pa
III – phương pháp dạy học : Dạy học tích cực, học hợp tác
IV- tổ chức giờ học
*Hoạt động 1: Kiểm tra, đặt vấn đề.
 + Mục tiêu: - Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của học sinh
 - Tạo tình huống, kích thích tính tư duy hứng thú học tập của học sinh
 + Thời gian : 13’
 + Đồ dùng dạy học : 
 + Cách tiến hành :
HĐ GV
HĐ HS
-Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông?
- Thực hiện bài tập 64 (tr 136)
+ Chúng ta đã biết các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, trong tiết ngày hôm nay ta sẽ vận dụng những kiến thức đó để thực hiện một số bài tập
- Hs lên bảng trả lời và thực hiện giải bài toán
 Hoạt động 2: Luyện tập
 + Mục tiêu: Củng cố các kiến thức và rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau
 + Thời gian : 30’
 + Đồ dùng dạy học : 
 + Cách tiến hành :
HĐ GV
HĐ HS
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 65
- Học sinh đọc kĩ đầu bài.
? Vẽ hình , ghi GT, KL.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL.
? Để chứng minh AH = AK em chứng minh điều gì.
- Học sinh:
AH = AK
AHB = AKC
? Em hãy nêu hướng cm AI là tia phân giác của góc A.
- Học sinh:
AI là tia phân giác
AKI = AHI
- Học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 99
? Vẽ hình ghi GT, KL.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình; ghi GT, KL.
? Em nêu hướng chứng minh BH = CK
- Học sinh:
BH = CK
HDB = KEC
ADB = ACE
- Học sinh làm bài.
- 1 học sinh lên trình bày trên bảng.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm.
Bài tập 65 (SGK-Trang 137). 
 2
1
I
H
K
B
C
A
GT
ABC (AB = AC) ()
BH AC, CK AB
KL
a) AH = AK
b) CK cắt BH tại I, CMR: AI là tia phân giác của góc A
Chứng minh:
a) Xét AHB và AKC có:
 chung
AB = AC (GT)
AHB = AKC (cạnh huyền-góc nhọn) AH = AK.
b) 
Xét AKI và AHI có:
AI chung
AH = AK (theo câu a)
AKI = AHI (cạnh huyền-cạnh góc vuông) 
 AI là tia phân giác của góc A
Bài tập 99 (SBT-Trang 110).
K
H
C
A
E
D
B
GT
ABC (AB = AC); BD = CE
BH AD; CK AE
KL
a) BH = CK
b) ABH = ACK
Chứng minh:
a) Xét ABD và ACE có:
AB = AC (GT)
BD = EC (GT)
mà 
ADB = ACE (c.g.c)
HDB =KEC(cạnh huyền- góc nhọn)
 BH = CK
b) Xét HAB và KAC
có 
AB = AC (GT)
HB = KC (Chứng minh ở câu a)
 HAB = KAC (cạnh huyền- cạnh góc vuông)
*Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
+ Mục tiêu: Hs biết yêu cầu về nhà thực hiện.
+ Thời gian : 2’
+ Cách tiến hành : Gv nhắc học sinh :
- Chuẩn bị dụng cụ, đọc trước bài thực hành ngoài trời để giờ sau thực hành:
Mỗi tổ:
+ 4 cọc tiêu (dài 80 cm).
+ 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng).
+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m.
+ 1 thước đo chiều dài.
- Ôn lại cách sử dụng giác kế.
Ngày soạn: 17/02/09
Ngày giảng: 19/02/09
TIẾT 42: : Thực hành ngoài trời
I.Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Học sinh biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng giác kế, biết được các bước thực hành để xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B không đo trực tiếp được.
3. Thỏi độ:
- Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
II - đồ dùng dạy học :
GV: - Giác kế, thước, mô hình thực hành (nếu có).
HS: Dụng cụ được phõn, Mẫu báo cáo thực hành.
III – phương pháp dạy học : Dạy học tích cực, học hợp tác
IV- tổ chức giờ học
*Hoạt động 1:Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm. 
+ Mục tiêu: Hs biết nhiệm vụ và cách thực hành
+ Thời gian : 20’
+ Cách tiến hành :
HĐ GV
HĐ HS
- Giáo viên đưa bảng phụ H149 lên bảng và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
- Học sinh chú ý nghe và ghi bài.
- Giáo viên vừa hướng dẫn vừa vẽ hình.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ.
- Làm như thế nào để xác định được điểm D.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
I. Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm. 
1. Nhiệm vụ.
- Cho trước 2 cọc tiêu A và B (nhìn thấy cọc B và không đi được đến B). Xác định khoảng cách AB.
2. Hướng dẫn cách làm.
- Đặt giác kế tại A vẽ xy AB tại A.
- Lấy điểm E trên xy.
- Xác định D sao cho AE = ED.
- Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm AD.
- Xác định C Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
- Đo độ dài CD
 *Hoạt động 2: Chuẩn bị thực hành
+ Mục tiêu: Hs hiểu cách làm và tự thự hiện theo hướng dẫn
+ Thời gian : 15’
+ Cách tiến hành :
HĐ GV
HĐ HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời; 1 học sinh khác lên bảng vẽ hình.
- Cho học sinh thực hành dùng giác kế để kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước.
II. Chuẩn bị thực hành.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
+ Mục tiêu: Hs biết yêu cầu về nhà thực hiện.
+ Thời gian : 10’
+ Cách tiến hành : Gv nhắc học sinh :
- Học kĩ các bước thực hành.
- Mỗi tổ chuẩn bị: 
+ 4 cọc tiêu (dài 80 cm).
+ 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng).
+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m.
+ 1 thước đo chiều dài.
+ mẫu báo cáo thực hành:
Tiết 42
Báo cáo thực hành tiết 43 - 44 hình học
Tổ:.; Lớp: 7..
Kết quả: AB = ; Điểm thực hành của tổ:
STT
Tên học sinh
Điểm chuẩn
bị dụng cụ (3đ)
ý thức kỉ luật
(3đ)
Kĩ năng 
thực hành 
(4đ)
Tổng điểm
(10đ)
..
.
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc