Giáo án môn Hình học lớp 7 (chi tiết)

Giáo án môn Hình học lớp 7 (chi tiết)

 I, MỤC TIÊU:

Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:

+ Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh.

+ Nêu được tính chất hai góc đối đỉng thì bằng nhau.

2. Kĩ năng:

+ Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.

+ Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình

3. Tư duy - thái độ:

+Bước đầu tập suy luận.

+ Rèn tính cẩn thận , chính xác.

II, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

GV: Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời, bảng phụ ghi bài tập

HS: Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.

III, PHƯƠNG PHÁP:

Đặt vấn đề, hoạt động nhóm

 

doc 149 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 
Tiết 1
Ngày dạy:
Chương I - đường thẳng vuông góc 
và đường thẳng song song
Đ 1.hai góc đối đỉnh
 	I, Mục tiêu: 
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
Kiến thức:
+ Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh.
+ Nêu được tính chất hai góc đối đỉng thì bằng nhau.
Kĩ năng:
+ Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.
+ Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình
Tư duy - thái độ:
+Bước đầu tập suy luận.
+ Rèn tính cẩn thận , chính xác. 
II, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời, bảng phụ ghi bài tập
HS: Thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.
III, Phương pháp:
Đặt vấn đề, hoạt động nhóm
IV, Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Thế nào là hai tia đối nhau , vẽ hình 
? Thế nào là hai góc kề bù , tính chất , vẽ hình minh hoạ?
Đứng tại chỗ trả lời
Lên bảng vẽ hình
Hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau.
Hai góc: xOz và xOy là hai góc kề bù.
xÔz + zÔy = 1800
Hoạt động 2: Tìm hiểu góc đối đỉnh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ mở đầu?
 Quan sát hình 1.
 Vẽ hình 1 vào vở:
Hai đường thẳng xy và x’y’ cắt nhau tại O.
Trả lời ?1
Gv yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm.
Gv khẳng định Ô1, Ô2 là hai góc đối đỉnh.
 Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh?
GV nêu một số cách nói về hai góc đối đỉnh.
*Củng cố:
Hai góc đối đỉnh thì phải thoả mãn điều kiện gì?
Đưa ra bảng phụ có các cặp góc đối đỉnh và không đối đỉnh...
Trả lời ?2
Tìm các cặp góc đối đỉnh trong hình sau
GV vẽ một góc bất kì.
Hãy vẽ góc đối đỉnh của góc đó.
HS quan sát hình SGK
Hs vẽ hình 1 vào vở 
Oy là tia đối của tia Ox
Oy’là tia đối của tia Ox’
Thảo luận ?1, thống nhất câu trả lời.
Trả lời...
HS đọc định nghĩa hai góc đối đỉnh.
Ô3, Ô4 là hai góc đối đỉnh
HS làm theo nhóm (4 phút )
 1HS trình bày kết quả trên bảng
1. Thế nào là hai góc đối dỉnh 
 Trên hình vẽ Ô1và Ô2; Ô3và Ô4 là hai góc đối đỉnh.
* Định nghĩa:
 ( SGK-81 )
Hoạt động 3: Tính chất của hai góc đối đỉnh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gv yêu cầu học sinh thực hiện các công việc:
+ Ước lượng bằng mắt về số đo của hai góc đối đỉnh.
+ Thảo luậ ?3 SGK.
Bằng suy luận chứng tỏ 
 Ô1=Ô3, Ô2=Ô4
Nhận xét ?
Phát biểu tính chất
*Củng cố:
Hai góc bằng nhau có đối đỉnh?
Bài tập 4 (SGK-82)
Bài tập 1 (SBT-73)
HS làm nháp
a) Ô1=Ô3, Ô2=Ô4
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
 HS làm theo nhóm 4 phút 
Vì Ô1và Ô2 là hai góc kề bù nên Ô1+Ô2=1800 (1)
Vì Ô3và Ô2 là hai góc kề bù nên Ô3+Ô2=1800 (2)
Từ (1) và (2) Ô1=Ô3
Nhận xét ,bổ sung
HS phát biểu tính chất
HS làm nháp 
1 HS đứng tai chỗ thực hiện. 
Nhận xét 
2. Tính chất của hai góc đối đỉnh 
* Tính chất ( SGK )
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Vì Ô1và Ô2 là hai góc kề bù nên Ô1+Ô2=1800 (1)
Vì Ô3và Ô2 là hai góc kề bù nên Ô3+Ô2=1800 (2)
Từ (1) và (2) Ô1=Ô3
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà 
Học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. Học cách suy luận.
Biết cách vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước, vẽ hai góc đối đỉnh với nhau.
 Làm bài 4, 5, 6 (SGK-83); 1,2,3, 6 (SBT-74) 
V - rút kinh nghiệm
......
Tiết 2
Ngày dạy:
luyện tập
I, Mục tiêu: 
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
Kiến thức:
+ Củng cố lại cho HS định nghĩa hai góc đối dỉnh , tính chất của hai góc đối đỉnh 
Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng vẽ hai góc đối đỉnh , vận dụng tính chất của hai góc đối đỉnh để tính số đo góc
Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận ,chính xác.
II, Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ghi bài tập
HS: Thước thẳng, thước đo góc
III, Phương pháp:
Vấn đáp, gợi mở; Tổ chức hoạt động nhóm
IV, Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1, Phát biểu định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh.
Làm bài tập 3(SGK- 82)
2, Làm bài tập 5(SGK-82)
Hs khác nhận xét.
Gv chốt lại...
2 Hs lên bảng làm
Học sinh khác nhận xét.
Bài tập 5(SGK-82)
a, ABC=560
b, Vì ABC' kề bù với ABC nên ABC'=1800- ABC =1800 -560 = 1240
c, Vì C'BA' và ABC là hai góc đối đỉnh nên 
C'BA'= ABC= 560
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Làm bài 6 SGK
Vẽ hình
Tổ chức hoạt động nhóm
 Nhận xét 
Gv chốt lại bài...
Hãy đọc đầu bài 
Vẽ hình ? 
Viết tên các cặp góc bằng nhau ?
Nhận xét?
Có tất cả bao nhiêu cặp ? 
4 đường thẳng cùng đi qua O hỏi có tất cả bao nhiêu cặp góc bằg nhau?
Tổng quát với n đường thẳng cùg đi qua O có tất cả bao nhiêu cặp góc bằng nhau?
Yêu cầu học sinh đọc bài
Bài toán yêu cầu gì?
Gv chốt lại: Chỉ cần có một cạnh không là tia đối của một cạnh của góc kia là đủ.
Yêu cầu hs đọc đề bài
d,e hs về nhà làm tiếp
HS đọc đầu bài 
Vẽ hình 
HS làm bài vào vở
Đai diện một nhóm lên trình bày kết quả trên bảng
1 HS đọc đầu bài 
HS vẽ hình vào vở 
1 HS vẽ hình trên bảng 
HS làm nháp 
 1 HS trình bày bài làm trên bảng 
Nhận xét
9 cặp 
18 cặp 
n( n-1) +n( n-1 ):2
1 HS đọc đầu bài 
HS vẽ hình vào vở 
Học sinh chuẩn bị tại chỗ ít phút 
Một hs lên bảng vẽ hình
Lớp nhận xét 
1 HS đọc đầu bài 
HS vẽ hình vào vở 
Một hs lên bảng vẽ hình
Bài 6 (SGK-83)
xOy và xOy' là hai góc kề bù xOy +xOy' = 1800
xOy' = 1800 – xOy 
xOy'= 1800 – 470= 1330
xOy và x'Oy' là hai góc đối đỉnh 
x'Oy' =xOy = 470
x'Oyvà xOy'là hai góc đối đỉnh 
x'Oy= xOy'= 1330
Bài 7 (SGK-83)
Các cặp góc bằng nhau do đối đỉnh:
xOy=x'Oy' yOz=y'Oz'
xOz=x'Oz' yOz'=y'Oz
xOz'=x'Oz
xOy'=x'Oy
Cặp góc bẹt:
xOx'=yOy'= zOz'=1800
Bài 8(SGK-83)
Bài 3(SBT-74)
 Hoạt động 3: Củng cố
Thế nào là hai góc đối đỉnh? Tính chất của hai góc đối đỉnh?
Cho hai đường thẳng cắt nhau tao thành được bao nhiêu góc? Bao nhiêu cặp góc đối đỉnh? Chỉ cho biết số đo một góc, có tìm được số đo của các góc còn lại?
Bài tập 7 (SBT-73)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà
Làm bài 9 (SGK-83); 4,5 (SBT-74)
Đọc trước bài Hai đường thẳng vuông góc, chuẩn bị êke, tờ giấy. 
V - rút kinh nghiệm
......
Tuần 2	
Tiết 3
Ngày dạy:................
Đ2. hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- hs hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau ; công nhận tính chất : có duy nhất một đường thẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng a cho trước; hiểu thếnào là trung trực của mộpt đoạn thẳng .
 	2. Kĩ năng:
- HS biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho truớc và vuông góc với đường thẳng cho trước, biết vẽ đường trung trực của đoạn thẳng , sử dụng thành thạo thước thẳng ,êke 
3. Thái độ: 
- Rèn tính cẩn thận ,chính xác, tập suy luận.
II. Chuẩn bị 
Gv: Êke , thước thẳng, giấy rời. Bảng phụ ghi bài tập 11(SGK-86)
Hs: Êke , thước thẳng, giấy rời.
III. Phương pháp:
Vấn đáp tìm tòi kết hợp với hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Vẽ hai đường thẳng cắt nhau sao cho một trong các góc tạo thành có một góc bằng 900. Tính các góc còn lại.
Hoạt động 2: Tiếp cận hai đường thẳng vuông góc: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV hướng dẫn HS gấp giấy như hình 3
Quan sát hai đường thẳng nếp gấp và 4 góc tạo thành 
 Quan sát hình 4
Trả lời ?2
Trình bày kết quả trên bảng 
Nhận xét ?
Hai đường htẳng xx’ và yy’ gọi là hai đường thẳng vuông góc với nhau.Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
GV giới thiệu cách kí hiệu hai đường thẳng vuông góc.
HS làm ?1 theo hướng đẫn của giáo viên
Hai đường thẳng nếp gấp tạo với nhau 4 góc vuông
HS suy luận trả lời ?2 theo nhóm
 và là hai góc đối đỉnh = = 900
+ = 1800 
+ 900 = 1800 = 900
= = 900
Nhận xét
HS nêu khái niệm như trong SGK
1 . Thế nào là hai đường thẳng vuông góc
Định nghĩa ( SGK )
Kí hiệu: xx’ yy’
Hoạt động 3: Vẽ hai đường thẳng vuông góc 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào?
Còn cách vẽ nào khác nữa?
Một Hs lên bảng làm ?3
Cho Hs hoạt động nhóm ?4. Yêu cầu Hs nêu vị trí có thể xảy ra giữa điểm O và đường thẳng a rồi vẽ hình theo các trường hợp đó
Gv quan sát và hướngdẫn các nhóm vẽ hình.
Gv nhận xét bài của vài nhóm.
Theo em có mấy đường thẳng đi qua A và vuông góc với a?
Gv: Ta thừa nhận tính chất sau:....
*Củng cố: Bài tập 11(SGK- 86)
Gv treo bảng phụ 
Gv chốt lại ....
Bài tập 12(SGK-86)
Hs có thể nêu cách vẽ như bài tập 9 (SGK-83)
Hs lên bảng.
Hs khác vẽ vào vở.
HS làm nháp 
1HS vẽ hình trên bảng 
Dùng êke vuông góc hoặc thứơc có vạch chia độ dài 
Đặt êke vuông góc sao cho cạnh góc vuông của êke nằm trên a cạnh còn lại đi qua O
Đại diện một nhóm lên trình bày.
Vẽ được duy nhất 
HS đọc tính chất
Hs hoạt động theo nhóm.
Đại diện một nhóm lên trình bày.
a,Đúng
b,Sai
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
*Tính chất: (SGK - 85)
Hoạt động 4: Đường trung trực của một đoạn thẳng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Quan sát hình 7 SGK rồi trả lời câu hỏi: Đường trung trực của đoạn thẳng AB là gì?
Để d là đường trung trực của đoạn thẳng AB cần phải thoả mãn mấy điều kiện?
Gv nhấn mạnh hai điều kiện vuông góc và đi qua trung điểm
Gv giới thiệu điểm đối xứng. Yêu cầu hs nhắc lại
Muốn vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng em làm thế nào?
*Củng cố: Bài tập 14 (SGK-86)
HS trả lời nhanh xy vuông góc với AB tại I , I là trung điểm của AB
HS nêu định nghĩa như SGK
 HS làm bài vào vở 
1 HS vẽ hình trên bảng
Ta có thể dùng thước và êke để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
3.Đường trung trực của đoạn thẳng 
Đinh nghĩa (SGK)
Bài tập 14 (SGK-86)
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà
Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
Luyện tập cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
Làm các bài tập 13,15, 16, 17, 18 (SGK86, 87), 10, 11 (SBT-75)
V - rút kinh nghiệm
......
Tiết 4
Ngày dạy:
luyện tập
I, Mục tiêu: 
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
Kiến thức:
 	- Củng cho HS về hai đường thẳng vuông góc , đường trung trực của đoạn thẳng 
Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc , vẽ trung trực của đoạn thẳng 
Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận ,chính xác.
II. Chuẩn bị 
Gv: Êke , thước thẳng, thước đo góc
Hs: Êke , thước thẳng, thước đo góc
III. Phương pháp:
 Vấn đáp, gợi mở; Tổ chức hoạt động nhóm
III. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
HS1: a, Cho O a. Vẽ a’ đi qua O và vuông góc với a. Nói rõ cách vẽ.
 b, Cho O a. Vẽ a’ đi qua O và vuông góc với a. Nói rõ cách vẽ.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Làm bài 18 SGK 
Yêu cầu Hs đọc đề bài
Nêu yc của đề bài
Ta dùng dụng cụ nào để vẽ
Gv cho học sinh tự vẽ ... 
2,Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
3,Quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác.
4,Quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc, đường xiên và hình chiếu.
5, Tính chất các đường trong tam giác.
Nêu yêu cầu của bài 8.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài vào vở?
Làm a.
Nhận xét?
Hãy trình bàày phần b?
Nhận xét?
Làm c?
Nhận xét?
Làm d?
Nhận xét?
Gv chốt lại bài...
Yêu cầu hs đọc bài
Nêu yêu cầu của bài?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài vào vở?
Làm bài
Nhận xét?
Hãy nêu cách chứng minh MC vuông góc với AB?
Nhận xét?
Đọc bài
Vẽ hình
Ghi GT, KL
HS hoạt động theo cá nhân ít phút
Mỗi hs trình bày một phần trên bảng.
Nhận xét.
Nhận xét.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Đọc bài
HS vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài vào vở.
HS làm bài ở vở nháp theo nhóm.
Đại diện 1nhóm trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Nhận xét.
 II, Bài tập:
Bài 8 SGK T92:
GT
DABC, Â = 900, phân giác BE
EH ^ BC, AB cắt HE tại K 
KL
DABE = DHBE
BE là trung trực của AH
EK = EC
AE < EC
a)Xét ABE và HBE có 
 (gt)
 AE chung
ị ABE = HBE ( cạnh huyền – góc nhọn )
b) ABE = HBE ị BA = BH, EA = EH
ị BE là trung trực của AH
c) Xét AEK và HEC có 
, EA = EH 
 => AEK = HEC ( g c g)
=> EK = EC
 d) AEK có 
ị AE < EK
 mà EK = EC => AE < EC
Bài tập : Cho tam giác nhọn ABC đường cao AH . Lấy các điẻm D, E sao cho AB là trung trực của HD, AC làv trung trực của HE, DE cắt AB, AC thứ tự ở M, N . Chứng minh Ha là tia phân giác của góc MHN
AB là trung trực của HD => AD = AH , 
MD = MH => AMD = AMH ( c.c.c)
=> 
AC là trung trực của HE => AE = AH , 
NE = NH => ANH = ANE ( c.c.c)
=> 
AD = AH , AE = AH => AD = AE 
=> ADE cân tại A => 
 => 
=> HA là tia phân giác của góc MHN 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Ôn lại kiến thức chương II, III.
 - Làm bài tập: 6, 8,9 SBT T65.
----------------
Tiết 62
Ngày soạn :1/5/ 2008
Ngày dạy: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại cho học sinh tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kĩ năng vẽ hình, chứng minh một đường thẳng là trung trực của một đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, tinh thần hợp tác .
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên& học sinh:- Thước thẳng, com pa.
III. Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra
? Vẽ các đường trung trực của tam giác trong các trường hợp sau:
HS1: DABC có ba góc nhọn
HS2: Â= 900
HS3: Â > 900
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
Yêu cầu hs đọc bài 55
Phát biểu thành lời?
Nêu yêu cầu của bài 55?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài? 
Để chứng minh ba điểm B, C, D thẳng hàng ta có thể chứng minh ntn?
Hãy chứng minh?
Nhận xét?
Gv chốt lại...
Theo bài tập 55 ta có điều gì?
Nhận xét?
Yêu cầu hs đọc bài
HD: Dựa vào tính chất ba đường trung trực của tam giác
Nhận xét ?
Đọc đề bài?
Yêu cầu của bài? 
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
Làm bài?
Nhận xét?
Đọc bài
Phát biểu thành lời
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
HS hoạt động hóm tại chỗ ít phút
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm ít phút
Một hs đứng tại chỗ trình bày...
Hs khác nhận xét
HS đọc bài... 
Nhận xét
Chứng minh: DA = DB.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Bài 55 (SGK - 80)
GT
AB ^ AC, Dẻ , DI ^AB,
IA = IB, DK ^ AC, KA = KC
KL
B, D, C thẳng hàng
CM:
Vì D thuộc đường trung trực của đoạn AB nên DA = DB ị
Do đó 
Vì D thuộc đường trung trực của đoạn AB nên DA = DC ị
Do đó
Từ (1) và (2) suy ra 
Vậy ba điểm B, C, D thẳng hàng
Bài 56 ( SGK - 80)
Theo bài 55, trong một tam giác vuông, ta đã chứng minh được giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh góc vuông nằm trên cạnh huyền. Từ đó suy ra điểm này chính là trung điểm của cạnh huyền. Do đó chung điểm của cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác vuông.
Bài 57 (SGK - 80)
Lấy 3 điểm trên cung tròn đường viền. Kẻ hai đoạn thẳng nối 3 điểm đó. Vẽ các đường trung trực của hai đoạn thẳng này. Giao của hai đường trung trực đó là tâm của đường viền bị gãy. Khoảng cách từ giao điểm này tới một điểm bất kìcủa cung tròn là bán kính của đường viền.
Bài 68 (SBT).
 ABC cân tại A, MB = MC 
AM là trung trực của BC.
DB = DC.
 D nằm trên trung trực của AC
=> DA = DC 
=> DA = DB.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
Xem lại các bài tập đã chữa
Làm bài tập 69 SBT.
---------
Tuần 35
Tiết 63
Ngày soạn :2/5/ 2008
Ngày dạy: 
Đ 8. tính chất ba đường cao của tam giác
I. Mục tiêu:
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết khái niệm đường cao của một tam giác và they mỗi tam giác có ba đường cao. Nhận biết được, vẽ được đường cao của tam giác tù.
- Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm từ đó công nhận định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam giác và khái niệm trực tâm.
- Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.
2. Kĩ năng:
- Luyện cách vẽ đường cao bằng êke.
3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên & hs - Thước thẳng, com pa
III. Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với hoạt động nhóm
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra
Dùng êke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng đã cho
Hoạt động 2: Đường cao của tam giác.
Vẽ ABC?
Vẽ đường thẳng đi qua A vuông góc với BC?
Giới thiệu: AI là một đường cao của ABC.
Mỗi tam giác có mấy đường cao?
Cho ABC , > 900. Vẽ đường cao xuất phát từ A, C?
Học sinh vẽ hình vào vở.
HS trả lời.
3 đường cao.
HS vẽ nháp.
1 HS vẽ hình trên bảng.
Đường cao của tam giác.
DABC có AI ^ BC thì AI là đường cao của DABC
Hoạt động 3: Tính chất ba đường cao của tam giác
Trả lời ?1?
Qua vẽ hình, nêu tính chất?
Yêu cầu hs vẽ ba đường cao của tam giác trong trường hợp tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù ...
Vẽ hình
Trả lời...
HS vẽ hình vào vở.
HS nêu định lí.
2. Tính chất ba đường cao của tam giác. 
* Định lí: (SGK- 81)
Hoạt động 4: Về các đường cao, truyền tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân
Vẽ ABC cân, trung tuyến của AD. Có nhận xét gì về AD?
Điều ngược lại như thế nào?
Cho ABC đều có nhận xét gì về các đường trên, các đường đồng quy tương ứng có đặc điểm gì?
Là trung trực, phân giác đường cao.
HS nêu nhận xét như trong SGK.
Các điểm đồng quy trùng nhau.
3.Về các đường cao, truyền tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân
*Tính chất tam giác cân ( SGK - 82)
*Nhận xét (SGK - 82)
*Đối với tam giác đều (SGK - 82)
Hoạt động 5: Củng cố, luyện tập
 Yêu cầu của bài 59 SGK?
 Làm a?
Nhận xét?
Làm b?
Dựa vào tính chất nào để tính góc?
Tính?
Yêu cầu của bài 61?
Làm a?
Nhận xét?
Làm b?
Nhận xét?
HS nêu yêu cầu,
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Tính chất vễ góc của tam giác vuông.
HS làm bài vào vở.
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
HS làm bài vào vở.
Nhận xét.
4. Bài tập:
Bài 59 SGK.
a, MLN có: MQ LN; LP MN
 MQ cắt LP tại S => S là trực tâm của MLN. => NS LM.
b, 
Bài 61 (SGK- 83)
a, HBC: Các đường cao là : CH, AC, BA.
 Trực tâm là A.
b, HAB trực tâm là C.
 HAC trực tâm là B 
Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Làm bài tập 60, 62 (SGK)
 74, 75, 77 (SBT)
--------------------
Tiết 64
Ngày soạn :3/5/ 2008
Ngày dạy: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Sau khi học song bài này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh tính chất ba đường cao trong tam giác.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chứng minh hai đường thẳng vuông góc, ba đường thẳng đồng quy.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, tinh thần hợp tác .
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên& học sinh:- Thước thẳng, com pa.
III. Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1: Nêu tính chất đường cao của tam giác? Tam giác cân, tam giác đều?
HS 2: Chữa bài tập 58 (SGK - 83)
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
 Đọc đề bài?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài?
Hãy chứng minh?
Nhận xét?
Yêu cầu của bài?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài?
Chứng minh?
Nhận xét?
Nêu yêu cầu của bài?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài?
Để chứng minh AC, BD, EK đồng quy cần làm gì?
Hãy chứng minh?
Nhận xét?
Đọc đề bài?
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài?
Để chứng minh BK DC cần chứng minh điều gì?
Để chứng minh cần chứng minh điều gì?
Để chứng minh cần chứng minh điều gì?
Sau đó GV tiếp tục hướng dẫn HS lập sơ đồ phân tích đi lên.
Yêu cầu HS chứng minh lại?
Nhận xét?
Làm phần b?
GV chốt lại...
HS đọc đề bài.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Chứng minh tam giác cân.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
Chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài.
Gọi AC cắt BD tại O.
CM: O, E, K thẳng hàng.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét.
HS đọc đề bài.
Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của bài..
ABK = BDC (c.g.c)
 AK = BC.
ACK =CEB ( g.c.g) 
, 
 HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày bài trên bảng.
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng. 
 Bài 60 (SGK- 83).
Xét NIK có: 
NJ IK; KM IN
KM cắt NJ tại M ị N là trực tâm 
ị IM KN.
Bài 62 (SGK – 83).
GT
DABC: 
PB ^ AC, CQ ^ AB
KL
DABC cân
CM:
Xét BFC và CEB có: 
BC chung
 BE = CF.
=> BFC = CEB ( ch- cgv)
=> => ABC cân tại A.
Bài 75 (SBT)
Gọi AC cắt BD tại O
 OAB có: BC 
AD cắt BC tại E => E là trực tâm của OAB => OE AB mà KE AB
O, E, K thẳng hàng.
 AC, EK, BD đồng quy tại O.
Bài 115 (SNC.
a, Ta có: 
 Lại có: 
mà: do CK BE.
=> 
=> ACK =CEB ( g.c.g) 
=> AK = BC.
=> ABK =BDC ( g.c.g) 
=> mà 
=> 
b, KBC:
 BE KC, CD AB, KH AB
 => AH, BE, CD đồng quy. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại toàn bộ lí thuyết chương III.
 - Nghiên cứu bảng tổng kết trong SGK trang 84, 85
 - Trả lời các câu hỏi SGK trang 86.
 - Làm bài tập : 78, 79, 80, 81 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HH7 20102011.doc