A. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về ĐN, KH hai tam giác bằng nhau.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng định nghĩa 2 tam giác bằng nhau để nhận biết ra hai tam giác bằng nhau. Từ 2 tam giác bằng nhau chỉ ra các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau .
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, ghi
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 20.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: (1')
2. Kiểm tra : (8')
- HS 1: Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, ghi bằng kí hiệu.
- HS 2: Làm bài tập 11(tr112-SGK).
Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/09 Tiết 21 Ngày dạy: 17/11/09 luyện tập A. mục tiêu: - Củng cố cho HS về ĐN, KH hai tam giác bằng nhau. - Rèn luyện kĩ năng áp dụng định nghĩa 2 tam giác bằng nhau để nhận biết ra hai tam giác bằng nhau. Từ 2 tam giác bằng nhau chỉ ra các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau . - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, ghi B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 20. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') 2. Kiểm tra : (8') - HS 1: Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, ghi bằng kí hiệu. - HS 2: Làm bài tập 11(tr112-SGK). 3. Luyện tập: (28') 1. Bài 12 (SGK-112): - Học sinh đọc đề bài. - Viết các cạnh tương ứng, viết các góc tương ứng, so sánh các cạnh, các góc tương ứng đó.? - 1 học sinh lên bảng làm. - Cả lớp làm bài và nhận xét bài làm của bạn. - GV nhấn mạnh các cạnh và các góc tương ứng. ABC = HID (theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau) Mà AB = 2cm; BC = 4cm; HIK = 2cm, IK = 4cm, 2. Bài 13 (SGK-112): - Cả lớp thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - Có nhận xét gì về chu vi của hai tam giác? à Hai tam giác bằng nhau thì có chu vi bằng nhau. Ngựợc lại chưa chắc đúng. Vì ABC = DEF nên Suy ra: ABC có: AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 5cm à Chu vi của ABC là : AB + BC + AC = 4 + 6 + 5 = 15cm DEF có: DE = 4cm, EF =6cm, DF = 5cm à Chu vi của DEF là: DE + EF + DF = 4 + 6 + 5 =15cm 3. Bài 14 (SGK-112): - Đọc đề bài toán? - Bài toán yêu cầu làm gì? à Viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau . - Để viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau ta phải xét các điều kiện nào? àXét các cạnh tương ứng, các góc tương ứng. - Tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác? - 1 HS lên bảng viết. Các đỉnh tương ứng của hai tam giác là: + Đỉnh A tương ứng với đỉnh K + Đỉnh B tương ứng với đỉnh I + Đỉnh C tương ứng với đỉnh H Vậy ABC = KIH 4. Củng cố: (6') - Nhắc lại ĐN hai tam giác bằng nhau? - Khi viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau ta cần chú ý gì? - Để xét xem hai tam giác nào đó có bằng nhau không, ta phải xét mấy yếu tố? Là những yếu tố nào? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Ôn kĩ về định nghĩa 2 tam giác bằng nhau . - Xem lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập 22, 23, 24, 25, 26 (tr100, 101-SBT). - Đọc trước bài mới. Mang thước đo góc, compa; xem lại cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh (đã học ở lớp 6). D. Rút kinh nghiệm --------------------------------------- Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/09 Tiết 22 Ngày dạy: 21/11/09 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh- cạnh- cạnh (c- c- c) A. mục tiêu: - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác . - Biết cách vẽ một tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong hình vẽ. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau B. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập, SGK, SBT theo HD tiết 21. C. tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') Sĩ số 7a 7b 2. Kiểm tra : (4') - Nêu ĐN hai tam giác bằng nhau? Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau không ta cần xét mấy yếu tố? Là những yếu tố nào? à GV ĐVĐ: Chỉ xét ba yếu tố về cạnh có được không? 3. Bài mới: 1. Vẽ tam giác biết ba cạnh: (8') Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu học sinh đọc bài toán và nghiên cứu SGK. - 1 học sinh đứng tại chỗ nêu cách vẽ. - Cả lớp vẽ hình vào vở. 1 học sinh lên bảng làm. - GV nhấn mạnh lại cách vẽ. - Vẽ 1 trong 3 cạnh đã cho, chẳng hạn vẽ BC = 4cm. - Trên cùng một nửa mặt phẳng vẽ 2 cung tròn tâm B và C. - Hai cung cắt nhau tại A. - Vẽ đoạn thẳng AB và AC ta được ABC. 2. Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh: (17') - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1 - Cả lớp vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng vẽ hình. - Đo và so sánh các góc: và , và , và . Em có nhận xét gì về 2 tam giác này? - 1 học sinh lên bảng đo và nhận xét. HS lớp làm trong vở. - Qua đó, em có thể đưa ra dự đoán như thế nào? - Giáo viên chốt kết luận và đưa ra TC (trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác) - Nếu MNP và M'N'P' có: MN=M'N', MP=M'P', NP=N'P' thì kết luận gì về 2 tam giác này? à MNP = M'N'P' - GV yêu cầu HS làm ?2 theo nhóm . - Đại diện nhóm lên trình bày: ACD và BCD có: AC = BC (gt) AD = BD (gt) CD là cạnh chung ACD = BCD (c.c.c) (theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau) * VD: ABC = A'B'C' vì có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau * Tính chất: (SGK-113) - Nếu ABC và A'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì ABC = A'B'C' 4. Củng cố: (12') * Bài 16: 1 học lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở: * Bài 17: GV đưa hình vẽ lên bảng và trình bày mẫu phần bài làm của hình 68. 2 HS lên bảng trình bày phần bài làm của 2 hình còn lại. HS làm vào vở các hình còn lại . + Hình 68: ABC và ABD có: AB chung, AC = AD (gt), BC = BD (gt) ABC = ABD + Hình 69: MPQ và QMN có: MQ = QN (gt), PQ = MN (gt), MQ chung MPQ = QMN (c.c.c) + Hình 70: và IKH có: EH=IK, EK=IH, HKchung à = IKH EHI và IKE có: EH=KI, HI=KE, EI chung à EHI = IKE 5. Hướng dẫn học ở nhà: (3') - Vẽ lại các tam giác trong bài học. Hiểu được chính xác trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh . - Làm bài tập 18, 19 (114-SGK). Làm bài tập 27, 28, 29, 30 ( SBT ). - GV giới thiệu mục có thể em chưa biết qua mô hình tứ giác. - Chuẩn bị luyện tập. Mang compa, thước.
Tài liệu đính kèm: