A. MỤC TIÊU:
- Nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó bằng êke.
- Rèn kĩ năng vẽ hình cẩn thận, chính xác, tập suy luận.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, thước êke.
- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, sách bài tập. Theo HD tiết 6.
Tuần 4 Ngày soạn: 26/9/09 Tiết 7 Ngày dạy: 29/9/09 luyện tập A. Mục tiêu: - Nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. - Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó bằng êke. - Rèn kĩ năng vẽ hình cẩn thận, chính xác, tập suy luận. B. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, thước êke. - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, sách bài tập. Theo HD tiết 6. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') 2. Kiểm tra: (8') -Cho hình vẽ. Hãy điền tiếp số đo góc còn lại ? a và b có song song với nhau không? Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song? - GV giới thiệu thêm: nếu c cắt a, b tạo ra cặp góc trong cùng phía bù nhau thì a//b. 3. Luyện tập: (34') 1. Bài 26 (SGK-91): Hoạt động của GV và HS Nội dung - Cần sử dụng dụng cụ gì để vẽ hình theo yêu cầu của đề bài ? - Cách vẽ góc 1200 bằng thước đo góc, êke với góc 600 như thế nào? - 1 HS lên bảng vẽ hình. - Hai đường thẳng Ax và By có song song với nhau không ? Vì sao ? Ax // By vì AB cắt Ax, By và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau bằng 1200 ( theo dấu hiệu nhận biét hai đường thẳng song song ). 2. Bài 27, 28 (SGK-91): - 1 HS vẽ tam giác ABC. - Nêu cách vẽ đoạn thẳng AD ? - 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB. - Ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD song song với BC và AD = BC ? - HS làm theo nhóm: vẽ xx' à lấy àqua M vẽ yy'//xx' bằng êke. * Bài 27: - Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC - Trên đường thẳng này lấy điểm D sao cho AD = BC - Ta vẽ được hai đoạn thẳng AD và AD’ cùng song song với BC và AD = AD’ = BC * Bài 28: 3. Bài 29 (SGK- 92): - 1 HS vẽ góc xOy và điểm. - Có mấy trường hợp xảy ra đối với điểm O' ? - Cho hai HS lên bảng vẽ hình ở hai trường hợp. - Hãy đo xem hai góc xOy và x’O’y’có bằng nhau hay không ? - GV giới thiệu: 2 góc cùng nhọn, hoặc cùng tù có cạnh tương ứng song song thì bằng nhau; nếu 1 góc nhọn, 1góc tù thì bù nhau; nếu 1 góc vuông thì góc kia cũng vuông. Có hai trường hợp đó là : O’ nằm trong góc xOy và O’ nằm ngoài góc xOy 4. củng cố: từng phần 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm bài tập (SBT-78). - Chuẩn bị bài mới. Mang thước đo góc. d. Rút kinh nghiệm Tuần 4 Ngày soạn: 26/9/09 Tiết 8 Ngày dạy: 3/10/09 Tiên đề ơ- clít về đường thẳng song song A. Mục tiêu: * Học xong tiết này HS cần phải - Hiểu nội dung tiên đề ơ-clít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đI qua M ( Ma) sao cho b//a. - Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơ- clít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song. - Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại. B. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, thước đo góc. - HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, sách bài tập. Theo HD tiết 7. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: (1') 2. Kiểm tra: (5') - Cho đường thẳng a và điểm M a . Hãy vẽ đường thẳng b đi qua M và b//a? à ĐVĐ: Có mấy đường thẳng b? 3. Bài mới: 1. Tiên đề Ơ-clit:(12') Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu tiên đề và minh hoạ bằng hình vẽ ở đầu bài - HS phát biểu lại.- Cho HS đọc mục : "Có thể em chưa biết". - GV phân tích nội dung tiên đề bằng bài tập32 (SGK-94): bảng phụ. à Đ: a, b (tính duy nhất), S: c, d (ĐK qua một điểm cho trước). * Tên đề Ơ-clit: (SGK-92) 2. Tính chất của hai đường thẳng song song:(15') - Cho HS làm ?: 1 HS lên bảng vẽ hình, 1 HS đoà nhận xét. - Kiểm tra hai góc trong cùng phía? àTC của hai đường thẳng song song. - TC này cho gì và suy ra điều gì? - Làm bài 33 (SGK-94): Bảng phụ. - Cách suy luận TC: xem bài 30, 43 (SBT). a) VD: a//b, a cắt c tại, b cắt c tại B à 2 góc so le trong bằng nhau, 2 góc đồng vị bằng nhau, 2 góc trong cùng phía bù nhau. b)Tính chất: (SGK-93) 4. Củng cố: (10') - Phát biểu tiên đề Ơ-clit, tính chất của hai đường thẳng song song? - Làm bài 34 (SGK-94): GV đưa hình vẽ lên bảng, 3 HS lên bảng. a) (2 góc so le trong) b) (2 góc đồng vị) =1800-370=1430 c) (2 góc so le trong) à HS có thể tính theo cách khác. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Nắm chắc nội dung tiên đề Ơ-clit và tính chất của hai đường thẳng song song. - Làm bài tập 35à 37 (SGK-94, 95). - Chuẩn bị luyện tập. D. rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: