Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 18: Tổng ba góc của một tam giác (tiết 2)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 18: Tổng ba góc của một tam giác (tiết 2)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS phát biểu được định nghĩa và tính chất về góc của tam giác vuông, định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác

2. Kỹ năng:

 - Biết vận dụng định nghĩa, định lý trong bài để tính số đo góc của tam giác, giải một số bài tập

3. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của HS

II- Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: Thước thẳng, eke, bảng phụ, bút dạ, phấn mầu

 2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 936Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 18: Tổng ba góc của một tam giác (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/10/2010
Ngày giảng: 7A-16/10/2010
7B-20/10/2010
Tiết 18: Tổng ba góc của một tam giác ( tiết 2)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS phát biểu được định nghĩa và tính chất về góc của tam giác vuông, định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác
2. Kỹ năng:
	- Biết vận dụng định nghĩa, định lý trong bài để tính số đo góc của tam giác, giải một số bài tập
3. Thái độ:
	- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của HS
II- Đồ dùng dạy học
	1. Giáo viên: Thước thẳng, eke, bảng phụ, bút dạ, phấn mầu
	2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
	1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
	2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Phát biểu định lý về tổng ba góc của tam giác? Cho tam giác ABC có góc A=500; góc B=500 tính số đo của góc C?
	ĐA: - Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
	Số đo của góc C=800
	3. Bài mới
Hoạt động 1: áp dụng vào tam giác vuông ( 16')
Mục tiêu: - HS phát biểu được định nghĩa và tính chất về góc của tam giác vuông
Đồ dùng : Thước thẳng, thước đo góc, bút dạ, bảng phụ
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV Y/C HS đọc định nghĩa tam giác vuông trong SGK-Tr107
- GV: Tam giác ABC có A=900 ta nói tam giác ABC vuông tại A
AB; AC là cạnh góc vuông
BC( cạnh đối diện với góc vuông) gọi là cạnh huyền
- GV: Lưu ý HS ký hiệu góc vuông trên hình vẽ
- Hãy tính B+C=?
- GV: Từ kết quả này ta có thể kết luận gì?
+ HS: Trong tam giác vuông hai góc nhọn có tổng số đo bằng 900
- GV: Hai góc có số do bằng 900 là hai góc như thế nào?
+ HS: Là hai góc phụ nhau
- Y/C HS phát biểu nội dung định lý( SGK-Tr107)
2. áp dụng vào tam giác vuông
* Định nghĩa( SGK-Tr107)
?3(SGK-Tr107)
B+C=900 ( vì theo định lý về tổng ba góc của tam giác ta có
A+B+C=1800ma A=900⇒B+C=900
* Định lý( SGK-Tr107)
Hoạt động 2: Góc ngoài của tam giác ( 9')
Mục tiêu: - HS phát biểu được định nghĩa và tính chất về góc ngoài của tam giác
Đồ dùng : Thước thẳng, thước đo góc 
- GV: Vẽ góc ACx và nói ACx trên hình vẽ gọi là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC
- Vậy góc ngoài của một tam giác là góc như thế nào? Em hãy đọc Định nghĩa SGK-Tr107
- GV áp dụng các định lý đã học hãy so sánh ACx và A+B ?
+ HS: ACx=A+B
- GV: Ta nói ACx=A+B mà A+B là hai góc trong không kề với góc ngoài ACx vậy ta có định lý nào về tính chất góc ngoài của tam giác?
- GV nhấn mạnh lại nội dung định lý
Góc ngoài của một tam giác có số đo như thế nào?
So với mỗi góc trong không kề với nó?
- GV hỏi: Quan sát hình vẽ, cho biết góc ABy lớn hơn những góc nào của tam giác ABC
+ HS: ABy>A; ABy>C
3. Góc ngoài của tam giác
* Định nghĩa( SGK-Tr107)
?4(SGK-Tr107)
Vì A+B+C=1800( Định lý tổng ba góc của một tam giác)
ACx+C=1800( tính chất hai góc kề bù)
⇒ACx=A+B
* Định lý( SGK-Tr107)
* Nhận xét( SGK-Tr107)
Hoạt động 3: Luyện tập ( 9')
	Mục tiêu: - HS vận dụng được tính chất của tam giác vuông và tính chất góc ngoài của tam giác vào làm bài tập
- GV cho HS làm bài tập sau:
a, Đọc tên các tam giác vuông trong các hình sau, chỉ rõ vuông tại đâu? ( nếu có)
b, Tìm giá trị x, y trên các hình vẽ
Hình 1
Hình 2
Bài 1
a, Tram giác vuông ABC vuông tại A, Tam giác vuông ADB vuông tại D
Tam giác vuông BDC vuông tại D
b, ∆ABD:x=900-500=400
∆ABC:y=900-B 
y=900-500=400
Hình 2: Không có tam giác nào vuông
x=430+700=1130( Theo định lý về tính chất góc ngoài của tam giác)
y=1800-430+1130=240
4. Củng cố ( 2')
	- Nhắc lại định nghĩa, định lý tam giác vuông
	- Thế nào gọi là góc ngoài của tam giác
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Nắm vững định nghĩa, các định lý đã học trong bài
	- Làm tốt các bài tập 2, 3(b); 4; 5; 6 (SGK-Tr108)
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 18.docx