Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 35: Tam giác cân

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 35: Tam giác cân

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS nắm và phát biểu lại định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.

 - Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán và tập chứng minh đơn giản.

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, hợp tác

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 35: Tam giác cân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/12/2009
Ngày giảng: 28/12/2009, Lớp 7A
	04/01/2010, Lớp 7B
Tiết 35: Tam giác cân
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS nắm và phát biểu lại định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
	- Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân.
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán và tập chứng minh đơn giản.
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác, hợp tác
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo góc, tấm bìa
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo góc, tấm bìa
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 10')
	Mục tiêu: - HS nắm và phát biểu lại định nghĩa tam giác cân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- GV: Thế nào là tam giác cân? 
+ HS: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
- GV: Hướng dẫn HS cách vẽ tam giác ABC cân tại A
- Vẽ cạnh BC. Dùng compa vẽ các cung tâm B và tâm C cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại A
- Nối AB, AC ta có AB=AC. ∆ABC được gọi là tam giác ABC cân tại A
- GV: Lưu ý:
Bán kính đó phải lớn hơn BC2
- GV: Giới thiệu AB, AC cách cạnh bên, BC cạnh đáy.
Góc B và Góc C là các góc ở đáy.
Góc A là góc ở đỉnh.
- GV: Cho HS làm ?1
1. Định nghĩa
Tam giác cân ABC AB=AC
AB, AC là cạnh bên
BC là cạnh đáy
B; C là các góc ở đáy
A là góc ở đỉnh
?1( SGK-Tr126)
Tam giác cân
Cạnh bên
Cạnh Đáy
Góc ở đáy
Góc ở đỉnh
∆ABC cân tại A
AB, AC
BC
ACB;
 ABC
BAC
∆ADE
cân tại A
AD, AE
DE
AED; 
ADE
DAE
∆ACH cân tại A
AC; AH
CH
ACH; 
AHC
CAH
Hoạt động 2: Tính chất ( 11')
Mục tiêu: - HS nắm và phát biểu lại tam giác vuông cân, tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân
GV: Y/C HS làm ?2( SGK-Tr126)
- GV: Đưa đề bài lên bảng phụ Y/C HS đọc.
- GV: Đưa định lý 1; 2 lên bảng phụ.
- GV: Nêu định nghĩa tam giác vuông cân( SGK-TR126)
- GV: CHO HS làm ?3( SGK-Tr127)
Tính số đo mỗi góc nhọn của một tam giác vuông cân.
2. Tính chất
GT
∆ABC(AB=AC)
AD là tia phân giác A (A1=A2)
( D∈BC)
KL
So sánh: ABD và ACD
CM: 
Xét ∆ABC và ∆ACD có
AB=AC gtA1=A2AD chung⇒∆ABC=∆ACD
( g.c.g)
⇒ABD=ACD( 2 góc tương ứng)
* Định lý 1( SGK-Tr126)
* Định lý 2( SGK-Tr126)
* Định nghĩa( SGK-Tr126)
Xét tam giác vuông ABC( A=900)
⇒B+C=900
Mà ∆ABC cân tại đỉnh A( gt)
⇒B=C
⇒B=C=450
Hoạt động 3: Tam giác đều ( 10')
	Mục tiêu: - HS nắm và phát biểu lại định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều.
- GV: giới thiệu định nghĩa tam giác đều như( SGK-Tr126)
GV: Hướng dẫn HS vẽ tam giác đều bằng thước và compa
- Vẽ một cạnh bất kỳ, chẳng hạn cạnh BC
- Vẽ trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC của cung tâm B và Tâm C có bán kính bằng BC sao cho chúng cắt nhau tại A
- Nối AB, AC ta có tam giác đều ABC( Lưu ý khí hiệu 3 cạnh bằng nhau)
GV: Cho HS làm ?4( SGK-Tr126)
- GV: gợi ý HS trình bày phần a
b, GV có thể cho HS đoán số đo mỗi góc bằng cách đo góc bằng thước sau đó mới chứng minh.
- GV: Nêu hệ quả
+ 2 HS đọc lại nội dung hệ quả
3. Tam giác đều
* Định nghĩa( SGK-Tr26)
?4( SGK-Tr126)
a, Do AB=AC nên ∆ABC cân tại A
⇒B=C ( 1)
Do AB=BC nên ∆ABC cân tại B
⇒C=A ( 2)
b, Từ (1) và (2) suy ra
⇒A=B=C
Mà A+B+C=1800( định lý tổng ba góc của tam giác)
⇒A=B=C=600
* Hệ quả( SGK-Tr127)
Hoạt động 4: Luyện tập ( 8')
	Mục tiêu: HS vận dung được định nghĩa về tam giác cân, vuông cân, đều vào làm bài tập
- GV cho HS làm bài tập 47( SGK-Tr127)
4. Luyện tập
Bài tập 47( SGK-Tr127)
Theo hình vẽ có ∆ABD cân tại đỉnh A
∆ACE cân tại đỉnh A
∆OMN đều vì OM=ON=MN
∆OMK cân( vì OM= MK)
∆ONP cân( vì ON= NP)
∆OPK cân( Vì K=P=300)
Thật vậy
∆OMN đều⇒M1=600( hệ quả 1)
M1 là góc ngoài của tam giác cân OMK
⇒K=6002=300
Chứng minh tương tự:
P=300
⇒∆OPK cân đỉnh O
4. Củng cố ( 2')
	- Nêu định nghĩa và tính chất của tam giác đều
	- Nêu định nghĩa tam giác đều và cách chứng minh tam giác đều.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Nắm vững định nghĩa và tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Các cách chứng minh một tam giác là cân, đều
	- BTVN: 46; 49; 50( SGK)
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 35.docx