Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 8: Tiên đề ơclít về đường thẳng song song

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 8: Tiên đề ơclít về đường thẳng song song

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS hiểu và phát biểu được nội dung của tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M ( ) sao cho

 - HS phát biểu được tính chất của hia đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc sole trong thì bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau"

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc biết cách tìm số đo góc còn lại.

3. Thái độ:

 - Yêu thích và hứng thú với môn học

 

docx 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 8: Tiên đề ơclít về đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2009
Ngày giảng: 11/09/2009, Lớp 7A,B
Tiết 8: Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS hiểu và phát biểu được nội dung của tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M ( M∉a) sao cho b∥a
	- HS phát biểu được tính chất của hia đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc sole trong thì bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau"
2. Kỹ năng:
	- Nhận biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc biết cách tìm số đo góc còn lại.
3. Thái độ:
	- Yêu thích và hứng thú với môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, Thước thẳng, thước đo góc.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')	
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiên đề Ơclít ( 15')
Mục tiêu: 	- HS hiểu và phát biểu được nội dung của tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M ( M∉a) sao cho b∥a
	Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết đề bài
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung đề bài. Y/C HS cả lớp làm ra nháp bài toán sau:
Bài toán: Cho điểm M không thuộc đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b∥a
+ HS cả lớp và 1 HS lên bảng vẽ hình theo trình tự của bài trước
- GV mời HS 2 lên bảng thực hiện và nêu nhận xét
+ Đường thẳng b em vẽ trùng với đường thẳng bạn vẽ.
- GV: Y/C HS 3 vẽ đường thẳng b qua M, b∥a bằng cách khác và nêu nhận xét
+ HS lên bảng vẽ cách khác
Nhận xét: đường thẳng này trùng với đường thẳng b ban đầu
- GV để đường thẳng b đi qua điểm M và b∥a ta có nhiều cách vẽ. Nhưng liệu có bao nhiêu đường thẳng qua M và song song với đường thẳng a
+ HS có thể suy nghĩ và trả lời: qua M chỉ vẽ được 1 đường thẳng song song với đường thẳng a
- GV: Bằng kinh nghiệm thực tế người ta tháy: Qua M nằm ngoài đường thẳng a, chỉ có 1 và chỉ 1 đường thẳng song song với đường thẳng A mà thôi. Điều thừa nhận ấy mang tên " Tiên đề Ơclít"
+ 2 HS nhắc lại nội dung của tiên đề Ơclít và vẽ hình vào vở.
- GV: Với 2 đường thẳng song song a và b ta có những tính chất gì?
1. Tiên đề Ơclít
Bài toán
Cách 1:
Cách 2:
* Tiên đề Ơclít:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó
Hoạt động 2: Tính chất của hai đường thẳng song song ( 15')
Mục tiêu:	- HS phát biểu được tính chất của hia đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc sole trong thì bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau"
- GV Y/C HS làm ? (SGK-Tr93)
+ Các HS lần lượt làm các ý a, b, c, d của ? 
+ HS 1: làm câu a
+ HS 2: Làm câu b, c
Nhận xét: Hai góc sole trong bằng nhau
+ HS 3: làm câu d nhận xét: hai góc đồng vị bằng nhau.
- GV: Qua bài toán trên em có nhận xét gì?
+ HS Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
- Hai góc sole trong bằng nhau
- Hai góc đồng vị bằng nhau
- GV Y/C HS kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ như thế nào với nhau?
+ HS: Hai góc trong cùng phía có tổng bằng 1800
- GV: Ban nhận xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song
+ HS phát biểu lại nội dung tính chất (SGK-Tr93)
- GV: Tính chất này cho điều gì và suy ra được điều gì?
+ HS: Cho: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
Suy ra: Hai góc sole trong bàng nhau; Hai góc đồng vị bằng nhau; Hai góc trong cùng phía bù nhau.
- GV Y/C HS đọc nội dung bài tập 30 (SBT-Tr79)
a, Đo hai góc sole trong A4 và B1 rồi so sánh
b, Lý luận A4=B1 theo gợi ý
- Nếu A4≠B1 qua A vẽ tia AP sao cho PAB=B1
- Thế thì AP∥b vì sao?
- Qua A có a∥b, lại có AP∥b thì sao
- Kết luận
- GV: Từ hai góc sole trong bằng nhau, theo tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng ta suy ra được hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau
2. Tính chất của hai đường thẳng song song
? : (SGK-Tr93)
c, Hai góc sole trong bằng nhau
d, Hai góc đồng vị bằng nhau
* Tính chất: (SGK-Tr93)
Bài tập 30 (SBT-Tr79)
a, A4= B1
b, Giả sử A4≠B1. Qua A ta vẽ tia AP sao cho PAB=B1
⇒AP∥b vì có hai góc sole trong bằng nhau.
- Qua A vừa có a∥b, vừa có AP∥b điều này trái với tiên đề Ơclít
- Vậy đường thẳng AP và đường thẳng a chỉ là một hay A4=PAB=B1
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10')
Mục tiêu: 	- Nhận biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc biết cách tìm số đo góc còn lại.
- GV Cho HS làm bài tập 34 (SGK-Tr94)
- Y/C HS hoạt động nhóm làm bài tập
+ HS hoạt động nhóm làm bài tập 34 (SGK-Tr94)
Bài tập 34 (SGK-Tr94)
Cho
a∥b; AB∩a=A
AB∩b=B
A4=370
Tìm
a, B1=?
b, So sánh A1 và B4
c, B2=?
Giải:
Có a∥b
a, Theo tính chất của hai đường thẳng song song ta có: B1=A4=370 ( cặp góc sole trong)
b, Có A4 và A1 là hai góc kề bù
⇒A1=1800-A4=1430
Có A1=B4=1430 ( đồng vị)
c, B2=A1=1430 ( hai góc sole trong)
Hoặc B2=B4=1430 ( Đối đỉnh)
4. Củng cố ( 1')
- Phát biểu nội dung tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thảng song song?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- BTVN: 31, 33, 35 (SGK-Tr94)
	- Làm lại bài tập 34 vào vở bài tập
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 8.docx