Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c. c. c)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c. c. c)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh cần đạt được:

- Vận dụng khái niệm hai tam giác bằng nhau, nhận biết các yếu tố trong tam giác.

- Biết các thao tác vẽ tam giác biết ba cạnh.

- Biết tính chất về trường hợp bằng nhau cạnh-cạch-cạnh.

2. Kỹ năng: Học sinh cần đạt được:

- Sử dụng các dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc, compa để vận dụng vẽ tam giác biết ba cạnh.

- Biết và vận dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, các đoạn thẳng (góc) bằng nhau, tìm số đo đoạn thẳng (góc).

- Biết quan sát và tư duy logíc phối hợp kỹ năng phân tích, dự đoán quan hệ hình học.

- Biết phối hợp nghe, nhìn và ghi chép.

3. Thái độ:

Học sinh cần có thái độ tích cực trong các hoạt động mà GV tổ chức.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c. c. c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án mẫu: Hình học 7
 Soạn theo hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng toán THCS
Áp dụng từ năm học 2010-2011
(Tài liệu tập huấn của Sở Giáo Dục Hải Phòng tháng 8 /2010)
Tiết 22:TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT
CỦA TAM GIÁC 
Cạnh-Cạnh-Cạnh (C.C.C)
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh cần đạt được:
- Vận dụng khái niệm hai tam giác bằng nhau, nhận biết các yếu tố trong tam giác.
- Biết các thao tác vẽ tam giác biết ba cạnh.
- Biết tính chất về trường hợp bằng nhau cạnh-cạch-cạnh.
2. Kỹ năng: Học sinh cần đạt được:
- Sử dụng các dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc, compa để vận dụng vẽ tam giác biết ba cạnh.
- Biết và vận dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, các đoạn thẳng (góc) bằng nhau, tìm số đo đoạn thẳng (góc).
- Biết quan sát và tư duy logíc phối hợp kỹ năng phân tích, dự đoán quan hệ hình học.
- Biết phối hợp nghe, nhìn và ghi chép.
3. Thái độ:
Học sinh cần có thái độ tích cực trong các hoạt động mà GV tổ chức.
B. CHUẨN BỊ 
1 .Chuẩn bị của giáo viên: 
- Soạn giáo án điện tử, chuẩn bị tư liệu nguồn cho bài giảng.
- Chuẩn bị các thiết bị và đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính, thước, compa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
- Mang đủ dụng cụ học tập đến giờ học.
3. Có thể sử dụng CNTT bởi đoạn hoạt hình để hướng dẫn vẽ tam giác viết 3 cạnh và các phép đo độ dài đoạn thẳng và đo góc.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức lớp: (1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số:
 - Nhắc nhở một số vấn đề về vào lớp đúng giờ, đồng phục, vệ sinh lớp học, chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết học (Nếu cần)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Điền vào chỗ trống để có khẳng định đúng: “Nếu Thì ”
 Hai tam giác bằng nhau có tác dụng gì?
Câu 2: Khi cần khẳng định ?
 Phải xét bao nhiêu điều kiện để có kết quả đó? 
TRẢ LỜI:
Câu 1: Học sinh trả lời nhanh và bạn nhận xét (Nếu cần GV ghi bảng).
 Xác định các góc tương ứng bằng nhau, xác định các cạnh tương ứng bằng nhau.
Chốt lại: Quan hệ bằng nhau được nghiên cứu nhiều trong hình học . Vậy việc nhận biết hai tam giác bằng nhau là rất cần thiết.Chú ý góc cạnh tương ứng.
Câu 2: Học sinh viết bảng để kiểm tra sự tương ứng góc (cạnh)
Chốt lại: Như vậy theo định nghĩa: cần phải xét đến 3 cặp cạnh và 3 cặp góc của hai tam giác mới nhận biết hai tam giác đó bằng nhau.(Phải kiểm tra 6 điều kiện)
Nhận xét về kết quả học bài ở nhà và cho điểm học sinh trả lời.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (3 phút)
Học sinh nhận biết khó khăn về số lượng điều kiện để khẳng định hai tam giác bằng nhau, từ đó giáo viên đưa ra dự báo “Không cần xét góc cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau!”. Học sinh trao đổi và phân tích các dữ kiện để trả lời: Khi đó ta cần mấy điều kiện, là những yếu tố nào của hai tam giác?
GV giới thiệu nội dung và nhiệm vụ của bài học:
1.Vẽ tam giác biết ba cạnh
2.Tính chất trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh
“Không cần xét góc cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau!”
Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh (7 phút)
Học sinh nắm được các thao tác vẽ và sử dụng các dụng cụ để vẽ tam giác biết ba cạnh, kiểm nghiệm các yếu tố góc của hai tam giác có ba cạnh bằng nhau.
? Tìm hiểu nội dung bài toán trong SGK-Trang 34?
HS: đọc nội dung bài toán SGK-34
? Ta cần dụng cụ nào để vẽ được tam giác ABC thoả mãn yêu cầu?
HS: Thước thẳng, compa
GV: Ta sử dụng dụng cụ vẽ tam giác thoả mãn độ dài ba cạnh theo trình tự sau. GV sử dụng đường link đến trang powerpoint có nhúng lập trình mô phỏng vẽ tam giác biết ba cạnh trong phần mềm Violet, đồng thời nêu từng thao tác vẽ cho học sinh nghe-nhìn đầy đủ.
HS: vẽ hình theo từng thao tác Gv hướng dẫn và quan sát trên màn chiếu.
GV: Nhận xét chung về tinh thần thực hành của HS dưới lớp. Yêu cầu học sinh thực hiện ?2
HS: Thực hành vẽ tam giác biết ba cạnh lần thứ 2
GV: kiểm tra lại các thao tác vẽ tam giác biết ba cạnh và giúp HS quan sát việc thực hiện đo các góc của hai tam giác (Sử dụng đường link đến trang powerpoint có nhúng lập trình mô phỏng đo góc của hai tam giác)
1.Vẽ tam giác biết ba cạnh:
a/ Bài toán: (SGK-34)
b/ Dụng cụ: Thước thẳng, compa.
c/ Cách vẽ: (SGK-34)
Hoạt động 3:(12phút) Phát hiện và phát biểu nội dung tính chất cơ bản của trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh. 
? Nhận xét gì về kết quả đó?
HS: Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì các cặp góc tương ứng bằng nhau. 
GV: Rút ra nhận xét gì về hai tam gíac có ba cạnh tương ứng bằng nhau?
HS: Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau.
GV nêu tính chất cơ bản về trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung tính chất và ghi GT&KL của tính chất. 
? Tính chất cơ bản trên có tác dụng như thế nào?
HS: khẳng định hai tam giác bằng nhau chỉ dựa vào xét ba cặp cạnh.
2. Trường hợp bằng nhau
 cạnh-cạnh-cạnh:
*Tính chất cơ bản: (SGK)
 và 
GT ; ; 
KL 
Hoạt động 4: (12 phút) Luyện tập vận dụng tính chất trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh 
* HS quan sát hình vẽ và nêu kết luận của mình với yêu cầu đề ra tìm cặp tam giác bằng nhau.
* Yêu cầu giải thích các yếu tố để khẳng định hai tam giác bằng nhau (cùng nguyên nhân vì sao có khẳng định đó)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau áp dụng tính chất trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của tam giác.
? Hai tam giác nào bằng nhau? Vì sao có khẳng định đó? (Nêu rõ các điều kiện)
* Dặn dò học sinh trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau theo mẫu hướng dẫn.
* Phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh qua hình vẽ thứ 2. Đồng thời khắc sâu kiến thức, tìm mối liên hệ với kiến thức cơ bản khác.
? Quan sát hình vẽ, áp dụng kiến thức được học em có những khẳng định nào?
HS: (Cặp tam giác bằng nhau)
; ... (Các góc bằng nhau)
 MQ//NP; MN//PQ (Hai đường thẳng song song)
? Khẳng định nào là cơ bản, quan trọng nhất trong các khẳng định đó? Vì sao?
? Em hãy nêu một kết luận tổng quát của bài toán và chứng minh?
HS: MQ//NP
3. Luyện tập:
a/Tam giác nào bằng nhau?
 Xét và 
Có: AB chung
 AC = AD (Giả thiết) 
 BC = BD (Giả thiết)
Nên (c.c.c)
 Xét và 
Có: MP chung
 MN = PQ (Giả thiết) 
 NP = MQ (Giả thiết)
Nên (c.c.c)
Do đó: (Góc tương ứng)
Chứng tỏ MQ//NP
 (Có cặp góc so le trong bằng nhau)
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo; dặn dò về nhà (6 phút)
Thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) thời gian 2 phút
? Vận dụng kiến thức được học. Em hãy cho câu hỏi ứng với hình vẽ ?
Dự kiến các kết quả thảo luận:
1.Hai tam giác bằng nhau: 
2.Chứng minh cặp góc bằng nhau
3.Tính số đo góc B
GV tổng hợp các kết quả của nhóm và tổ chức cho học sinh so sánh chọn phương án tối ưu.
Phát triển thêm bài toán ở yếu tố nào?
 1. hoặc CD là trung trực của đoạn AB
 2. Tia CD là phân giác của góc ACB 
? Các kết quả trên có được là dựa trên cơ sở nào?
HS: Hai tam giác bằng nhau, sử dụng các góc-cạnh tương ứng bằng nhau.
GV: Chốt lại kiến thức cơ bản bài học và tác dụng của trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
 Phương pháp chứng minh góc (đoạn thẳng) bằng nhau cần đặt các cặp góc (đoạn thẳng) đó là yếu tố tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu thêm các tác dụng khác của trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh trong vẽ hình: Vẽ tia phân giác của một góc và vẽ góc bằng góc cho trước.
Bài tập về nhà: 15; 16; 17; 18; 19; 20 (Tr 115-SGK)
1200
b/ Cho hình vẽ: 
 1200
+ Tính số đo góc?
+ CD là trung trực của AB
Tính chất trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh có tác dụng gì?
D. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HINH 7 soan theo chuan kien thuc ki nang.doc