Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác.

2. Kĩ năng:

- Biết cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh của nó.

- Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chưng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

- Rèn kĩ năng sử dụng sụng cụ.

- Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (c - c - c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất 
của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác.
Kĩ năng:
Biết cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh của nó.
Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chưng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.
Rèn kĩ năng sử dụng sụng cụ.
Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên: Giáo án, SGK, thước thẳng, compa.
Học sinh: Xem trước bài “Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c)”
Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bàu cũ (8’):
Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
Nếu , ta suy ra các cạnh nào bằng nhau? Các góc nào bằng nhau?
Như vậy, muốn biết hai tam giác có bằng nhau hay không, ta phải xét 3 cạnh, 3 góc của chúng, nếu chúng bằng nhau thì hai tam giác đó mới bằng nhau. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ học cách xét 2 tam giác có bằng nhau hay không mà không cần xét tất cả các cạnh và các góc của chúng.
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh (10’):
- Gọi 1HS đọc bài toán SGK trang 112.
- Đề cho gì? yêu cầu gì?
- Trước tiên, vẽ cạnh BC=4cm, vẽ BC như thế nào?
- Dùng compa, vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán kính 4cm.
- Hai cung tròn cắt nhau tại một điểm, điểm đó là A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.
- Đọc to trước lớp.
- Cho AB=2cm, BC=4cm, AC=3cm. Vẽ tam giác ABC.
- Vẽ tia Bx, trên tia Bx xác định điểm C sao cho BC=4cm.
- Vẽ 2 cung tròn theo sự hướng dẫn của GV.
- Xác định giao điểm của hai cung tròn.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC.
Bài toán: SGK trang 112
Giải
SGK trang 112
2. Trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh (15’):
- Gọi 1HS đọc ?1 SGK trang 113.
- Hãy vẽ tam giác A’B’C’ tương tự như tam giác ABC như phần 1.
- Gọi 1HS lên bảng vẽ.
- Hãy đo các góc của tam giác ABC và A’B’C’ rồi so sánh kết quả đo được.
- Gọi 1HS lên bảng thực hiện.
- Kiểm tra lại kết quả.
- Khi ta có thêm 3 góc của tam giác ABC bằng với 3 góc của tam giác A’B’C’, ta suy ra điều gì?
- Vậy nếu 3 cạnh tam giác ABC bằng với ba cạnh của tam giác A’B’C’ ta suy ra điều gì?
- Nêu tính chất trang 113.
- Gọi 1HS đọc ?2 SGK trang 113.
- Xét hai tam giác ACD và BCD: chúng có bằng nhau không? Vì sao?
- Khi đó ta suy ra điều gì? 
- Ghi cách trình bày mẫu cho HS.
- Đọc to trước lớp.
- Vẽ hình vào tập.
- Lên bảng vẽ tam giác A’B’C’.
- Thực hiện đo góc và so sánh.
- Lên bảng đo góc và so sánh.
- Kiểm tra lại kết quả.
- Ta suy ra .
- Ta suy ra .
- Ghi tính chất vào tập.
- Đọc to trước lớp.
- Hai tam giác ACD và BCD bằng nhau, vì: AC=BC, AD=BD, CD cạnh chung.
- 
- Khi bài vào tập.
Tính chất:
SGK trang 113.
- Nếu và có:
thì .
- Xét hai tam giác ACD và BCD, ta có:
AC=BC, AD=BD, CD cạnh chung.
Vậy 
Suy ra .
Củng cố - luyện tập (6’):
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia, ta suy ra điều gì?
Khi hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh, ta suy ra điều gì về yếu tố góc của hai tam giác đó?
Hướng dẫn học tập ở nhà (6’):
- Bài 15 SGK trang 114: nêu các bước vẽ tam giác MNP khi biết số đo ba cạnh của nó.
- Bài 17:
+ Hai tam giác ABC và ABD có bằng nhau không? Vì sao? Hãy trình bày bài giải theo ?2.
+ Làm tương tự đối với hình 69, 70.
*) Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 22 bai3.doc