Giáo án môn học Đại số 7

Giáo án môn học Đại số 7

I/ MỤC TIÊU:

- HS hiểu và nắm được sự đa dạng và phong phú về nghề trong xã hội

- HS tự định hướng về nghề

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Phiếu tìm hiểu nguyện vọng của học sinh

- Phụ lục họa đồ nghề

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A/ Ổn định tổ chức

B/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Các hoạt động:

 

doc 66 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1- 3: Sinh hoạt hướng nghiệp
I/ Mục tiêu: 
- HS hiểu và nắm được sự đa dạng và phong phú về nghề trong xã hội
- HS tự định hướng về nghề
II/ Thiết bị dạy học:
- Phiếu tìm hiểu nguyện vọng của học sinh
- Phụ lục họa đồ nghề
III/ Tiến trình dạy học:
A/ ổn định tổ chức
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy-Trò
Nội dung cơ bản
GV: Giới thiệu thực trạng việc định hướng nghề nghiệp
- Giới thiệu số liệu thống kê về các nghề nghiệp
- Định hướng cho học sinh chọn nghề:
+ Tìm hiểu về nghề 
+ Tìm hiểu đánh giá đúng bản thân 
HS thảo luận theo nhóm 
- Chọn nghề cho bản thân
I/ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề 
- Chọn nghề phù hợp
- Hướng đi của HS sau khi tốt nghiệp THCS 
GV: Giới thiệu một số khái niệm 
+ Lao động và việc làm
+ Chuyên môn và nghề 
Phân tích khái niệm vị thế xã hội 
HS: Thảo luận:
- Nêu các nghề trong xã hội 
Mối quan hệ giữa chuyên môn và nghề 
Nêu mối quan hệ giữa nghề và vị thế trong xã hội 
GV: Yêu cầu HS nêu hiểu biết về nghề nghiệp trong xã hội 
HS: Thảo luận về sự đa dạng và phong phú của nghề trong xã hội 
GV: Giới thiệu cách phân loại nghề của nước ta
GV: Giới thiệu mục đích họa đồ nghề 
GV: Treo bảng phụ họa đồ nghề 
HS: Thu thập thông tin qua bảng phụ
II/ Tìm hiểu thế giới nghề
1. Khái niệm: 
- Lao động
- Việc làm
- Chuyên môn và nghề
2. Nghề xác định vị thế của con người.
3. Thế giới nghề 
- Sự đa dạng phong phú của nghề nghiệp 
- Phân loại nghề 
+ Dựa vào đối tượng lao động 
+ Dựa vào công cụ lao động
+ Dựa vào điều kiện lao động 
4. Họa đồ nghề 
- Tên nghề
- Đặc điểm của họa đồ
- Yêu cầu
- Điều kiện và khả năng thành đạt 
H: Vì sao phải chọn nghề ?
HS: Thảo luận
H: Nêu lí do của việc chọn nghề
HS: Nêu vai trò của tâm lí khi chọn nghề
GV: Đánh giá về tâm lí khi chọn nghề 
GV: Giới thiệu một số gương về lòng đam mê nghề nghiệp 
III/ Chọn nghề
1. Tầm quan trọng
- Chọn Nghề phù hợp với năng lực
2. Tâm lí cơ bản
3. Những đặc điểm cá nhân
- Hứng thú với công việc
- Năng lực của bản thân
GV: Giới thiệu cách tìm hiểu thế giới nghề 
HS: Nghe và nêu ra cách tìm hiểu
GV: Phát phiếu tìm hiểu nguyện vọng, xu thế nghề nghiệp cho HS 
HS: Hoàn thành vào phiếu
IV/ Thế giới nghề nghiệp
1. Đặt vấn đề 
- Phân loại nhóm nghề 
3. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành vào phiếu đã giao
******************************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4: Bài mở đầu
giới thiệu về nghề vi sinh dinh dưỡng và chế biến công nghệ thực phẩm
I. Mục tiêu : 
Qua bài học này giúp HS có khả năng:
	- Hiểu được tác dụng của việc học nghề trong các trường phổ thông nhất là đối với học sinh cuối cấp.
 - Học sinh biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề vi sinh dinh dưỡng - chế biến nông sản thực phẩm
	- Bằng kiến thức thực tế, học sinh áp dụng vào học nghề môn VSDD để thấy được vai trò bộ môn.
	- Học sinh làm việc thực hành trên thực tế có áp dụng kiến thức đã học, thái độ làm việc theo đúng quy trình, có ý thức trung thực, tinh thần trách nhiệm.
II. Phương tiện dạy học
Bản nội quy trường học
Bản kế hoạch dạy nghề VSDD
III. Phương pháp dạy học
	- Vấn đáp tìm tòi
	- Thuyết trình
IV. Tiến trình bài dạy
ổn định lớp
Bài mới
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
HĐ1: HS nắm nội quy phòng học nghề
GV: Treo bảng nội quy của phòng nghề
HS: Đọc nội quy, trao đổi, chép vào vở
I. Nội quy phòng nghề
- Đi học đúng giờ, đủ số giờ quy định
- Tôn trọng bạn bè, giữ vệ sinh chung
- Bảo quản của công
- Ghi chép bài đầy đủ, ý thức tự chủ cao
- Khi thực hành xong phải vệ sinh ngăn nắp sạch sẽ, để đúng nơi quy định.
HĐ2: Tìm hiểu vị trí nghề VSDD và chế biến nông sản thực phẩm.
II. Vị trí nghề VSDD và chế biến nông sản thực phẩm.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK
? Vị trí của nghề VSDD và chế biến nông sản TP’ trong đời sống và XH ntn?
- Tăng chất lượng sản phẩm
- Góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn.
GV: Hãy kể tên một vài sản phẩm được chế biến từ LT-TP ở địa phương em và nêu cách chế biến sản phẩm đó?
- Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.
- Tạo nguồn sản phẩm thực phẩm phong phú cho XH.
VD: tương cà chua, dưa muối...
HĐ3: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề VSDD - chế biến nông sản TP.
III. Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề VSDD - chế biến nông sản thực phẩm.
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi? VSDD là gì?
? Những nội dung cơ bản cần ghi nhớ qua việc học tập nghề VSDD?
HS:
GV: VSDD có vai trò ntn đối với cơ thể con người.
- Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng đối với cơ thể qua đó thấy được sự cần thiết phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
- Biết vai trò đặc điểm, ứng dụng của một số VSV vào chế biến LTTP.
- Hiểu nguyên nhân làm hư hỏng LTTP, cơ sở KH nội dung các phương pháp bảo quản LTTP.
- Biết một số phương pháp chế biến LTTP và ứng dụng vào đời sống.
- Biết nội quy về an toàn thực phẩm.
GV: Những kĩ năng cần đạt được hay khi chế biến TP cần chú ý những vấn đề gì?
HS: VS, thao tác, nhiệt độ, khí hậu...
b. Kỹ năng
- Thực hiện đúng các thao tác KT trong phương pháp bảo quản chế biến LTTP.
- Chế biến được một số món bánh, kẹo và một số món ăn phổ biến.
- Lập được thực đơn bảo đảm nguồn dinh dưỡng cân đối.
c. Thái độ
- Ham thích học tập
- Có tính trung thực tự giác
- ứng dụng vào sản xuất tại gia đình
- định hướng nghề
GV giới thiệu: Chương trình nghề VSDD gồm 2 phần LT và TH -> Cho HS xem phần mục lục.
HS: Nghe giảng và ghi chép
2. Nội dung chương trình
a) Lý thuyết gồm có:
- Các chất dinh dưỡng và vai trò của chúng.
- VSV với công nghệ thực phẩm.
- Nguyên nhân làm hỏng thực phẩm - Các phương pháp tồn trữ, bảo quản
- Một số quá trình lên men cơ bản
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm.
b) Thực hành gồm có:
- Chế biến sữa chua
- Làm kẹo lạc - Làm mứt gừng 
- Làm mứt xoài - Làm bánh rán
- Làm sữa đậu nành - Làm dưa cải
- Chế biến ô mai - Làm ớt ngâm dấm 
- Làm bánh trôi - Làm xirô quả 
- Chế biến trứng cuộn thịt 
- Nộm đu đủ
- Chế biến canh cá rô nấu miến
- Chế biến thịt bò nấu sốt vang
GV: Theo em làm thế nào để học môn VSDD đạt hiệu quả cao?
HS: Trả lời 
3. Phương pháp học tập nghề
- Biết vận dụng những kiến thức cơ bản của các môn văn hóa khác vào môn học.
- Chăm chỉ, nghiêm túc, trung thực
- Phải chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học tập ở lớp, ở nhà.
- Đánh giá kết quả học tập bằng câu hỏi trắc nghiệm KQ.
HĐ4: Tìm hiểu các biện pháp bảo đảm 
an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
II. Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
1. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động
GV: Tại sao phải đảm bảo an toàn lao động khi học nghề VSDD và chế biến LTTP?
- Cần nghiêm túc thực hiện qui trình do GV hướng dẫn và cẩn thận khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch khi thực hành.
HS: Trả lời
GV: Để đảm bảo an toàn LĐ chúng ta cần t/hiện những biện pháp nào vì sao?
HS: Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn 
GV: Để đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường chúng ta cần thực hiện những qui định nào? vì sao?
- Khi tiếp xúc với các loại hóa chất bảo quản phải t/hiện đúng chỉ dẫn, đúng liều lượng.
2. Biện pháp bảo đảm an toàn TP và bảo vệ môi trường 
- Chỉ được sử dụng các hóa chất bảo vệ TP trong danh mục cho phép, đúng liều lượng và chỉ dẫn.
- Khi chế biến không đổ bừa bãi sản phẩm thừa gây ô nhiễm mt.
- Tích cực sử dụng ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến bảo quản.
4. Củng cố
- Chọn đáp án đúng: Nghề VSDD và chế biến nông sản thực phẩm có tác dụng gì?
tăng chất lượng sản phẩm	c) đảm bảo an toàn thực phẩm
thúc đẩy sản xuất phát triển 	d) cả a, b, c.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương I: Các chất dinh dưỡng và vai trò của chúng đối với cơ thể – khẩu phần và thực đơn
Tiết 5,6: Bài 1: Vai trò các chất dinh dưỡng đối với cơ thể 
I. Mục tiêu bài học: 
Sau khi học xong HS phải:
	- Trình bầy được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người.
	- Nêu được thành phần hóa học của lương thực, thực phẩm. Nêu được VD về một số loại thực phẩm và thành phần hóa học của chúng.
II. Phương tiện dạy học
	- Một số loại thực phẩm có liên quan đến các chất dinh dưỡng chủ yếu sau: rau, sữa, hạt, trứng ...
	- Tranh vẽ các nhóm lương thực, thực phẩm
III. Phương pháp dạy học
	- Vấn đáp tìm tòi
	- HS hoạt động nhóm: quan sát lương thực, thực phẩm đ phân loại
IV. Tiến trình bài giảng
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: không
Bài mới
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
GV: Một cơ thể sống muốn tồn tại, phát triển thì phải trao đổi chất (ăn) nhưng ăn ntn cho đúng và hợp lý thì chúng ta phải nắm được thức ăn gồm có những chất gì và vai trò của từng chất? đ bài mới.
GV: Hãy kể tên các nhóm chất dinh dưỡng cần cho cơ thể?
I. Khái niệm về dinh dưỡng và vai trò của các chất dinh dưỡng.
1. Khái niệm
HS: nhóm chất béo, đạm, đường, vitamin, muối khoáng.
- Là thành phần các chất cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người 
GV: Thế nào là dinh dưỡng? dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?
GV: Nêu chế độ ăn chất dinh dưỡng cơ bản đối với từng lứa tuổi? công việc?
- VD: nhóm chất béo: mỡ ĐV, dầu TV
nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua
nhóm bột đường: gạo, ngô, khoai
 nhóm vitamin và muối khoáng
2. Vai trò của chất dinh dưỡng
- dinh dưỡng là nguồn sống, nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, thiếu nó cơ thể không tồn tại.
HS: - Thiếu niên ăn nhiều can xi, vitamin
 - LĐ nhẹ ăn ít, đủ chất
 - LĐ nặng ăn nhiều
GV: Dinh dưỡng có nguồn gốc từ đâu? kể tên các loại LT-TP có nhiều chất dinh dưỡng?
- Tùy từng lứa tuổi, thể trạng và tính chất công việc mà sử dụng các chất dinh dưỡng cho hợp lý.
3. Nguồn gốc của các chất dinh dưỡng 
- Có trong các loại LT-TP
+ ĐV: SP gia súc, gia cầm, hải thủy sản
+ ĐSV: nấm, mộc nhĩ
+ TV: hạt, rau, củ, quả
4. Các chất dinh dưỡng cơ bản và vai trò từng chất.
Chất d2
Cấu trúc
Chức năng
Loại thức ăn cung cấp
1. Nước
- Có trong các loại LT-TP với hàm lượng rất # nhau
+ nhiều: rau, quả, thịt, sữa
TB: hạt phơi khô, chè
+ ít: dầu mỡ, đường
- Gồm 2 TP: H, O. Tồn tại dưới 2 dạng: 
- tự do
- liên kết
- Là thành phần chủ yếu của cơ thể.
- Là môi trường cho mọi phản ứng sinh hóa, quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng.
- Là dung môi hòa tan các chất
- Điều hòa thân nhiệt, tạo sức căng TB.
- Nhu cầu nước hàng ngày là 40g/1kg
- Cung cấp nhiều: rau, quả, nước uống, sữa, thịt.
- C2TB, ít:
2. Khoáng chất
- Tồn tại ở dạ ... phẩm an toàn
- Trong sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các sản phẩm phải qua kiểm định chất lượng, giám sát theo định kì mới được đưa vào thị trường sử dụng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng tuyên truyền giáo dục kết hợp các biện pháp hành chính.
- Mọi ngành sản xuất và người dân không được xả thải bừa bãi vào môi trường
	4. Củng cố
	- Thế nào là VSAT thực phẩm? Các biện pháp cần cải thực hiện?
	5. Dặn dò
	- Chuẩn bị nguyên, nhiên liệu giờ sau thực hành chế biến canh cá rô nấu miến .
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 65-67: Thực hành: Chế biến canh cá rô nấu miến
I. Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này, HS phải
	- Nắm được qui trình chế biến canh cá rô nấu miến
	- HS biết thao tác và chế biến được món canh cá rô nấu miến theo yêu cầu kĩ thuật 
	- Thái độ làm việc nghiêm túc, đúng qui trình, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II. Phương pháp dạy học:
GV hướng dẫn cách làm và làm mẫu.
HS quan sát, thực hành theo nhóm tổ
III. Phương tiện dạy học:
	- Nguyên liệu và dụng cụ để chế biến canh cá rô nấu miến
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ: Nêu qui trình chế biến bún thịt nướng?
	3. Bài mới.
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu HS chuẩn bị nguyên, nhiên liệu và dụng cụ để chuẩn bị thực hành
HS: Chuẩn bị nguyên, nhiên liệu và dụng cụ theo nhóm tổ theo sự phân công từ tuần trước
I. Nguyên liệu
- Cá rô to: 300g
- Rau răm: 20g
- Miến: 60g
- Nấm hương: 5g
- Mỡ nước: 15g
- Hành củ: 20g
- Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu
GV: Hướng dẫn cụ thể phần lý thuyết trong các khâu từ chế biến đến trình bày 
HS: Ghi chép đầy đủ phần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và cách làm, yêu cầu kĩ thuật, trình bày...
GV: - Chia nhóm HS, yêu cầu HS thực hành theo nhóm tổ
HS: Thực hành theo nhóm tổ
II/ Quy trình chế biến 
- Miến cắt khúc 5-6cm rửa sạch.
- Nấm hương rửa sạch, thái chỉ
- Hành khô băm nhỏ, hành hoa rau răm rửa sạch, thái nhỏ
- Cá rửa sạch đem nướng vàng, đun sôi nước, thả cá vào luộc, lấy ra gỡ thịt. Xương và đầu cá cho vào nước luộc đun tiếp lấy nước dùng trong
- Đun mỡ nóng già phi thơm hành cho cá vào xào, cho mắm xào săn, xúc ra để riêng cho tiếp nấm hương vào xào rồi đổ vào nước luộc cá nêm vừa mắm muối, mì chính, cho miến vào đun sôi, mang cá ra đổ vào trộn đều. Múc ra bát rắc hành hoa, hạt tiêu
- GV làm mẫu, hướng dẫn học sinh thực hành
HS: Thao tác theo sự hướng dẫn của GV
* Yêu cầu sản phẩm
- Thịt cá vàng nâu, miến trắng, trong, giòn không nhũn, có mùi thơm đậm của cá xào và nấm hương, hành, tiêu, vị ngon, ngọt, nước nhiều hơn cái, thịt cá không nát, nước canh trong
4. Củng cố
	- Nhận xét bài thực hành qua kết qủa đã làm
	- Đánh giá kết quả theo tổ: chuẩn bị, kỷ luật, vệ sinh an toàn thực phẩm
	- Cho điểm: + Chuẩn bị: 2 đ	+Sản phẩm: 2 đ
	+ Thao tác: 2 điểm	+ Trình bầy: 1 đ
	+ Kỹ thuật: 2 đ	+ Vệ sinh: 1 đ
 - Yêu cầu HS làm vệ sinh sau khi thực hành
5. Dặn dò
	- Làm thực hành ở gia đình
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 68-70: Thực hành: món nem hải sản
I. Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này, HS phải
	- Nắm được qui trình chế biến món nem hải sản
	- HS biết thao tác và chế biến được món nem hải sản theo yêu cầu kĩ thuật 
	- Thái độ làm việc nghiêm túc, đúng qui trình, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II. Phương pháp dạy học:
GV hướng dẫn cách làm và làm mẫu.
HS quan sát, thực hành theo nhóm tổ
III. Phương tiện dạy học:
	- Nguyên liệu và dụng cụ để chế biến món nem hải sản 
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy trình chế biến canh cá rô nấu miến?
	3. Bài mới.
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
GV: Yêu cầu HS chuẩn bị nguyên, nhiên liệu và dụng cụ để chuẩn bị thực hành
HS: Chuẩn bị nguyên, nhiên liệu và dụng cụ theo nhóm tổ theo sự phân công từ tuần trước
I. Nguyên liệu
- Tôm nõn: 80 g
- Cá thu: 100 g
- Bột mì: 100 g
- Kem tươi: 50 g, Rau mùi: 1 mớ,
- Dầu ăn: 300 ml, Hành tây: 150 g
- Tiêu: 5 g Bột đao: 20 g
- Trứng gà: 3 quả Giấm: 10 ml
- Cà rốt: 150 g Bột canh: 5 g
- Củ đạu: 150 g Nấm hương: 10 g
- Chanh quả:2 quả. Bánh đa nem: 20 chiếc
GV: Hướng dẫn cụ thể phần lý thuyết trong các khâu từ chế biến đến trình bày 
HS: Ghi chép đầy đủ phần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và cách làm, yêu cầu kĩ thuật, trình bày...
- GV làm mẫu, hướng dẫn học sinh thực hành
HS: Thao tác theo sự hướng dẫn của GV
II/ Qui trình chế biến
- Cho một lòng đỏ trứng, một chút tiêu, bột canh vào bát to, Quấy đều tay liên tục, vừa quáy vừa rót dầu ăn vào từ từ cho tới khi sốt quánh mượt.
- Cá thu và tôm nõn luộc qua bằng nước giấm, gỡ lấy thịt thái nhỏ.
- Nấm hương, cà rốt, hành tây, củ đậu sơ chế, thái chỉ rồi thái thật nhỏ.
-Phi hành thơm, cho hỗn hợp cá, tôm, hành tây, cà rốt, nấm hương, củ đậu vào xào thơm, sau đó trộn đều với rau mùi, tiêu bột, kem tươi; cuối cùng đổ sốt vào và trộn đều nhẹ tay được nhân nem.
-Hai quả trứng gà tách lấy lòng đỏ, đánh tan. Bánh đa nem ủ mềm, cắt đôi.
-Gói nem đều nhau(kích thước 1,5 x 4 - 5), tẩm trứng, lăn bột mì và chao dầu cho vàng. Giũ lại một thìa canh sốt, khi ăn pha thêm bột canh, chanh, tiêu làm sốt chấm. 
Ăn nóng.
GV: - Chia nhóm HS, yêu cầu HS thực hành theo nhóm tổ
HS: Thực hành theo nhóm tổ
III/ Yêu cầu sản phẩm 
- Nem chín đủ tới, vỏ nem phủ một lớp vàng đều của bột mì và trứng, mùi thơm của kem tươi và nấm hương, vị ngon, béo, nhân kết dính tốt. Sốt chấm có vị chua dịu, độ mặn vừa ăn.
4. Củng cố
	- Nhận xét bài thực hành qua kết qủa đã làm
	- Đánh giá kết quả theo tổ: chuẩn bị, kỷ luật, vệ sinh an toàn thực phẩm
	- Cho điểm: + Chuẩn bị: 2 đ	+Sản phẩm: 2 đ
	+ Thao tác: 2 điểm	+ Trình bầy: 1 đ
	+ Kỹ thuật: 2 đ	+ Vệ sinh: 1 đ
 - Yêu cầu HS làm vệ sinh sau khi thực hành
5. Dặn dò
	- Làm thực hành ở gia đình
	- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho bài thực hành tổng hợp như sau:
	+ Tổ 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho bài Chế biến sữa đậu nành
	+ Tổ 2: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho bài Chế biến bánh trôi
	+ Tổ 3: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho bài Nộm đu đủ
	+ Tổ 4: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho bài Chế biến kẹo lạc
**********************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 71-75: Thực hành tổng hợp
I. Mục tiêu của bài: 
	- Nhằm kết hợp thực hành một số món đã học trong một buổi thực hành
II. Phương pháp dạy học:
GV hướng dẫn cách làm 
HS quan sát, thực hành theo nhóm tổ
III. Phương tiện dạy học:
	- Nguyên liệu và dụng cụ để thực hành đã được phân công theo tổ 
IV. Tiến trình bài giảng:
 - HS tiến hành thực hành các bài thực hành đã được phân công từ buổi trước
+ Tổ 1: Thực hành Chế biến sữa đậu nành
	+ Tổ 2: Thực hành Chế biến bánh trôi
	+ Tổ 3: Thực hành Nộm đu đủ
	+ Tổ 4: Thực hành Chế biến kẹo lạc
V/ Nhận xét, đánh giá
	- Nhận xét bài thực hành qua kết qủa đã làm
	- Đánh giá kết quả theo tổ: chuẩn bị, kỷ luật, vệ sinh an toàn thực phẩm
	- Cho điểm: + Chuẩn bị: 2 đ	+Sản phẩm: 2 đ
	+ Thao tác: 2 điểm	+ Trình bầy: 1 đ
	+ Kỹ thuật: 2 đ	+ Vệ sinh: 1 đ
************************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 79: Kiểm tra
I/Mục tiêu:
-Củng cố những kiến thức về phương pháp chế biến LTTP.
-Củng cố những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Học sinh nhớ lại các quy trình kỹ thuật của một số bài thực hành như chế biến canh cá rô nấu miến, chế biến thịt bò nấu sốt vang ...
II/Chuẩn bị
-GV chuẩn bị đề kiểm tra.
III/Tiến trình dạy học
1-ổn định tổ chức.
2-Giao đề kiểm tra cho học sinh, yêu cầu các em làm bài.
IV/Nội dung đề kiểm tra
Câu 1 (1 đ): Có mấy phương pháp chế biến LTTP bằng cách sử dụng nhiệt?
Câu 2 (2 đ): Trình bày khái niệm quy trình chế biến, yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp làm chín thức phẩm trong nước?
Câu 3 (4 đ) : a,Trình bày các khái niệm, tiêu chuẩn, mối nguy, quy luật khuyếc đại chất gây ô nhiễm?
b, Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm?
Câu 4(3 đ): Nêu quy trình chế biến thịt bò nấu sốt vang? 
**********************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 76- 78: Hội thảo
Định hướng sau khi tốt nghiệp THCS
A/ Mục tiêu:
- HS biết và tự xác định được nghề nghiệp trong tương lai của bản thân sau khi đã tốt nghiệp THCS 
- HS tự ý thức được, tự xác định tư tưởng cho bản thân: Trong điều kiện nước ta cần lực lượng lao động có văn hoá, có kỉ luật, có tay nghề
B/ Nội dung hội thảo
Bước 1: HS nêu phương hướng, sở thích của bản thân, hội thảo về nghề nghiệp sau này:
GV định hướng sự thảo luận của HS theo các hướng sau đây:
- Học tiếp tục lên THPT 
- Học nghề ngắn hạn, dài hạn
- Tham gia lao động sản xuất 
Yêu cầu HS nêu được: 
+ Hướng lựa chọn
+ Lý do lựa chọn
Bước 2: HS thảo luận để tìm ra hướng tiếp theo cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các em 
GV nêu một số gợi ý để HS thảo luận 
- Nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp của bản thân
- Căn cứ lựa chọn hướng đi tiếp theo:
+ Dựa vào năng lực học tập
+ Dựa vào hoàn cảnh gia đình
+ Dựa vào nhu cầu về nguồn lao động của xã hội trong hiện tại và tương lai thông qua các thông tin đài báo...
HS tiến hành thảo luận theo nhóm
Thư kí nhóm ghi nội dung thảo luận 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình 
Bước 3: Giáo viên tổng kết các phương hướng của học sinh
- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm
- Nhận xét chung về định hướng nghề nghiệp mà học sinh đã lựa chọn để HS thấy được những phương hướng, sở thích giống nhau.
Bước 4: Giáo viên định hướng, phân luồng cho học sinh
GV giới thiệu và định hướng cho mỗi HS có thể lựa chọn một hướng đi cho phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS theo ba hướng sau:
- Động viên các em cố gắng, phấn đấu học tiếp lên THPT để đạt được trình độ văn hoá theo yêu cầu nói chung rồi sau đó học tiếp tục lên chuyên nghiệp (hướng đi chủ yếu)
- Học nghề phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội 
- Tham gia lao động sản xuất (hạn chế)
* GV lưu ý cho HS: Tuỳ theo điều kiện, khả năng của bản thân, nhu cầu của xã hội để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Tránh tư tưởng ỉ lại, xa rời thực tế sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên sự lựa chọn, sở thích luôn luôn phải tiến bộ và phải có sự cố gắng, phấn đấu vượt lên chính bản thân mình.
* HS nghe, xác định được cho mình hướng đi phù hợp nhất và có thể chia sẻ suy nghĩ về sự lựa chọn của bản thân với các bạn.
C/ Tổng kết hội thảo:
GV yêu cầu HS trình bày các hướng đi tiếp theo sau khi học xong THCS 
GV đánh giá ý thức thảo luận của HS 
GV yêu cầu HS tự chọn cho bản thân, tự suy nghĩ cho bản thân về hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. 
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docngoai khoa toan 7. Trung vuong Thai Nguyên 27.01.2011.doc