Giáo án môn học Đại số 7 - Chương I: Số hữu tỉ - Số thực

Giáo án môn học Đại số 7 - Chương I: Số hữu tỉ - Số thực

Mục tiêu của chương:

– Giúp học sinh nắm được một số kiến thức về số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa thực hiện trong tập hợp số hữu tỉ. Học sinh hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau, quy ước làm tròn số ; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ, số thực và căn bậc hai.

– Có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế. Tiếp tục phát triển kĩ năng tính toán dựa trên phương tiện là máy tính bỏ túi.

– Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết những bài toán nảy sinh trong thực tế.

 

doc 38 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1122Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Chương I: Số hữu tỉ - Số thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương I. SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC	2
§1.	TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ	2
§2.	CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ	4
§3.	NHÂN, CHIA SỐ HỮU TỈ	6
§4.	GTTĐ CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN	7
LUYỆN TẬP	9
§5.	LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ	10
§6.	LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ (tiếp)	12
LUYỆN TẬP	13
§7.	TỈ LỆ THỨC	14
LUYỆN TẬP	15
§8.	TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU	17
LUYỆN TẬP	18
§9.	SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN. SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN	20
LUYỆN TẬP	22
§10.	LÀM TRÒN SỐ	24
LUYỆN TẬP	26
§11.	SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI	28
§12.	SỐ THỰC	30
LUYỆN TẬP	32
ÔN TẬP CHƯƠNG I	34
ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp)	35
KIỂM TRA CHƯƠNG I	37
Chương I. SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC
Mục tiêu của chương:
Giúp học sinh nắm được một số kiến thức về số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa thực hiện trong tập hợp số hữu tỉ. Học sinh hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau, quy ước làm tròn số ; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ, số thực và căn bậc hai.
Có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế. Tiếp tục phát triển kĩ năng tính toán dựa trên phương tiện là máy tính bỏ túi.
Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết những bài toán nảy sinh trong thực tế.
Tuần: 1	Thứ Hai, ngày 24/08/2009
TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
Hiểu được khái niệm số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a,b ∈ Z, b ≠ 0. Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q.
Bất kì số hữu tỉ nào cũng có thể biểu diễn trên trục số. Trên trục số điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x. Điểm x nằm bên trái điểm y thì x nhỏ hơn y. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập hợp số: N ⊂ Z ⊂ Q.
Về kỹ năng: Nhận biết một số hữu tỉ; Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số; So sánh hai số hữu tỉ
Về thái độ: Rèn luyện kỹ năng quan sát.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng; phấn màu
Học sinh :
Ôn tập các kiến thức: Phân số bằng nhau, tccb của phân số, quy đồng mẫu các phân số, so sánh số nguyên, so sánh phân số, biểu diễn số nguyên trên trục số.
Thước có chia khoảng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Giới thiệu chương trình đại số 7.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đại số 7 được phát triển kế tiếp Số học 6, nội dung gồm 4 chương: Số hữu tỉ, số thực, Hàm số và đồ thị, Thống kê, Biểu thức đại số.
- Để học tốt môn toán các em nên chuẩn bị các yếu tố sau: sách giáo khoa, sách bài tập, vở học ở lớp, vở làm bài tập, vở nháp, thước kẻ, compa, đo độ.
- Về lịch học: Trong một tuần có 4 tiết toán, chúng ta học xen kẽ 1 tiết đại-1 tiết hình, tiết học đầu tiên hàng tuần là tiết đại.
- Trong một tiết học có những nội dung phải sử dụng sách giáo khoa, giáo viên sẽ nhắc các em còn nói chung các em không nên chú ý vào đó mà tập trung làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tiết học hôm nay chúng ta học bài đầu tiên của chương 1- Số hữu tỉ- Số thực đó là bài Tập hợp Q các số hữu tỉ. Trước khi vào bài các em hãy lật trang 142 của sách giáo khoa để xem chương 1 gồm có những bài học nào ?
- Nghe giới thiệu
- Nghe và ghi chép để thực hiện
- Ghi thời khóa biểu
- Xem sách giáo khoa
HĐ2: 1. Số hữu tỉ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Lấy ví dụ về phân số
Tìm một phân số bằng phân số trên
Tìm thêm các phân số nữa bằng phân số trên.
Giới thiệu về số hữu tỉ như trong sgk. 
Ta có thể nói:
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a,b ∈ Z, b ≠ 0.
Tập hợp các các số hữu tỉ được kí hiệu là Q.
?1. Vì cao các số 0,6; -1,25; là các số hữu tỉ ?
?2. Vẽ lại hình ở đầu bài lên bảng rồi hỏi: hình vẽ này thể hiện quan hệ gì ?
Vậy một số nguyên a có là số hữu tỉ không ?
Yêu cầu hs làm bt1 (sgk)
Ví dụ 
Theo dõi và ghi chép. Ba học sinh đọc lại.
Hs biến đổi, viết các số 0,6; -1,25; dưới dạng phân số để khẳng định.
Hs trả lời : N ⊂ Z ⊂ Q
Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số nên đều là số hữu tỉ. 
1 hs lên bảng trình bày.
HĐ3: 2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
?3. Biểu diễn các số -1; 1; 2 trên trục số. Nói rõ cách làm. (vẽ sẵn trục số trên bảng).
- Chúng ta đã biết cách biểu diễn một phân số trên trục số! Vì mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số nên mọi số hữu tỉ đều có thể biểu diễn trên trục số.
Ví dụ 1: (trình bày biểu diễn trên trục số) 
Ví dụ 2: Hãy biểu diễn trên trục số
Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x.
Yêu cầu hs làm bt2 (sgk)
1 hs lên bảng biểu diễn các số -1; 1; 2 trên trục số và trình bày cách làm.
Tái hiện kiến thức
Một hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm tại chỗ
Hai hs trình bày lại cách làm
2 hs lên bảng thực hiện
HĐ4: 3. So sánh hai số hữu tỉ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
?4. So sánh hai phân số 
Muốn so sánh hai phân số ta làm thế nào ?
Muốn so sánh hai số hữu tỉ ta làm thế nào ?
So sánh hai số hữu tỉ –0,6 và 
Hãy nêu rõ các bước để so sánh 2 số hữu tỉ.
Muốn so sánh hai số hữu tỉ ta làm như sau:
+ Viết hai số hữu tỉ đó dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương.
+ So sánh hai tử số, số hữu tỉ nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Cho x và y là 2 số hữu tỉ bất kì, nếu x < y có nhận xét gì về vị trí của chúng trên trục số ?
Thế nào là số hữu tỉ âm, thế nào là số hữu tỉ dương ? Hãy đọc các thông tin này trong sgk. 
?5. Cho hs trao đổi kết quả.
Từ kết quả trên, hãy rút ra nhận xét về dấu của số hữu tỉ . Khi nào dương, khi nào âm ?
Thực hiện quy đồng mẫu rồi so sánh.
1 hs trả lời
Cả lớp suy nghĩ, trả lời
Ghi rõ ràng 2 bước vào vở
Đọc bài.
Các số hữu tỉ dương là 
Các số hữu tỉ âm là 
Số không là âm cũng không là dương
>0 nếu a, b cùng dấu, <0 nếu a, b khác dấu.
HĐ5: Luyện tập tại lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thế nào là số hữu tỉ ? Cho ví dụ.
Để so sánh 2 số hữu tỉ ta làm thế nào ?
Trả lời câu hỏi.
PHẦN KẾT THÚC
Ôn bài theo sgk và vở ghi: Số hữu tỉ là số như thế nào ? Cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số; So sánh hai số hữu tỉ.
Làm các bài tập 3, 4, 5(tr8sgk); 1, 3, 4, 8(tr3,4sbt).
Xem lại quy tắc cộng trừ phân số, quy tắc “chuyển vế” và quy tắc “dấu ngoặc” (toán 6).
Đánh giá nhận xét tiết học.
Tuần: 1	Thứ Sáu, ngày 28/08/2009
CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ 
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Nắm vững các quy tắc cộng trừ số hữu tỉ, biết quy tắc “chuyển vế”.
Về kỹ năng: Thực hiện được các phép tính cộng trừ số hữu tỉ. Bước đầu áp dụng quy tắc chuyển vế.
Về thái độ: Rèn luyện óc suy luận, linh hoạt.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước có chia khoảng; phấn màu
Học sinh : Làm các bài tập và ôn tập các kiến thức đã dặn ở bài trước.
Thước có chia khoảng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1. Thế nào là số hữu tỉ. Cho ví dụ 3 số (dương, âm, bằng 0)
Làm bt 3 (tr8sgk)
A
B
C
D
–1
0
1
Hs2. Điền số thích hợp vào ô vuông (bt3tr3sbt)
Hs1. Trả lời câu hỏi
Làm bt 3 (tr8sgk)
HĐ2: 1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Muốn cộng hai số hữu tỉ, ta nên làm thế nào ?
Nêu công thức cộng hai số hữu tỉ:
Với :
Phép cộng số hữu tỉ có các tính chất của phép cộng phân số: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0. Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối. 
Tương tự phép cộng, các em hãy nêu công thức phép trừ một số hữu tỉ cho một số hữu tỉ.
Đưa ra công thức:
Hãy xem 2 ví dụ trong sách rồi làm ?1.
Làm thêm câu a của bt6
Viết hai số hữu tỉ dưới dạng phân số rồi thực hiện cộng hai phân số đó.
Hai hs nhắc lại cách tính tổng hai số hữu tỉ dưới dạng phân số.
Viết hai số hữu tỉ dưới dạng phân số rồi thực hiện phép trừ hai phân số đó.
Hs áp dụng công thức để thực hiện phép tính. Ba em lên bảng.
HĐ3: 2. Quy tắc chuyển vế
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tương tự trong Z, trong Q cũng có quy tắc chuyển vế, hãy đọc quy tắc này trong sách.
Viết CT: 
Với mọi x, y, z ∈Q: x + y = z => x = z – y
Quy tắc chuyển vế được dùng nhiều trong những bài toán tìm x.
Vd: Tìm x biết: .
Áp dụng quy tắc chuyển vế, ta làm như sau:
. Ta đã chuyển số hạng nào ?
Bằng cách tương tự, các em hãy làm ?2.
Chú ý: Trong Q ta cũng có những tổng đại số, nó có tính chất gì ? Mời các em theo dõi trong sgk.
Hs đọc 3 lần.
Đã chuyển vế .
Cả lớp làm dưới sự hd của gv, 2 hs lên bảng trình bày.
2 hs đọc bài.
HĐ4: Luyện tập tại lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Muốn cộng, trừ 2 số hữu tỉ phải làm thế nào ?
Phát biểu quy tắc chuyển vế.
Làm bt8(a). Gv theo dõi và sửa lỗi.
Hs đứng tại chỗ trả lời
Bt8(a). Cả lớp làm bài.
PHẦN KẾT THÚC
Học thuộc quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ; quy tắc chuyển vế và chú ý về tổng đại số trong Q.
Làm các bài tập 6, 7, 8, 9(tr10sgk).
Xem lại quy tắc nhân, chia phân số, các tính chất của phép nhân phân số (toán 6).
Đánh giá nhận xét tiết học.
Tuần: 2	Thứ Hai, ngày 31/08/2009
NHÂN, CHIA SỐ HỮU TỈ
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Hs nắm vững các quy tắc nhân, chia số hữu tỉ.
Về kỹ năng: Có kĩ năng nhân, chia số hữu tỉ nhanh và đúng.
Về thái độ: Rèn luyện óc suy luận, linh hoạt.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng; phấn màu. Bảng phụ ghi bt 14.
Học sinh : Ôn tập các kiến thức: Đã dặn ở tiết trước 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1. Muốn cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y ta làm thế nào? Viết công thức tổng quát.
Làm bài tập 8a,c
Hs2. Phát biểu và viết công thức tổng quát quy tắc chuyển vế.
Làm bài tập 9.
Cho lớp nhận xét, gv tổng hợp kiến thức bài cũ, cho điểm.
2 hs lên bảng
Lớp nhận xét.
HĐ2: 1. Nhân hai số hữu tỉ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài như trong sgk.
Ví dụ: , ta thực hiện như thế nào ?
Với hai số hữu tỉ , x.y = ?
Phát biểu thành lời công thức đó.
Phép nhân số hữu tỉ có đầy đủ các tính chất của phép nhân phân số. Phép nhân phân số có những tính chất gì ?
Áp dụng quy tắc và các tính chất, hãy làm bài tập 11(a, b, c) trong sgk.
Viết –1,3 dưới dạng phân số rồi thực hiện phép nhân phân số.
Hs phát biểu.
Phép nhân phân số có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối với phép cộng, mọi phân số khác 0 đều có số nghịch đảo.
Hs làm bt 11(a, b, c) và trao đổi kết quả.
HĐ3: 2. Chia hai số hữu tỉ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Với hai số hữu tỉ (y≠0) hãy viết công thức chia x cho y.
Áp dụng công thức hãy làm bt 11(d) trong sgk.
Thực hiện phép tính: 1,23:0,03
Một hs lên bảng:
Cả lớp làm vào nháp.
1 hs lên bảng trình bày:
HĐ4: Chú ý.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Một em đọc phần chú ý trong sgk.
Nhấn mạnh: Tỉ số của x và y kí hiệu là x : y.
Tỉ số của y và x thì kí hiệu như thế nào?
Một hs đọc trong sách.
Kí hiệu là y : x.
HĐ5. Luyện tập tại lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tổ chức trò chơi (bt14). Chọn ra đội, mỗi đội 10 người. Trong mỗi đội lại chia ra hai nhóm mỗi nhóm 5 người, 5 ngư ... a GV
Hoạt động của HS
Cho ví dụ về số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ (mỗi dạng số lấy hai số thuộc hai loại khác nhau).
Các số trên bao gồm các số vô tỉ và hữu tỉ, ta gọi chung là các số thực.
Tập hợp các số thực kí hiệu là R.
Các tập hợp đã học (N, Z, Q, I) có quan hệ như thế nào với R ?
?1. Viết x ÎR cho ta biết điều gì ?
Hãy làm bt87.
Cho hs làm tiếp bt88.
Với hai số thực x, y bất kỳ ta luôn có:
x > y
x < y
x = y.
- Nếu x và y viết dưới dạng thập phân thì so sánh như so sánh hai số hữu tỉ.
- Nếu x và y là hai số vô tỉ với dấu căn thì ta áp dụng tính chất : nếu x > y > 0 thì . 
Ví dụ: So sánh:
0,3192... và 0,32(5)
1,24598 và 1,24596
Hs lấy 2 ví dụ cho mỗi dạng số.
Là con của R.
x là một số thực (hữu tỉ hoặc vô tỉ).
Bt87. Cả lớp thực hiện, 1 hs lên bảng
Bt88. Hs đứng tại chỗ trả lời.
Hs thực hiện tại chỗ.
HĐ3: 2. Trục số thực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Số vô tỉ biểu diễn trên trục số như thế nào ? Người ta biểu diễn sốnhư sau :
Trên trục số hữu tỉ, dựng một hình vuông có cạnh là đoạn [0;1]. Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính OB cắt phần dương của trục số tại 1 điểm, đó chính là điểm .
Việc biểu diễn số chứng tỏ trên trục số có những điểm không biểu diễn số hữu tỉ nào, hay số hữu tỉ không lấp đầy trục số.
Người ta chứng minh được rằng :
Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
Như vậy có thể nói rằng các điểm thực đã lấp đầy trục số. Vì thế trục số còn gọi là trục số thực.
Xem hình 7 trong sgk. Trên trục số đó, ngoài các điểm nguyên, còn các điểm hữu tỉ nào ? các điểm nào là vô tỉ
Vậy còn các phép toán trong R được thực hiện như thế nào ? Đọc phần chú ý trong sgk.
Hs theo dõi và biểu diễn lại vào vở.
0
1
2
–1
A
B
Các điểm hữu tỉ :
Các điểm vô tỉ : 
Một hs đọc chú ý trong sgk.
HĐ4: Luyện tập tại lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập hợp số thực bao gồm những số nào ?
Vì sao nói trục số là trục số thực ?
Cho hs làm bài bt89(tr45sgk).
Tập hợp số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ.
Vì các điểm thực lấp đầy trục số.
Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
Đúng.
Sai. Các số vô tỉ cũng không là số hữu tỉ dương và không là số hữu tỉ âm.
Đúng.
PHẦN KẾT THÚC
Xem xét lại các vấn đề sau : Tập hợp số thực; Trục số thực; So sánh hai số thực.
Làm các bt90, 91, 92(tr45sgk). Các bt117, 118(tr20sbt).
Đánh giá nhận xét tiết học.
Tuần 10	Ngày dạy: 10/11/09 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Củng cố khái niệm số thực, thấy được rõ hơn quan hệ giữa các tập hợp số đã học (N, Z, Q, I, R).
Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh số thực, kĩ năng thực hiện phép tính, tìm x, tìm căn bậc hai dương của một số..
Về thái độ: Thấy được ý nghĩa sự phát triển của hệ thống số.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng; phấn màu.
Học sinh : 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1. - Số thực là gì ? Cho ví dụ về số hữu tỉ, số vô tỉ.
- Làm bt117(tr20sbt).
Hs2. - Nêu cách so sánh hai số thực.
- Làm bt118(tr20sbt).
Bt117.
Bt118.
HĐ2: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Dạng 1. So sánh hai số thực.
Cho hs làm bt91, 92(tr45sgk).
Lưu ý hs: 
Nếu a |b|.
Khi so sánh hai số thực dưới dạng thập phân, phải so từng chữ số từ phải sang trái.
Dạng 2. Tính giá trị biểu thức.
Yêu cầu hs nhắc lại thứ tự thực hiện trong biểu thức.
Có thể hướng dẫn hs tính theo từng modul.
Cho hs hoạt động theo cặp, mỗi người trong nhóm tính một biểu thức rồi ghép lại để có kết quả cuối cùng.
Dạng 3. Tìm x.
Dạng 4. Toán về tập hợp.
Cho hs đọc tên các tập hợp.
Thế nào là giao của hai tập hợp ?
Hai hs cùng lên bảng thực hiện.
Bt91. 
a) –3,02 –7,513 ;
c) –0,4 9 854 < –0,49826 ;
d) –1, 9 0765 < –1,892.
Bt92.
Bt90. Thực hiện phép tính:
Bt121(sbt).
Bt 93.
3,2.x + (–1,2)x + 2,7 = –4,9
	(3,2 – 1,2)x =	–4,9 – 2,7
	2x =	–7,6 Þ x = –3,8
(–5,6).x + 2,9.x –3,86= –9,8
	(–3,2 + 2,9)x =	–9,8 + 3,86
	–2,7x =	–5,94 Þ x = 2,2
Bt94. Tìm các tập hợp.
Một hs đọc tên các tập hợp Q, I, R.
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Q Ç I = Æ;
R Ç I = I.
PHẦN KẾT THÚC
Chuẩn bị ôn tập chương I :
Làm 6 câu hỏi từ 1 đến 6 (tr46sgk).
Nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa các bảng tổng kết trang 47, 48.
Làm các bt95(tr45sgk), 96, 97, 98, 99(tr48, 49sgk).
Đánh giá nhận xét tiết học.
Tuần 10	Ngày dạy: 14/11/09 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Hệ thống cho hs các tập hợp số đã học.
Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quy tắc xác định gttđ của một số hữu tỉ, quy tắc các phép toán trong Q.
Về kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trong Q, tính nhanh, tính hợp lí, tìm x, so sánh hai số hữu tỉ.
Về thái độ: Rèn ý thức làm việc nghiêm túc và ý thức làm việc trong tập thể.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng; phấn màu. Bảng phụ ghi các bảng tổng kết.
Học sinh : Trả lời các câu hỏi và làm các bt đã dặn. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Quan hệ giữa các tập hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy nêu tên và kí hiệu giữa các tập hợp số đã học, mối quan hệ giữa các tập hợp đó.
Vẽ sơ đồ Ven, yêu cầu hs lấy ví dụ về các phần tử cho từng tập hợp: hai số tự nhiên, hai số nguyên âm; số hữu tỉ lấy một phân số, một số thập phân; số vô tỉ lấy một số dạng dưới dấu căn, một số dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Cho hs đọc các bảng tổng kết ở trang 47.
Các tập hợp đã học là :
Tập hợp các số tự nhiên :	N
Tập hợp các số nguyên :	Z
Tập hợp các số hữu tỉ :	Q
Tập hợp các số vô tỉ :	I
Tập hợp các số thực :	R
HĐ2: Ôn tập về số hữu tỉ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Những số như thế nào gọi là số hữu tỉ ?
Thế nào là số hữu tỉ âm ? Thế nào là số hữu tỉ dương ?
Nêu 3 cách viết khác nhau của số hữu tỉ .
Biểu diễn số trên trục số.
2. Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ được xác định như thế nào ? 
Nêu cách tìm giá trị tuyệt đối thường dụng trong thực hành.
Hướng dẫn hs làm bt 101(tr49sgk).
Cho hs đọc bảng tổng kết các phép toán tr48.
1. Một hs lên bảng trả lời.
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng (aÎ Z, b Î Z, b ≠ 0).
Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0; Số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn 0.
Có thể viết :
–1
0
1
2. Một hs trả lời:
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ là khoảng cách tử điểm đó đến điểm 0 trên trục số.
Hs làm bài theo hướng dẫn.
HĐ3: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Dạng 1. Thực hiện phép tính.
Bt96, 97.
Bt99. Mỗi biểu thức giao cho một nửa lớp.Chia mỗi bàn thành hai nhóm, mỗi nhóm tính một nửa của một biểu thức rồi ghép tính kết quả. 
Dạng 2. Tìm số chưa biết.
Bt98, 101.
Bt96. Hs làm các câu a, b, c.
Đáp số: a) 2,5 ; b) –6 ; c).
Bt97. Hs làm các câu a, b.
Đáp số: a) –6,67 ; b) 5,3.
Bt99. Hoạt động theo nhóm.
Đáp số: P = ; Q = . 
Bt98. Hs làm các câu a,b.
Đáp số: a) y = –3,5, b) y = .
Bt101. a) x = ± 2,5 ; 
b) Không có giá trị nào;
c) x = ± 1,427 ;
PHẦN KẾT THÚC
Ôn lại lí thuyết và các bài đã giải trên lớp.
Làm tiếp các câu hỏi từ 7 đến 10.
Làm các bài tập 100, 102, 103, 105 (tr49, 59sgk).
Đánh giá nhận xét tiết học.
Tuần 11	Ngày dạy: 17/10/09
ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp)
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai..
Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm số chưa biết trong tỉ lệ thức, trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ, thực hiện phép trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Về thái độ: Rèn tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Học sinh : 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1. Làm bt100(tr49sgk).
Cho hs nhận xét lời giải.
Gv nhận xét, cho điểm.
Giải bt100.
Số tiền lãi 6 tháng là : 
2.062.400 - 2.000.000 = 62.400(đ).
Số tiền lãi của 1 tháng là :
62.400 : 6 = 10.400(đ).
Lãi suất hàng tháng là :
Trả lời: Lãi suất hàng tháng là 0,52%.
HĐ2: Ôn tập về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thế nào là tỉ số của hai só hữu tỉ a và b (b ≠ 0)? Cho ví dụ.
Tỉ lệ thức là gì ? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức.
Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Bt133(tr22sbt).
Bt103(tr50sgk). 
Theo hợp đồng, hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ 3 : 5. Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu nếu tổng số lãi là 12.800.000 đồng ?
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
Hai hs lên bảng làm bài.
Giả sử số tiền lãi của 2 tổ là a đồng và b đồng. Ta có a + b = 12.800.000đ.
Vì a và b tỉ lệ với 3 và 5 nên .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có :
(đ)
Vậy : a = 1.600.000 ´ 3 = 4.800.000 (đ)
	b = 1.600.000 ´ 5 = 8.000.000 (đ)
HĐ3: Ôn tập về căn bậc hai, số vô tỉ, số thực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm.
Thế nào là số vô tỉ ? Cho ví dụ.
Số hữu tỉ có những dạng thập phân nào ?
Số thực là gì ?
Làm bt105(sgk).
Hs lần lượt trảời các câu hỏi.
Làm bt.
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết theo các câu hỏi. Xem lại các lời giải các bài tập.
Đánh giá nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 19/10/09	Ngày dạy: 21/10/09	Tuần: 11
KIỂM TRA CHƯƠNG I
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh.
Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra.
Về thái độ: Rèn luyện tinh thần nghiêm túc, tính cẩn thận.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bài kiểm tra photocopy.
Học sinh : Đồ dùng học tập. 
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM (2 điểm).
Đúng/Sai:
Trong một tỉ lệ thức, tích trung tỉ bằng tích ngoại tỉ.
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.
Giá trị của 1,2(47) khi làm tròn đến hàng phần nghìn là 1,248.
Chọn đáp án đúng:
a) (–0,5)2 = 	 ´ –0,25 ;	 ´ 0,25;	 ´ –1.
b) |1,35| =	 ´ 1,35 ;	 ´ –1,35 ;	 ´ 135.
d) =	 ´ 81 ;	 ´ 9 ;	 ´ 3.
c) 1,2(3)Î	 ´ Z ;	 ´ I ;	 ´ Q.
TỰ LUẬN (8 điểm).
Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể).
Tìm x, biết : 
Tính độ dài các cạnh của một tam giác biết chu vi tam giác là 24 cm và các cạnh của nó tỉ lệ với 3, 4, 5.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM 
Đúng mỗi ý được 0,25 điểm. 8 ´ 0,25 = 2 điểm.
(1 điểm).
Trong một tỉ lệ thức, tích trung tỉ bằng tích ngoại tỉ.	 Đ
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.	 Đ
Giá trị của 1,2(47) khi làm tròn đến hàng phần nghìn là 1,248.	 S
	 S
(1 điểm).
a) (–0,5)2 = 	 ´ –0,25 ;	 ´ 0,25;	 ´ –1.
b) |1,35| =	 ´ 1,35 ;	 ´ –1,35 ;	 ´ 135.
d) =	 ´ 81 ;	 ´ 9 ;	 ´ 3.
c) 1,2(3)Î	 ´ Z ;	 ´ I ;	 ´ Q.
TỰ LUẬN (8 điểm).
(3 điểm).
(2 điểm).
(3 điểm).
Độ dài các cạnh là 4cm, 6cm, 8cm.
PHẦN KẾT THÚC
Xem lại vài bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận ở lớp 5. Xem trước bài đại lượng tỉ lệ thuận ở chương II.
Đánh giá nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docDai 7 chuong 1 2 cot unicode.doc