Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 15 đến tiết 20

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 15 đến tiết 20

A/. MỤC TIÊU

· HS có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiển.

· Nắm vững và biết các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.

· Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.

B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

· GV: bảng phụ ghi một số ví dụ trong thực tế, -Máy tính bỏ túi

C/. TIẾN TRÌNH DẠY

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 15 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 9/10/2010 
 TIẾT 15 LÀM TRÒN SỐ
A/. MỤC TIÊU
HS có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiển.
Nắm vững và biết các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.
Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ ghi một số ví dụ trong thực tế, -Máy tính bỏ túi
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
2 :Kiểm tra - Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân Chứng tỏ rằng: a) 0,(37) + 0,(62) = 1 và b) 0,(33).3=1 , Tính Tỉ số phần trăm HS khá giỏi trường đó là:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: VÍ DỤ 
- GV đưa ra một số ví dụ về làm tròn số. Chẵn hạn:
+ Số HS dự thi tốt nghiệp THCS năm học 2002 – 2003 toàn quốc là hơn 1,35 triệu HS.
+ Theo thống kê của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, hiện cả nước vẫn còn khoảng 26.000 trẻ lang thang (riêng Hà Nội còn khoảng 6.000 trẻ) (Theo báo CAND số ra ngày 31/5/2003)
HS đọc các ví dụ làm tròn số GV đưa ra
- GV yêu cầu HS nêu thêm một ví dụ về làm tròn số mà các em tìm hiểu được.
GV : Như vậy qua thực tế, ta thấy việc làm tròn số được dùng rất nhiều trong đời sống, nó giúp ta dễ dàng nhớ, dễ so sánh, còn giúp ta ước lượng nhanh kết quả các phép toán.
- HS nêu một ví dụ
- Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
GV vẽ phần trục số sau lên bảng
4,9
4,3
6
4
5
- Yêu cầu HS lên biểu diễn số thập phân 4,3 và 4,9 trên trục số.
Nhận xét số thập phân 4,3 gần số nguyên nào nhất? Tương tự với số thập phân 4,9
để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị, ta lấy số nguyên gần với số đó nhất
Một HS lên bảng biểu diễn trên trục số hai số thập phân 4,3 và 4,9. sau đó trả lời câu hỏi của GV.
Số 4,3 gần số nguyên 4 nhất
Số 4,9 gần số nguyên 5 nhất
HS lên bảng điền ô vuông:
5,4 5 ; 5,7 6
4,5 4 ; 4,5 5.
: 
Ví dụ 2: làm tròn số 72.900 đến hàng nghìn (nói gọn là làm tròn nghìn) GV yêu cầu HS giải thích cách làm tròn
HS : 72900 73000 vì 72900 gần 73000 hơn là 72000
 Hoạt động 2 QUY ƯỚC LÀM TRÒN SỐ
GV : Trên cơ sở các ví dụ như trên, người ta đưa ra hai quy ước làm tròn số như sau:
Trường hợp 1 (GV đưa lên màn hình)
HS : đọc “Trường hợp 1” Tr 36 SGK
Ví dụ : a) Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất
GV Hướng dẫn HS
- Dùng bút chì gạch nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi: 86,1 49 
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
Ví dụ : a) 86,1 49 86,1
b) làm tròn 542 đến hàng chục.
b ) 52	2 540	
Trường hợp 2: (GV đưa tiếp trường hợp 2 lên màn hình) làm tương tự như trường hợp 1
HS : đọc “Trường hợp 2” Tr 36 SGK
Ví dụ: a) Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai.
 Ví dụ : a) 0,08 610,09
 b) Làm tròn số 1573 đến hàng trăm
b) 1573 1600	
 Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai:
7,923 ; 17,418 ; 79,1364
50,401 ; 0,155 ; 60,996
HS1
7,923 7,92
17,418 17,42
79,1364 79,14
HS2
50,401 50,40
0,155 0,16
60,996 61,00
 Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nắm vững hai quy ước của quy tắc làm tròn số
Bài tập số 76, 77, 78,79 trang 37, 38 SGK, số 93, 94,95 Tr 16 SBT
Tiết sau mang máy tính bỏ túi, thước dây hoặc thước cuộn.
Ngày soạn 9/10/2010 
 TIẾT 16 LUYỆN TẬP
A/. MỤC TIÊU
Củng cố và vận dụng thành thạo các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ trong bài.
Vận dụng các quy ước làm tròn số vào các bài toán thực tế, vào việc tính giá trị biểu thức, vào đời sống hàng ngày.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ ghi bài tập.
Hai bảng phụ và các phim giấy trong in :”Trò chơi tính nhanh” 
Máy tính bỏ túi
- Máy tính bỏ túi, mỗi nhóm một thước dây hoặc thước cuộn.
- Mỗi HS đo sẵn chiều cao và cân nặng của mình (làm tròn đến chữ số thứ nhất)
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
 2 Kiểm ta Phát biểu hai quy ước làm tròn số Chữa bài tập 76 trang 37 SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: LUYỆN TẬP
Dạng 1: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả
Bài tập 99 trang 16 SBT
Viết các hỗn số sau đây dưới dạng số thập phân gần đúng chính xác đến hai chữ số thập phân 
HS dùng máy tính rồi tìm kết quả
a) 
a) = 1,6661,67
b) 
b) = 5,14285,14
c) 
c) = 4,27274,27
Bài tập 100 trang 16 SBT
Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai:
HS làm dưới sự hướng dẫn của GV
a) 5,3013 + 1,49 + 2,364 + 0,154
GV hướng dẫn HS làm phần a
a) = 9,30939,31
Sử dụng máy tính bỏ túi
HS tự làm phần b,c,d
b) (2,635 + 8,3) – (6,002 + 0,16)
b) = 4,7734,77
c) 96,3.3,007
c) = 289,5741289,57
d) 4,508 : 0,19
d) = 23,726323,73
Dạng 2 : Áp dụng quy ước làm tròn số để ước lượng kết quả phép tính.
Bài 77 trang 37 SGK
Đưa bài lên màn hình GV nêu các bước làm:
HS đọc bài 77 SGK
- Làm tròn các số đến chữ số ở hàng cao nhất.
- Nhân, chiacác số đã được làm tròn, được kết quả ước lượng.
- Tính đến kết quả đúng, so sánh với kết quả ước lượng. 
Hãy ước lượng kết quả của các phép tính sau:
Bài này chỉ yêu cầu thực hiện hai bước để tìm kết quả ước lượng 
a) 495.52
a) 500.50 = 25000
b) 82,36.5,1
b) 80.5 = 400
c) 6730 : 48
c) 7000 : 50 = 140
Bài 81 trang 38, 39 SGK (đưa đề bài lên màn hình)
Tình giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:
Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính
HS nêu yêu cầu đề bài và
Ví dụ: Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của biểu thức A (Trước 39 SGK)
Cách 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả.
a) 14,61 – 7,15 + 3,2
a) Cách 1 15 - 7 + 311
Cách 2 : =10,6611
b) 7,56.5,173
b) Cách 1 8.540
Cách 2 : =39,1078839
c) 73,95 : 14,2
c) Cách 1 74 : 14 5
Cách 2 : =5,20775
d) 
d) Cách 1 3
Cách 2 : =2,426022
 Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Thực hành đo đường chéo tivi ở gia đình (theo cm)
 Kiểm tra lại bằng phép tính.
Tính chỉ số BMI của mọi người trong gia đình em.
Bài tập về nhà số 79, 80 trang 38 SGK, số 98, 101, 104 trang 16, 17 SBT
Ôn tập kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân. Tiết sau mang máy tính bỏ túi.
Ngày soạn 16/10/2010
 TIẾT 17 SỐ VÔ TỈ.KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬN HAI
A/. MỤC TIÊU
HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm
Biết sử dụng kí hiệu 
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ vẽ hình 5, kết luận về căn bậc hai và bài tập.
Máy tính bỏ túi
Bảng từ và các số (có gắn nam châm) để chơi “Trò chơi”
HS : - Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ , quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân 
Máy tính bỏ túi
Bảng phụ nhóm.
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
2 Kiểm tra Thế nào là số hữu tỉ ?
Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: 1) SỐ VÔ TỈ
Xét bài toán : Cho hình 5 (GV đưa bài toán trang 40 SGK lên bảng)
GV gợi ý
- Tính S hình vuông AEBF 
- Nhìn hình vẽ, ta thấy S hình vuông AEBF bằng hai lần S tam giác ABF. Vậy S hình vuông ABCD bằng bao nhiêu?
A
1m
E
x
B
F
D
C
a) Tính SABCD
b) Tính độ dài đường chéo AB
HS : -S hình vuông AEBF bằng 
1.1 = 1 (m2)
- Gọi độ dài cạnh AB là x (m)
ĐKL x>0. Hãy biểu thị S hình vuông ABCD theo x.
- Hình vuông ABCD gấp hai lần S hình vuông AEBF, vậy S hình vuông ABCD bằng: 2.1 = 2(m2) - Tá có : x2 = 2
- Người ta đã chứng minh được rằng không có số hữu hạn nào mà bình phương bằng 2 và đã tính được: x = 1,414213562373095
Ta gọi những số như vậy là số vô tỉ
Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào?
- Số vô tỉ được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
HS trả lời.
- Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I
- GV nhấn mạnh: Số thập phân gồm:
 Hoạt động 3:2) KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
GV : Hãy tính : 32 =
 (-3)2 = 
HS phát biểu : 32 = 9
 (-3)2 = 9 
Ta nói : (3) và (-3) là các căn bậc hai của 9
Tương tự là căn bậc hai của số nào?
Tương tự là căn bậc hai của 
0 là căn bận hai của số nào?
0 là căn bận hai của số 0
- Tìm x biết x2 = -1
Như vậy –1 không có căn bậc hai
- HS: không có x vì không có số nào bình phương lên bằng (–1)
-Vậy căn bậc hai của một số a không âm là một số như thế nào?
- Căn bậc hai của một số a không âm là một số x sao cho x2 = a 
GV vậy chỉ có số dương và số 0 mới có căn bậc hai. Số âm không có căn bậc hai.
- Mỗi số dương có bao nhiêu căn bậc hai? Số 0 có bao nhiêu căn bậc hai?
- Mỗi số dương có đúng hai căn bậc hai? Số 0 chỉ có một căn bậc hai?
Người ta đã chứng minh được rằng:
Số dương a có đúng hai căn bậc hai là:
 Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm
HS hoạt động theo nhóm
Bài 82 trang 41 SGK
a) Vì 52 = 25 nên = 5
- Hai đội nam và nữ, mỗi đội có 3 người 
Hai đội tiến hành trò chơi trên hai bảng từ.
 Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Cần nắm vững căn bậc hai của một số a không âm, so sánh, phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ. Đọc mục “ có thể em chưa biết”
 Bài tập về nhà số 83, 84, 86 trang 41, 42 SGK, số 106, 107, 110, 114 trang 18, 19 SBT. Tiết sau mang thước kẻ, compa.
Ngày soạn 16/10/2010
TIẾT 18 §12 SỐ THỰC
A/. MỤC TIÊU
HS biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực. Hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
Thấy được sự phát triển của hệ thống từ N đến Z, Q và R.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ ghi bài tập, ví dụ.
Thước kẻ, compa, bảng phụ, máy tính bỏ túi.
HS : - Giấy trong, bút dạ, máy tính bỏ túi.
Thước kẻ, compa.
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
2 : Kiểm tra - HS1 : Định nghĩa căn bậc hai của một số a 0
 Chữa bài tập 107 trang 18 SBT
 HS2: Nêu quan hệ giữa số hữu tỉ, số vô tỉ với số thập phân Chữa bài tập 84 ,85 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: 1) SỐ THỰC
- GV : Hãy cho ví dụ về số tự nhiên, số nguyên âm, phân số, số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn, vô hạn không tuần hoàn, số vô tỉ viết dưới dạng căn bậc hai
HS lấy ví dụ (chẳng hạn)
0 ; 2 ; -5 ; 
0,2 ; 1,(45) ; 3,21347
- Chỉ ra trong các số trên số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ 
Tất cả các số trên, số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
Tập hợp các số thực được ký hiệu là R. GV cho HS làm ?1
HS: Số hữu tỉ : 0 ; 2; –5 ; ; 0,2 ; 1,(45)
Số vô tỉ: 3,21347 ; 
Cách viết x R cho ta biết điều gì?
HS : khi viết x R ta hiểu rằng x là số thực.
- Bài 88 trang 44 SGK
HS lên bảng điền vào chổ trống
Điền vào chỗ trống () trong các phát biểu sau (đưa đề bài lên bảng phụ)
GV nói hai số thực x,y bất kỳ ta luôn có hoặc x = y hoặc x y.
a) Nếu a là số thực thì a là số hữu tỉ hoặc số vô tỉ 
b) Nếu b là số vô tỉ thì b được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ví dụ: So sánh
HS:
a) Số 0,3192 và 0,32(5)
Có 0,3192 < 0,32(5)
a) số 0,32(5) nên 0,3192 < 0,32(5)
Hỏi: 4 và số nào lớn hơn
HS : 4 = có 16>13
 > hay 4 > 
 Hoạt động 2: 2) TRỤC SỐ THỰC
GV: biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số không? Hãy đọc SGK và xem hình 6b trang 44 biểu diễn số trên trục số.GV vẽ trục số lên bảng, rồi gọi 1 HS lên biểu diễn
. 
Người ta đã chứng minh được rằng:
- Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
- Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
GV: Yêu cầu HS đọc chú ý trang 44 SGK.
HS vẽ hình 6b vào vở
1 HS lên bảng biểu diễn số trên trục số.
-1 
0
1
2
HS nghe GV giảng để hiểu được ý nghĩa của tên gọi :trục số thực”
 Hoạt động 3 CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Tập hợp số thực bao gồm những số nào?
HS : Tập hợp số thực bao gồmsố hữu tỉ và số vô tỉ 
- Vì sao nói trục số là trục số thực ?
- Vì sao nói trục số là trục số thực vì các điểm biểu diễn số thực lắp đầy trục số
- HS làm bài tập 89 trang 45 SGK
- HS trả lời câu hỏi:
Trong các câu sau đây câu nào đúng? Câu nào sai?
(Đưa đề bài lên màn hình).
a) Đúng
b) Sai, ngoài số 0, số vô tỉ cũng không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm.
c) Đúng
 Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Cần nắm vững số thực gồm số hữu tỉ và vô tỉ. Tất cả các số đã học đều là số thực. Nắm vững cách so sánh số thực. Trong R cũng có các phép toán với các tính chất tương tự như trong Q.
Bài tập số 90, 91, 92 trang 45 SGK. 
Số 117, 118 trang 20 SBT.
Ôn lại định nghĩa: Giao của hai tập hợp, tính chất của đẳng thức (Toán 6)
Ngày soạn 23/10/2010
 TIẾT 19 LUYỆN TẬP
A/. MỤC TIÊU
Củng số các khái niệm số thực, thấy rõ hơn quan hệ giữa các tập số đã học (N, Z, Q, I, R)
Rèn luyện kỹ năng so sánh các số thực, kỹ năng thực hiện phép tính, tìm x và căn bậc hai dương của một số.
HS thấy được sự phát triển của các hệ thống số từ N đến Z, Q và R.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: bảng phụ ghi bài tậpï.
HS : - Giấy trong, bút dạ, bảng phụ nhóm.
Ôn tập định nghĩa giao của hai tập hợp, tính chất của đẳng thức, bất đẳng thức
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
2 : Kiểm tra HS1 : - Số thực là gì?Cho ví dụ về số hữu tỉ số vô tỉ Chữa bài tập 87
- HS 2 : nêu cách so sánh hai số thực ?Chữa bài tập 118 trang 20 SBT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 : LUYỆN TẬP
Dạng 1: So sánh các số thực 
Bài 91 trang 45 SGK
Điền số thích hợp vào ô vuông.
HS làm bài dưới sự hướng dẫn của GV 
a) –3,02<-3, 1
- GV: Nêu quy tắc so sánh hai số âm
HS: Trong hai số âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Vậy trong ô vuông phải điền chữ số mấy?
Trong ô vuông phải điền chữ số 0
–3,02<-3,  0  1
Các phần còn lại HS tự làm.
b) –7,5     8>-7,513
b) –7,5  0   8>-7,513
c) –0,4     854<-0,49826
c) –0,4  9  854<-0,49826
d) –1,      0765<-1,892
d) –1,  9  0765<-1,892
Bài 92 trang 45 SGK
Sắp xếp các số thực:
Một HS lên bảng làm
-3,2 ; 1 ; ; 7,4; 0 ; -1,5
a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
a) -3,2 < -1,5 < < 0 < 1 < 7,4 
b) Theo thứ tự từ hhỏ đến lớn của các giá trị tuyệt đối của chúng.
b) 
Bài 122 trang 20 SBT
Biết rằng: x + (-4,5)<y +(-4,5)
 y + (+6,8)<z +(+6,8)
HS:Trong đẳng thức, bất đẳng thức ta có thể chuyển số hạng từ vế này sang vế kia nhưng phải đổi dấu củasố hạng đó.
HS: x + (-4,5)<y +(-4,5)
 x <y + (-4,5 + 4,5
 x <y (1)
 y +6,8 < z +(+6,8)
 y < z + 6,8 - 6,8
 y < z s(2)
Từ (1) và (2) x < y < z
Hãy sắp xếp x, y, z theo thứ tự tăng dần
- Nhắc lại quy tắc chuyển vế trong đẳng thức và bất đẳng thức?
- Hãy biến đổi bất đẳng thức 
Dạng 2 Tính giá trị của biểu thức
Bài 120 trang 20 SBT
HS hoạt động theo nhóm
Tìm bằng cách hợp lý
Kết quả
A = (-5,85) + {[+ 41,3 + (+5)] 
+ (+0,85)}
A = -5,85 + 41,3 +5 + 0,85
=(-5,85 + 5 + 0,85) + 41,3= 0 + 41,3 = 41,3
B = (-87,5) + {(+87,5)+[(+3,8) + (-0,8)]}
Bài 90 trang 45 SGK. Thực hiện phép tính.
a) 
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính
- Nhận xét gì về mẫu các phân số trong biểu thức?
B = -87,5 + 87,5+ 3,8 + -0,8
 = (-87,5 + 87,5) + (3,8 – 0,8) = 0 + 3 = 3
a) HS trả lời các câu hỏi của GV rồi làm bài tập
= (0,36 - 36) : (3,8 + 0,2)
= (-35,64) : 4
= -8,91
Bài 129 trang 21 SBT.
HS làm bài rồi lần lượt ba HS lên bảng chọn giá trị đúng.
Đưa đề bài lên màn hình. Mỗi biểu thức X, Y, Z sau đây được cho 3 giá trị A, B, C trong đó có một giá trị đúng. Hãy chọn giá trị đúng ấy.
a) X = (B đúng)
b) Y = (C đúng)
c) Z = (C đúng)
Dạng 3: Tìm x
Bài 93 trang 45 SGK
HS làm bài tập, 2 HS lên bảng
a) 3,2.x + (-1,2).x + 2,7 = -4,9
a) (3,2 - 1,2)x = -4,9 - 2,7
 2x = -7,6 nên x = -3,8
Hoạt động 3 Củng cố Hãy nêu mối quan hệ giữa các tập hợp đó.
Mối quan hệ giữa các tập hợp đó là : N Z ; Z Q ; Q R ; I R
 Hoạt động 4 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Chuẩn bị ôn tập chương I làm 5 câu hỏi ôn tập (từ câu 1 à câu 5) chương I trang 46 SGK làm bài tập : bài 95 trang 45 SGK bài 96, 97, 101 trang 48, 49 SGK.
Xem trước các bảng tổng kết trang 47, 48 SGK. Tiết sau ôn Tập chương. 
 Ngày soạn 23/10/2010 
TIẾT 20 ÔN TẬP CHƯƠNG I (TIẾT 1)
A/. MỤC TIÊU
Hệ thống cho HS các tập hợp số đã học.
Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, quy tắc các phép toán trong Q.
Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính trong Q, tính nhanh, tính hợp lý (nếu có thể), tìm x, 
so sánh hai số hữu tỉ.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV:Bảng tổng kết “Quan hệ giữa các tập hợp N, Z, Q, R” (trên bìa hoặc giấy trong) và bảng “Các phép toán trong Q” (trên bảng phụ).
- Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi câu hỏi bài tập. Máy tính bỏ túi.
HS : - Làm 5 câu hỏi ôn tập chương I (từ 1 à câu 5) và làm bài tập 96, 97, 101 ôn tập chương I, nghiên cứu trước các bảng tổng kết.
- Bảng phụ nhóm, máy tính bỏ túi.
C/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 : Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Ghi chú
7a
7b
2 : Kiểm tra GV: Hãy nêu các tập hợp số đã học và mối quan hệ giữa các tập hợp số đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1) QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP HỢP N, Z, Q, R
- GV vẽ sơ đồ Ven, yêu cầu HS lấy ví dụ về số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ để minh họa trong sơ đồ. GV chỉ vào sơ đồ cho HS thấy: Số thực gồm số hữu tỉ và số vô tỉ. Số hữu tỉ gồm số nguyên và số hữu tỉ không nguyên, số nguyên gồm số tự nhiên và số nguyên âm.
- GV gọi HS đọc các bảng còn lại ở trang 47 SGK
HS: Các tập hợp đã học là:
Tập N các số tự nhiên
Tập Z các số nguyên
Tập Q các số hữu tỉ 
Tập I các số vô tỉ 
Tập R các số thực
N Z ; Z Q ; Q R ; I R
Q I = 
N
0
1
12
Z
-7
-31
Q
R
p
2,1357
HS lấy ví dụ theo yêu cầu của GV 
Một HS đọc các bảng trang 47 SGK
Hoạt động 2: ÔN TẬP SỐ HỮU TỈ
a) Định nghĩa số hữu tỉ ?
HS: Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng
 Phân số với a, b 
- Thế nào là số hữu tỉ dương? số hữu tỉ âm? Cho ví dụ
- Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn không.
- Số hữu tỉ âm là số hữu tỉ nhỏ hơn không.
HS lấy ví dụ minh họa
- Số hữu tỉ nào không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm?
- Là số 0
- Nêu 3 cách viết của số hữu tỉ , và biểu diễn số trên trục số.
HS : = 
1
0
-1
b) Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ :
- HS 
- Nêu quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. 
- Chữa bài tập 101 tang 49 SGK:
Bài 101 SGK
Tìm x biết.
(GV đưa đề bài lên màn hình)
a) 
b) không tồn tại giá trị nào của x 
c)
	 = 2 – 0,573 
 = 1,427	 
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Bài 96 (a, b, d) trang 48 SGK
(Tính bằng cách hợp lý nếu có thể).
3 HS lên bảng làm:
a) 
a) = 
 = 1 + 1 + 0,5 = 2,5
b) 
b) = = .(-14) = -6
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập lại lý thuyết và các bài tập đã ôn
Làm tiếp 5 câu hỏi (từ 6à10) Ôn tập chương I.
Bài tập 99 (tính Q), 100, 102 trang 49, 50 SGK Bài 133, 140, 141 trang 22, 23 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai 7 Tiet 15 den tie 20.doc