Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 21: Tia phân giác của góc

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 21: Tia phân giác của góc

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

- Hiểu tia phân giác của góc là gì?

- Hiểu đường phân giác của góc là gì?

 2. Kĩ năng

 - Biết vẽ tia phân giác của góc.

 3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

II.CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, SGK, SGV, giấy, thước

 - HS: Vở, SGK, thước đo độ, giấy

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 21: Tia phân giác của góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	Lê Võ Uyên Nhi 	Ngày soạn: 14/02/2011
Lớp: 	SP Toán – Tin	Lớp dạy: 6/1
Khóa: 	34	Tiết:	21	Tuần:24
Tiết 21 TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức 
- Hiểu tia phân giác của góc là gì?
- Hiểu đường phân giác của góc là gì?
 2. Kĩ năng 
 - Biết vẽ tia phân giác của góc.
 3. Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
II.CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, SGK, SGV, giấy, thước
 - HS: Vở, SGK, thước đo độ, giấy
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6p)
- GV ra đề trên bảng phụ và yêu cầu HS lên bảng giải.
Đề: Cho tia Ox. Trên cùng một nửa mp bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy, Oz sao cho .
a) Tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox, Oy không? Vì sao?
b) Tính góc yOz? So sánh góc xOz với góc yOz.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, GV nhận xét lại và cho điểm.
HS lên bảng: 
a) Trên nửa mp bờ chứa tia Ox có < (50o <100o)
Nên tia Oz nằm giữa Ox và Oy.
b) Vì Oz nằm giữa Ox và Oy 
 Nên 
 Hay 50o+=100o
 =100o-50o
 = 50o
Suy ra = (=500)
Hoạt động 2 : Tia phân giác của một góc là gì?(8p)
- Vào bài: nhìn vào hình ta thấy tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy, tia Oz tạo với hai tia Ox, Oy hai góc bằng nhau, ta nói: Oz là tia phân giác của góc xOy.
- Vậy tia phân giác của một góc là tia như thế nào? 
- GV gọi một HS khác nhìn vào SGK đọc định nghĩa. 
 ( Trong khi HS đọc định nghĩa GV vẽ hình lên bảng). Sau đó yêu cầu HS vẽ hình và chép định nghĩa vào vở.
- GV: nhìn vào hình 36 em nào cho biết tia nào là tia phân giác? Giải thích?
- GV đưa thêm 1 vài hình cho HS quan sát.
Hình 1
Hình 2
Hình 3 
- Yêu cầu HS quan sát và cho biết hình nào có tia phân giác, hình nào không và giải thích vì sao?
Các em vừa tìm hiểu xong định nghĩa thế nào là tia phân giác của một góc vậy câu hỏi đặt ra là tia phân giác được vẽ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2: Cách vẽ tia phân giác của một góc.
- HS dựa vào định nghĩa để trả lời.
- HS nhắc lại ĐN và chép bài vào vở.
- HS trả lời: 
Tia OZ là tia phân giác của góc XOY vì 
 + OZ nằm giữa 2 tia OX, OY.
 + 
H1: Tia Ob là tia phân giác của góc aOc vì tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc, có =( hình vẽ).
H2: Tia Oz không phải là tia phân giác của góc xOy vì (hình vẽ).
H3: Tia Ot là tia phân giác của góc mOn vì tia Ot nằm giữa hai tia Om và On, có = = 450 ( góc mOn = 900, góc tOn = 450 nên góc tOm = 900-450 = 450) 
1. Tia phân giác của một góc là gì?
* Đn: SKG/ 85
Tia OZ là tia phân giác của góc XOY khi: 
 + OZ nằm giữa 2 tia OX, OY.
 + 
Hoạt động 3: Cách vẽ tia phân giác của một góc.(15p)
HD vẽ bằng thước đo góc:
- Cho HS đọc VD sgk / 85.
- GV: Đề cho gì? Yêu cầu chúng ta làm gì?
- Vẽ nháp ra bảng: góc xOy = 640, hỏi: để Oz là tia phân giác của góc xOy thì tia Oz phải thoả mãn điều kiện nào?
( GV bổ sung tia Oz vào hình nháp dựa theo câu trả lời của HS).
- Vậy bây giờ cô muốn biết số đo của góc xOz và góc yOz có được không? Tính bằng cách nào? 
- Sau khi tìm được số đo mỗi góc GV gọi HS nêu cách vẽ.
- Nhận xét và yêu cầu HS lên bảng vẽ lại.
- Gọi HS nhận xét hình vẽ.
HD gấp giấy:
- GV gọi HS đọc cách gấp trong Sgk.
- GV: cô có góc xOy, em nào có thể lên gấp tia phân giác và chỉ cho các bạn cùng gấp. 
- Đưa thêm 2 tờ giấy khác có vẽ sẵn góc và gọi HS lên gấp.
- Từ các hình vừa gấp GV yêu cầu HS nhận xét về mỗi góc không phải là góc bẹt có bao nhiêu tia phân giác?
- Đó cũng chính là nội dung nhận xét Sgk/86. Gọi HS đọc lại nhận xét.
- Cho HS làm ?/86.
( Nếu HS chỉ vẽ được 1 tia phân giác thì GV hướng dẫn thêm tia thứ 2).
- Hỏi: góc bẹt có mấy tia phân giác?
- HS đọc VD/85.
- HS: đề cho ; yêu cầu vẽ tia phân giác Oz.
- Tia OZ nằm giữa tia OX, OY và .
- HS nhìn hình vẽ trả lời và nêu cách tính: 
- HS nêu cách vẽ:
+ Vẽ .
+ Vẽ tia Oz nằm giữa tia Ox, Oy sao cho góc xOz = 320.
- HS lên vẽ lại.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc to cách gấp.
- HS lên gấp và nêu cách gấp: gấp cạnh Ox trùng với cạnh Oy sau đó vuốt nếp gấp ta được tia phân giác.
- 2 HS lên gấp giấy.
- HS nhận xét: mỗi góc không phải là góc bẹt chỉ có một tia phân giác.
- HS đọc nhận xét.
- HS lên vẽ tia phân giác của góc bẹt.
- HS: góc bẹt có 2 tia phân giác.
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc.
VD/85 sgk
* Cách 1: Sgk/85
Hình vẽ: 
*Cách 2: Gấp giấy/sgk 86.
Z
* NX:sgk/86.
? /86
Hoạt động 4: Chú ý. (5p)
- Dựa vào hình vẽ ở mục 1. GV vẽ đường thẳng zz’ và giới thiệu zz’ là đường phân giác của góc xOy.
- Vậy đường phân giác của một góc là gì?
- Đây chính là nội dung phần chú ý.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Đường phân giác của một góc là đương thẳng chứa tia phân giác của góc đó.
3. Chú ý. Sgk/86
mn là đường phân giác của góc xOy
Hoạt động 5: Củng cố (10p)
- Cho HS làm BT30/87.
+ Gọi HS đọc đề.
+ Gọi HS lên bảng vẽ hình.
+ Gọi HS trình bày miệng câu a và lên bảng làm lại.
+ Gọi HS trình bày và lên bảng làm câu b.
+ Gọi HS trả lời câu c sau đó GV viết lên bảng.
- GV viết đề BT32/87 lên bảng phụ.
- Gọi HS đọc to đề bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm và mối nhóm thảo luận 1 câu: nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b, nhóm 3 câu c và nhóm 4 câu d. Cho các nhóm thảo luận trong 1 phút.
- Sau khi thảo luận GV gọi đại diện từng nhóm đọc to câu trả lời của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
( GV giải thích nếu HS không giải thích được).
- HS đọc đề.
- HS vẽ hình.
- HS trình bày và lên bảng viết.
- HS đọc đề.
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời:
N1: câu a sai.
N2: câu b sai.
N3: câu c đúng.
N4: câu d đúng.
BT30/87
a)Treân cuøng moät nöûa maët phaúng bôø chöùa tia O x vì Neân tia Ot naèm giöõa hai tia Ox vaø Oy. (1)
b)Vì tia Ot naèm giöõa hai tia Ox vaø Oy neân: .hay: 250 + =500
 Suy ra: =500-250=250
Vậy tOy = xOt (2)
c)Từ (1) và (2) suy ra tia Ot laø phaân giaùc cuûa goùc xOy.
Bài 32/sgk/87
S
S
Đ
Đ
 IV. HDVN:(1’)
Nhắc HS học bài.
Làm bài 31, 33, 34/ 87 sgk.
Chuẩn bị bài mới “ Luyên tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTia Phan Giac Cua 1 Goc.doc