Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 51 đến tiết 66

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 51 đến tiết 66

A/ Mục tiêu :

Qua bài này , HS cần :

 - Nắm được khái niệm về biểu thức đại số

- Biết tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số

- Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.

B/ Chuẩn bị :

 Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ

Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm

 C/ Tiến trình

 1ph 1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng

 6ph 2/ Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu sơ lược nội dung chương IV.

 30ph 3/ Giảng bài mới :

 Đặt vấn đề : Hôm nay ta nghiên cứu b

doc 30 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 51 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26-2-2007 §1. Khái niệm về biểu thức đại số 
	Tiết : 51 .Tuần 24
	A/ Mục tiêu :	
Qua bài này , HS cần :
	- Nắm được khái niệm về biểu thức đại số
- Biết tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu sơ lược nội dung chương IV.
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Hôm nay ta nghiên cứu bài học đầu tiên của chương
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Nhắc lại về biểu thức
GV: Ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: cộng; trừ; nhân ; chia ; nâng lên luỹ thừa, làm thành một biểu thức.Vậy em nào có thể cho ví dụ về một biểu thức?
GV: Những biểu thức như trên còn gọi là biểu thức số.
GV: Yêu cầu HS làm ví dụ trang 24 SGK.
GV: Cho HS làm tiếp ?1 SGK.
HĐ 2: K/n về biểu thức đại số :
GV: Nêu bài toán như SGK
GV: Hãy viết biểu thức tính chu vi hình chữ nhật của bài toán trên?
GV: Khi a = 2, ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào?
GV: Hỏi tương tự với a = 3,5?
GV: Biểu thức 2.(5 + a) là một biểu thức đại số.
GV: Cho HS làm ?2 SGK.
GV: Giới thiệu khái niệm biểu thức đại số như SGK
GV: Cho HS hoạt động nhóm ?3 SGK.
GV: Giới thiệu khái niệm biến số.
GV: Trình bày phần chú ý như SGK. Gọi 1 HS đọc to phần chú ý cho cả lớp theo dõi.
HS: Lấy ví dụ tuỳ ý.
HS: Đọc ví dụ SGK
HS: Biểu thức số tính chu vi hình chữ nhật đó là:
2.( 5 + 8 ) ( cm)
HS: Viết: 3.( 3 + 2) ( cm2)
HS: 2.( 5 + a)
HS: Hình chữ nhật có 2 cạnh là : 5 cm và 2 cm.
HS: Thực hiện ?2 SGK.
HS: Hoạt động nhóm ?3 SGK.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm, các HS theo dõi và nhận xét.
HS: Đọc to phần chú ý , các HS khác xem SGK.
1. Nhắc lại về biểu thức
2. Khái niệm về biểu thức đại số
 (SGK) 
Chú ý : (SGK) 
6ph	4/ Củng cố : GV: Cho HS đọc phần : Có thể em chưa biết. Cho HS làm các bài tập: 1; 2 trang 26 SGK. Cho HS làm bài tập 3 SGK dưới hình thức trò chơi:
 ( Treo 2 bảng phụ ghi đề bài tập 3)
 Luật chơi:Mỗi HS được ghép đôi 2 ý một lần, HS sau có thể sửa bài của bạn liền trước. Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng.Có 2 đội , mỗi đội gồm 5 HS.
2ph	5/ Dặn dò : Nắm vững thế nào là biểu thức đại số? Làm các bài tập: 4;5 trang 27 SGK. BT: 1;2;3;4;5 trang 9-10 SBT. Đọc trước bài : Giá trị của một biểu thức đại số.
	Ë Rút kinh nghiệm
a&b
Ngày soạn : 26-2- §2. Giá trị của một biểu thức đại số 
	Tiết : 52	 . Tuần 24	–&— 
	A/ Mục tiêu :
Qua bài này , HS cần :
	- Nắm vững cách tính giá trị của một biểu thức đại số .
 - Biết được cách tính giá trị của một biểu thức đại số ( biết cách trình bày lời giải của dạng toán này)
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS1 lên bảng chữa bài tập 4 trang 27 SGK? Hãy chỉ rõ các biến trong biểu thức ?( t + x – y). GV gọi HS2 lên bảng chữa bài tập 5 trang 27 SGK?
( câu a) 3.a + m ( đồng) ; câu b) 6.a – n( đồng) )
GV: Nếu với lương một tháng là a= 500 000 đ; thưởng là m= 100 000đ; phạt n = 50 000đ. Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a và câu b trên? ( GV gọi 2 HS lên bảng tính?)
Đáp: HS1 : 1600000 đ; HS2 : 2950000 đ)
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Ta nói 1600000 là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 500000và m = 100 000. Cách tính giá trị của một biểu thức đại số như thế nào?
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Giá trị của một biểu thức đại số
GV: Cho HS tự đọc vd1 trang 27 SGK.
GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói Tại m= 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5.
GV: Cho HS làm ví dụ 2 trang 27 SGK? ( gọi 2 HS )
GV(?) Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào?
HĐ 2: Áp dụng
GV: Cho HS làm ?1 SGK( 2 em )
GV: Cho làm ?2 SGK.
HS: Tự đọc ví dụ 1 SGK.
HS: Làm ví dụ 2 SGK.
HS: Ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
HS: 2 em là ?1, cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp.
HS: Làm trên bảng con.
1. Giá trị của một biểu thức đại số:
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến , ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
2. Áp dụng
 (SGK)
6ph	4/ Củng cố : GV: Tổ chức trò chơi. GV viết sẵn bài tập 6 trang 28 vào 2 bảng phụ, sau đó cho 2 đội tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.
Thể lệ thi:
-Mỗi đội cử 9 người xếp hàng lần lượt ở hai bên.
- Mỗi đội làm ở một bảng, mỗi HS tính giá trị một biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô trống ở dưới .
-Đội nào tính đúng và nhanh là thắng.
GV: Sau đó GV giới thiệu sơ lược về thầy giáo LÊ VĂN THIÊM.
2ph	5/ Dặn dò : Làm các bài tập: 7;8;9 trang 29 SGK + Từ bài 8 đến bài 12 trang 10 – 11 SBT. Đọc phần : Có thể em chưa biết.
Ë Rút kinh nghiệm
	 Bài tập 6 SGK:
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
a&b
 Ngày soạn : 5-3-2007 §3. Đơn thức 
	Tiết : 53	 .Tuần 25	a&b 
	A/ Mục tiêu :
Qua bài này , HS cần :
	- Nắm được biểu thức đại số nào đó là một đơn thức. 
- Biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức. Biết nhân hai đơn thức. Biết cách viết một đơn thức chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn. 
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : Tính giá trị của các biểu thức sau:
2x2 – 5 tại x = 
6m – 2n2 tại m =; n = -1
GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng thực hiện.
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Hôm nay ta nghiên cứu một dạng đơn giản của biểu thức đại số ?
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
GV: Cho HS thực hiện ?1 SGK có bổ sung thêm các biểu thức: 9;;x;y trên bảng phụ?
· GV : Các biểu thức nhóm 4 + 5 + 6 vừa viết là các đơn thức. Còn các biểu thức nhóm 1 + 2 + 3 vừa viết không phải là đơn thức.
· GV : Vậy theo em thế nào là đơn thức ?
· GV : Số 0 có phải là đơn thức không ? Vì sao ?
· GV : Cho HS làm SGK
Củng cố bằng bài tập 10 SGK.
HĐ 2: Đơn thức thu gọn
· GV : Xét đơn thức 10x6y3. Trong đơn thức trên có mấy biến?
Các biến đó có mặt mấy lần, và được viết dưới dạng nào?
GV:Ta gọi đơn thức 10x6 y3 là đơn thức thu gọn. 10: là hệ số của đơn thức; x6y3: là phần biến của đơn thức.
GV: Thế nào là đơn thức thu gọn?
GV: Các đơn thức ở mục 1, những đơn thức nào là đơn thức thu gọn? Những đơn thức nào không phải là đơn thức thu gọn?
GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK?
GV: Cho đơn thức: 2x5y3z. Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không?Hãy xác định phần hệ số? Phần biến?số mũ của mỗi biến?
GV: Tổng các số mũ của các biến là: 5+3+1= 9.Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
GV: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0 ?
GV: Cho HS đọc chú ý SGK
GV: Hãy tìm bậc của các đơn thức sau:
-5;-x2y; 2,5x2y; 9x2yz; -x6y6 
GV: Nêu ví dụ :
2x2y . 9xy4 = ?
GV : Hướng dẫn:
= (2.9).(x2.x)(y.y4)
= 18 x3 y5
GV: Muốn nhân hai đơn thức ta tiến hành như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc chú ý ở SGK
HS: Hoạt động nhóm:
Nhóm 1 + 2 + 3: Viết những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
Nhóm 4 + 5 + 6 : Viết những biểu thức còn lại.
HS: Trả lời như SGK.
HS: số 0 cũng là một đơn thức vì số 0 cũng là một số.
HS: Giải miệng SGK
HS: Trả lời miệng.
HS: Nêu được khái niệm như SGK.
HS: Chỉ ra được những đơn thức thu gọn.
HS: Đọc chú ý ở SGK.
HS: Nêu được khái niệm như SGK.
HS: Đọc chú ý .
HS: Thực hiện trên bảng con.
1. Đơn thức
Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số , hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Chú ý : Số 0 được gọi là đơn thức 0
2. Đơn thức thu gọn:
 ( SGK)
3. Bậc của đơn thức:
Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
Ví dụ:
2x5y3z có bậc là 9
4. Nhân hai đơn thức:
Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
 6ph	4/ Củng cố : Hãy cho biết các kiến thức cần nắm vững trong bài học này?Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm và kĩ năng đó? Cho HS làm bài tập 13 SGK?
 2ph	5/ Dặn dò : Bài tập về nhà 11 trang 32 SGK; 14,15,16,17,18 trang 11,12 SBT.
 Ngày soạn : 06-3-2007 §4. Đơn thức đồng dạng 
	Tiết : 54 Tuần 25 
	A/ Mục tiêu :
Qua bài này , HS cần :
	- Nắm được thế nào là hai đơn thức đồng dạng
- Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : Thế nào là đơn thức ? Cho ví dụ một đơn thức bậc 4 với các biến x, y, z?
Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0 ? Muốn nhân hai đơn thức ta tiến hành như thế nào? Chữa bài tập 17 trang 12 SBT.
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : 
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Đơn thức đồng dạng
GV: Cho HS làm SGK
GV: Các đơn thức viết đ ... : Làm các bài tập: 56 trang 48 SGK+ BT 43;44;46;47 trang 15-16 SBT
Hôm sau ôn tập chương IV: Nội dung
Trả lời 4 câu hỏi ôn tập chương IV vào vở bài tập
Làm các bài tập: 57;58;59 trang 49 SGK.
 GVHD: Bài tập 59
Phải kẻ bảng giống như SGK và điền đơn thức thích hợp vào ô trống.
Ë Rút kinh nghiệm
a&b
 Ngày soạn 12/4/2006 Ôn tập chương IV
	Tiết : 64
	A/ Mục tiêu :
Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số , đơn thức , đa thức.
 Rèn kĩ năng viết đơn thức , đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài . Tính giá trị của biểu thức đại số , thu gọn đơn thức , nhân đơn thức.
Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS. Nhận xét việc học ở nhà của các em.
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Để giúp các em nắm được những vấn đề của chương IV một cách vững chắc. Hôm nay ta tiến hành ôn tập chương IV.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Ôn tập về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.
GV: Biểu thức đại số là gì?Cho ví dụ?
GV: Thế nào là đơn thức? Hãy viết một đơn thức của hai biến x,y có bậc khác nhau?
GV: Bậc của đơn thức là gì? 
Hãy tím bậc của các đơn thức sau: x; ½; 0?
GV: Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ?
GV: Đa thức là gì? Viết một đa thức một biến xcó 4 hạng tử, trong đó hệ số cao nhất là –2, hệ số tự do là 3.
GV: Bậc của đa thức là gì?Tìm bậc của đa thức vừa viết?
GV: Treo bảng phụ và cho HS làm các bài tập trắc nghiệm:
1) Các câu sau đây Đ hay S:
a) 5x là một đơn thức.
b) 2x3y là đơn thức bậc 3
c) ½ x2yz – 1 là đơn thức.
d) x2 + x3 là đa thức bậc 5
e) 3x2 –xy là đa thức bậc 2
f) 3x4 – x3 –2 – 3x4 là đa thức bậc 4.
2) Hai đơn thức sau là đồng dạng. Đ hay S?
2x3 và 3x2
(xy)2 và y2x2
x2y và 1/2xy2
–x2y3 và xy2.2xy
GV: Gọi đồng thời 2 HS lên bảng làm bài tập 58/ trang 49 SGK
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài tập 59 SGK và cho HS giải miệng?
GV: Cho HS hoạt động nhóm bài tập 61 SGK?
HS: Trả lời được khái niệm biểu thức đại số.Lấy được ví dụ.
HS: Lấy ví dụ: 2x2y; 1/3xy3,
HS:Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
HS: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.Tự cho ví dụ.
HS: Đa thức là một tổng của những đơn thức.
HS: Viết được đa thức theo các yêu cầu.
HS: Nhắc lại được bậc của đa thức, bậc của đa thức một biến. HS: Thực hiện cá nhân ( giải miệng)
HS: Trả lời miệng bài tập 1.
HS: Trả lời miệng bài tập 2
HS: 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp mở vở bài tập để đối chiếu và nhận xét.
HS: Cả lớp tham gia giải miệng bài tập 59 SGK.
HS: Hoạt động nhóm bài tập 61 SGK
Nhóm 1+2+3: câu a
Nhóm 4+5+6: câu b
A) Ôn tập về biểu tức đại số , đơn thức , đa thức.
I. Lí thuyết:
1) Biểu thức đại số:
2) Đơn thức.
Đa thức:
II) Bài tập:
Bài1:
Đ
S
S
S
Đ
S
Bài 2:
a.S
b.Đ
c.S
d.Đ
Bài tập 58/ trang 49 SGK.
Bài tập 59/ SGK
Bài tập 61/ SGK.
 6ph	4/ Củng cố : Nhắc lại các kiến thức đã được ôn tập.
 2ph	5/ Dặn dò : Bài tập về nhà 62;63;65 trang 50- 51 SGK; 51;52;53 trang 16 SBT.
Tiết sau tiếp tục ôn tập.
Ë Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn : 17/4/2006 Ôn tập cuối năm (tiết 1)
	Tiết : 65	–&— 
	A/ Mục tiêu :
 Kiến thức :Củng cố những kiến thức cơ bản của chương III và chương IV.
Kĩ năng : Lập bảng tần số , tính số trung bình cộng ; cộng , trừ đa thức một biến. 
Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi tính toán.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS. Nhận xét việc học ở nhà của các em.
 30ph	3/ Ôn tập :
	 Đặt vấn đề : Để giúp các em nắm được những vấn đề cơ bản của chương III và IV một cách vững chắc chuẩn bị cho thi HK II. Hôm nay ta tiến hành ôn tập cuối năm ở hai chương trên.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Chương III
GV: Cho HS xem lại bảng tóm tắt trang 6 SGK tập II.
GV: Cấu tạo bảng tần số dùng để tính số trung bình cộng của dấu hiệu?
GV: Nêu lại công thức tính số TBC, giải thích các kí hiệu?
GV: Mốt của dấu hiệu là gì?
GV: Nêu các bài tập sau cho HS thực hiện:
Bài 1:
Giá trị có tần số lớn nhất trong bảng giá trị là:
Giá trị
Mốt
Tần số
Số trung bình cộng
Bài 2:
Một vận động viên bắn 20 phát súng, kết quả điểm ghi ở bảng sau:
6
7
8
9
10
8
9
7
6
8
8
10
9
9
8
9
Lập bảng tần số?
Tính điểm bắn trung bình của vận động viên đó? HĐ 2: Chương IV
GV: Cho HS xem lại bảng tổng kết chương IV vừa rồi đã ôn.
GV: Cho HS làm các bài tập sau:
Bài 1:
Đa thức P(x) = 4x2 –5x2y2+2y3 có bậc là:
A.1; B.2 ; C. 3 ; D. 4
Bài 2: Đa thức P(x) = 2x + 6 có nghiệm là:
A.6; B.3; C. –3 ; D. –6
Bài 3:Đơn thức nào đồng dạng với đơn thức –3x2y3
A.9x2y3; B.-3x3y2; C.7(xy)3;D.6x2y2
Bài 4: Giá trị của đa thức P(x) = x2 –4x + 3 tại x = -1 là:
A. 0; B.8; C.-8; D. Một kết quả khác.
Bài 5: Cho đa thức P(x) = 5x3 +2x4-x2 +3x2 -x3 -x4 + 1 –4x3
Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo luỹ thừa giảm của biến?
Tính P(-1)
Tính P(x) – Q(x) ; với Q(x) = x4 + x2 + 1.
HS: Đọc bảng tóm tắt.
HS: Nhắc lại được.
HS: Nêu công thức tính và giải thích các kí hiệu.
HS: Là giá trị có tần số lớn nhát trong bảng tần số.
HS: Giải miệng bài tập trắc nghiệm, chọn câu đúng. HS: 
Hoạt động nhóm bài tập 2
HS: Cử đại diện nhóm trình bày ( 1 nhóm)
HS: Xem lại bảng tổng kết chương IV.
HS: Giải miệng trên bảng phụ các bài tập trắc nghiệm từ bài tập 1 đến bài tập 4.
HS: Hoạt động nhóm bài tập 5.
A) Chương III: Thống kê
I) Lí thuyết:
1. Bảng tóm tắt trang 6 SGK tập II.
2. Lập bảng tần số dùng để tính số trung bình cộng của dấu hiệu:( 4 cột)
Giá trị(x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
.
.
.
.
.
.
.
.
.
X
N=
Tổng
+) Công thức tính số trung bình cộng:
( k < N)
+) Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số , kí hiệu là Mo
II) Bài tập:
B) Chương IV: Biểu thức đại số.
I. Lí thuyết:( Xem bảng tổng kết chương IV- vừa rồi đã ôn )
II. Bài tập:
Bài tập5:
a) P(x) = x4 +2x2 + 1
b) P(-1) = (-1)4 + 2(-1)2 + 1
= 1 +2+1 = 4
c) P(x) – Q(x) = x2
 6ph	4/ Củng cố : Khi nào a là nghiệm của đa thức f(x)? Cách tìm nghiệm của đa thức?
 Cách tính giá trị của một biểu thức?
 2ph	5/ Dặn dò : Học ôn 2 chương III và IV để chuẩn bị thi HK II
 Làm các bài tập: Phần ôn tập cuối năm môn đại số trang 88 đến 91 SGK.
Ë Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:20/04/2006 	ÔN TẬP CUỐI NĂM ( Tiết 2)
Tiết: 66	
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:Củng cố lại những kiến thức cơ bản của hai chương III và IV thông qua các bài tập tổng hợp.
Kĩ năng: Giải thành thạo các bài tập tổng hợp.
Thái độ:Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén khi tính giá trị của biểu thức; thu gọn các hạng tử đồng dạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV:Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
HS:Nắm vững những vấn đề cơ bản của chương III và IV.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định lớp:( 1/)
2) Kiểm tra bài cũ:(6/)
GV kiểm tra việc ôn tập ở nhà của học sinh thông qua vở bài tập.Nhận xét việc học ở nhà của các em.
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: ( 1/) Để giúp các em nắm được những vấn đề của chương trình học kì II môn đại số một cách vững chắc, hôm nay ta tiến hành ôn tập tiếp theo.
b) Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
30/
HĐ 1: Đề luyện tập
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề luyện tập sau cho HS thực hiện:
Bài 1: Trong bài tập dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C. Hãy khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng:
Điểm kiểm tra toán của các bạn trong một tổ được ghi ở bảng sau:
Tên 
Điểm 
Hà
8
Hiền
7
Bình
7
Hưng
10
Phú
3
Kiên
7
Hoa
6
Tiến 
8
Liên 
6
Minh
7
a) Tần số của điểm 7 là:
A.7 ; B. 4 ; C. Hiền , Bình, Kiên , Minh.
HS: Theo dõi đề bài trên bảng phụ và thực hiện.
HS: Giải miệng bài tập 1
Bài 1:
a) B. 4 
b) C. 6,9
b) Số trung bình cộng của điểm kiểm tra của tổ là:
7; B. 7/10 ; C . 6,9
Bài 2: Tìm x biết:
(3x + 2) –(x – 1) = 4 ( x+ 1)
Bài 3: Cho đa thức :
P(x) = 5x3 +2x4 – x2 +3x2 –x3 – x4 + 1 – 4x3.
Thu gọn đa thức và sắp xếp các hạng tử của đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến.
TínhP(1) ; P(-1)?
Chứng tỏ rằng đa thức trên không có nghiệm.
GV: Nhận xét vịêc hoạt động nhóm của các em .
HS: Hoạt động nhóm bài tập 2.
HS: Hoạt động nhóm bài tập 3
HS: Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày ( 2 nhóm); HS cả lớp theo dõi và nhận xét .
Bài 2: 
3x + 2 –x +1 = 4x + 4
3x – x – 4x = 4 – 2 – 1
- 2x = 1
x = - 1/2
Bài 3: 
Thu gọn: P(x) = x4 +2x2 + 1
P(1) = 3; P(-1) = 3
Chứng tỏ P(x) không có nghiệm:
x4 0; 2x2 0 với mọi x. Do đó: P(x) = x4 + 2x2 +1 > 0 , với mọi x
Suy ra P(x) không có nghiệm.
5/
HĐ 2: Củng cố
GV: Cách cộng, trừ đa thức một biến? 
GV: Khi nào x = a là nghiệm của đa thức P(x)?
GV: Trong một bài toán thống kê, khi yêu cầu tính số trung bình cộng ta lập bảng tần số như thế nào?
HS: Nhắc lại 2 cách.
HS: x = a là nghiệm của đa thức P(x) khi P(a) = 0 .
HS: Bảng tần số gồm 4 cột và tính trức tiếp số trung bình cộng trên bảng tần số.
4) Hướng dẫn học ở nhà:(2/)
 Học ôn lại toàn bộ nội dung 2 chương III và IV ( lí thuyết lẫn bài tập)
 Chuẩn bị thi học kì II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong IV.doc