I/ Mục tiêu: Qua bài này học sinh nắm được:
1) Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, biến của biểu thức đại số.
- Tự lấy được các ví dụ về biểu thức đại số, thấy được lợi ích của biểu thức đại số.
2) Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt từ lời nói sang biểu thức và ngược lại.
3) Thái độ : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận chính xác.
II/ Chuẩn bị:
GV: Máy tính, máy chiếu đa năng.
HS: Sách giáo khoa, đồ dùng
Ngày soạn: 25 tháng 2 năm 2009 Ngày dạy: 26 tháng 2 năm 2009 Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Lệ Trường THCS Quảng Tâm. Đại số: Tiết 51 Khái niệm về biểu thức đại số I/ Mục tiêu: Qua bài này học sinh nắm được: Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, biến của biểu thức đại số. - Tự lấy được các ví dụ về biểu thức đại số, thấy được lợi ích của biểu thức đại số. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt từ lời nói sang biểu thức và ngược lại. Thái độ : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận chính xác. II/ Chuẩn bị: GV: Máy tính, máy chiếu đa năng. HS: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập III/ Các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Giới thiệu chương IV – Biểu thức đại số Giới thiệu một số nội dung chính trong chương. - Xem trên màn hình Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức - Thế nào là biểu thức ? - Lấy ví dụ về biểu thức ? - Giới thiệu những biểu thức đó còn gọi là biểu thức số. - Yêu cầu làm bài toán: ( có ghi đề bài trên màn hình ) Rộng Dài Biểu thức biểu thị 2 (cm) 8 (cm) Chu vi: 5 (cm) Hơn rộng 2(cm) Diện tích: 5 (cm) 7 (cm) Chu vi: 5 (cm) a (cm) ( a > 5) Chu vi: x (cm) Hơn rộng 2(cm) Diện tích: ( Gv xuống lớp hướng dẫn them HS yếu) - Nhận xét 2 biểu thức sau có gì khác với 3 biểu thức trên? - Thông báo đó là biểu thức đại số. - Nhắc lại: Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng trừ nhân chia, nâng lên luỹ thừa, làm thành biểu thức. - Lấy từ 3 đến 5 ví dụ.(mỗi em lấy 1 VD ) - HS làm bài toán: Cho hình chữ nhật có kích thước như sau. Hãy viết các biểu thức thích hợp . - HS viết được các biểu thức 2. ( 2 + 8 ) ; 5.(5 + 2); (5 + 7). 2 5. a ; x.( x + 2) - So sánh sự khác nhau. - ở 2 biểu thức đó có chứa chữ. Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số - Qua k/n về biểu thức và 2 biểu thức đại số viết được ở bài toán trên em hiểu thế nào về biểu thức đại số? - Hãy lấy ví dụ về biểu thức đại số? ( GV lấy thêm VD cho nhiều dạng; VD về các công thức toán, lý) - Giới thiệu về cách viết gọn trong biểu thức đại số. - Các chữ trong biểu thức đại số gọi là biến số ( biến). - Hãy chỉ ra các biến trong các biểu thức đại số trên? - ?1, ?2 đã được làm trong bài toán trên - Yêu cầu làm ?3 ( Gv xuống lớp hướng dẫn them HS yếu) - Yêu cầu 2 HS lên ghi biểu thức - Nếu có HS ghi biểu thức a) là x.30 (km). b) 35y + 5x (km) có đúng không? tại sao? - Gv nêu chú ý sgk. - Là những biểu thức trong đó không chỉ có các số được nối với nhau bởi dấu của phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, mà còn có cả chữ. - HS lấy các ví dụ ( tương tự sgk0 - Xem thêm sgk - Chỉ ra các biến trong biểu thức đại số. - Đọc đề bài và làm ?3 ( HS nháp và lên bảng ghi biểu thức) a) 30x (km) b) 5x + 35y (km) - Vì các chữ đại diện cho số tuỳ ý nên khi thực hiện phép toán trên chữ ta có thể áp dụng những t/c quy tắc phép toán như trên số. - Xem chú ý sgk. Hoạt động 4: củng cố - Các em đã được biết khái niệm về các biểu thức đại số. Tất cả các biểu thức được viết ở trên đều là biểu thức đại số. - Trong thực tế còn rất nhiều các biểu thức đại số chẳng hạn như bài tập sau: - Yêu cầu làm nhanh bài tập 1 (sgk). - (Gv xuống lớp hướng dẫn thêm HS yếu) * Gv cho hs thực hiện bài tập 3 bằng cách tổ chức trò chơi. “ tiếp sức” - Chọn 2 đội, mỗi đội có 5 em. - Mỗi em được ghép đôi 2 ý một lần ( có thể sửa bài của bạn liền trước) - Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng. - Nhận xét bài của 2 đội chơi và thưởng điểm. - Cùng ý nghĩa như nhau nhưng cột nào diễn đạt ngắn gọn hơn? - Trong thực tế các biểu thức đại số còn có ở đâu ta làm tiếp BT 5 (sgk) * Yêu cầu làm bài tập 5 (sgk) - Một quý có bao nhiêu tháng. - Số tiền nhận được trong một quý nếu đảm bảo ngày công và hiệu xuất cao là bao nhiêu? - Trong hai quý ( có 1 ngày nghỉ không phép) người đó nhận được bao nhiêu tiền? - GV liên hệ thực tế về tính kỷ luật trong lao động. - HS được nêu lại khái niệm về biểu thức đại số. - Hiểu rộng hơn về biểu thức đại sô. * Bài tập 1 (sgk) - HS lên bảng ghi biểu thức. a) x + y hoặc y + x b) xy hoặc yx c) (x + y)(y – x). - Nhận xét bài của bạn. * HS tìm hiểu luật chơi. - Thực hiện chơi theo luật Gv nêu ra - HS dưới lớp là giám khảo theo dõi các bạn chơi, nhận xét. - Qua bài này ta thấy các biểu thức đại số được diễn đạt gọn gàng hơn cách diễn đạt bằng lời. Bài tập 5(sgk): - Đọc đề bài và suy nghĩ. - Biểu thị được biểu thức : a) 3a + m (đồng) b) 6a – n (đồng) - Hiểu thêm về tính kỷ luật trong lao động Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại SGK, học thuộc khái niệm biểu thức đại số, biến số. - Làm bài tập 2, 4 (sgk) và 1 đến 5 (sbt). - Đọc thêm mục “có thể em chưa biết”. - Chuẩn bị bài “Giá trị của một biểu thức đại số”.
Tài liệu đính kèm: