Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức

I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

 - Hiểu và nắm vững định nghĩa đa thức.

 - Nhận biết được đa thức thu gọn. Biết cách thu gọn đa thức, phân biệt được các hạng tử của đa thức.

 - Biết cách xác định bậc của đa thức có hệ số khác 0.

 - Vận dụng các kiến thức mới để giải bài tập.

 - Củng cố một số kiến thức: đơn thức, bậc của đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng xác định đa thức, bậc của đa thức có hệ số khác 0.

 - Rèn luyện kỹ năng thu gọn một đa thức.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tính toán cẩn thận.

3. Thái độ:

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 5945Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài dạy
-----bừa-----
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Xuân Bình
Họ và tên giáo sinh: Cao Ngọc Giang
Lớp dạy: 75. Tiết 2.
Ngày soạn: Thứ 7- 15/03/2008
Ngày dạy: Thứ 2- 17/03/2008
 Tiết 56: Đa thức
I - Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Hiểu và nắm vững định nghĩa đa thức.
 - Nhận biết được đa thức thu gọn. Biết cách thu gọn đa thức, phân biệt được các hạng tử của đa thức.
 - Biết cách xác định bậc của đa thức có hệ số khác 0.
 - Vận dụng các kiến thức mới để giải bài tập. 
 - Củng cố một số kiến thức: đơn thức, bậc của đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng...
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng xác định đa thức, bậc của đa thức có hệ số khác 0.
 - Rèn luyện kỹ năng thu gọn một đa thức.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tính toán cẩn thận.
3. Thái độ:
 - Rèn luyện thái độ học tập tích cực. 
 - Có tinh thần, trách nhiệm trong công việc, có hứng thú trong học tập.
 - Rèn luyện cho HS đức tính lao động mới. 
II – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nội dung bài dạy; bảng phụ: Hình vẽ (Tr 36 - SGK), ví dụ; bút viết; phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Học sinh học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.
 - Nắm vững kiến thức: đơn thức, bậc của đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng...
III - Phần lên lớp - Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
Thời gian: 5 Phút
? Em hãy tìm các đơn thức đồng dạng và tính tổng của các đơn thức sau đây:
5xyz ; xyz ; x ; y ; - 8xyz
HS: Các đơn thức đồng dạng là:
5xyz ; xyz ; - 8xyz
Tổng của các đơn thức:
5xyz + xyz + (-8xyz) 
= (5 + 1- 8)xyz
GV đặt vấn đề: Trong những tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm: đơn thức. Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm một khái niệm mới, đó là: đa thức.
Hoạt động 1: Đa thức.
Thời gian: 11 Phút.
1. Đa thức:
- GV treo bảng phụ và mô tả: Hình vẽ
 (Tr 36 - SGK).
- GV: Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình tạo bởi một tam giác vuông và hai hình vuông dựng về phía ngoài trên hai cạnh góc vuông x, y.
- GV treo bảng phụ: Cho các đơn thức:
- GV: Hãy lập tổng các đơn thức trên.
- GV: Cho biểu thức:
? Em có nhận xét gì về các phép tính trong biểu thức?
- GV: Biểu thức này là một tổng đại số các đơn thức. Vậy ta có thể viết như thế nào để thấy rõ điều đó.
- GV: Các biểu thức trên là những ví dụ về đa thức, trong đó mỗi đơn thức gọi là hạng tử.
? Theo em thế nào là đa thức?
- GV yêu cầu HS đọc định nghĩa.
- GV: Hãy chỉ rõ các hạng tử của các đa thức trên.
- GV: Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa như: A, B, D, E
Ví dụ: N = 
- GV: Yêu cầu HS làm ? 1 (Tr37 - SGK).
- GV: Gọi HS trả lời.
- GV: Nêu chú ý (Tr37 - SGK):
Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
Vì mỗi đơn thức có thể viết thành tổng của đơn thức đó với các đơn thức có hệ số bằng 0.
- HS: quan sát hình vẽ.
- HS trả lời:
- HS trả lời: 
- HS: Biểu thức
 gồm phép cộng, phép trừ các đơn thức.
- HS trả lời:
- HS: Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
- HS: đọc định nghĩa (Tr 37 - SGK).
- HS trả lời:
Các hạng tử của đa thức thứ nhất: 
Các hạng tử của đa thức thứ hai:
Các hạng tử của đa thức thứ ba:
- HS làm ? 1 (Tr37 - SGK).
Viết một đa thức và chỉ rõ các hạng tử của đa thức đó.
Hoạt động 2: Thu gọn đa thức.
Thời gian: 10 Phút.
2. Thu gọn đa thức.
- GV: Trong đa thức:
A = 
Có những hạng tử nào đồng dạng với nhau?
- GV: Những hạng tử là các đơn thức đồng dạng còn gọi tắt là hạng tử đồng dạng.
- GV: Em hãy thực hiện cộng các hạng tử đồng dạng trong đa thức A.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện. Gọi HS1 
lên bảng trình bày.
? Trong đa thức: còn có hạng tử nào đồng dạng với nhau không?
- GV: Ta gọi đa thức là dạng thu gọn của đa thức A. Cách làm như trên đã thực hiện thu gọn đa thức đó. 
- GV yêu cầu HS làm ? 2 (Tr 37 - SGK).
- GV: Gọi HS2 lên bảng trình bày.
- HS: Hạng tử đồng dạng với nhau là: và 
 và 
 và .
- HS1 lên bảng trình bày:
A = 
A = 
- HS: Trong đa thức đó không còn hạng tử nào đồng dạng với nhau.
- HS làm ? 2 (Tr 37 - SGK).
Thu gọn đa thức sau:
 Q = 
Q = 
Hoạt động 3: Bậc của đa thức
Thời gian: 10 Phút.
3. Bậc của đa thức.
- GV: Cho đa thức: 
 B = 
? Em hãy cho biết đa thức B có ở dạng thu gọn không? Vì sao?
- GV: Em hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức B và bậc của mỗi hạng tử.
? Bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu? Của hạng tử nào?
- GV: Ta nói 7 là bậc của đa thức B.
? Vậy bậc của đa thức là gì?
- GV: Gọi một HS nhắc lại định nghĩa.
- GV yêu cầu HS làm ? 3 (Tr 38-SGK).
- GV: Cho HS hoạt động nhóm theo bàn. Gọi một HS lên bảng trình bày.
- GV: Khi tìm bậc của đa thức chúng ta nên thu gọn đa thức trước và tìm bậc của hạng tử có bậc cao nhất.
- GV nêu phần chú ý (Tr 38 - SGK):
Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc.
Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó.
- HS: Đa thức B ở dạng thu gọn vì trong B không còn hạng tử đồng dạng với nhau.
- HS trả lời:
Hạng tử: có bậc 7.
Hạng tử: có bậc 5.
Hạng tử: có bậc 6.
Hạng tử: có bậc 0.
- HS: Bậc cao nhất trong các bậc đó là bậc 7 của hạng tử .
- HS: Bậc của đa thức là trong dạng thu gọn của đa thức đó.
- HS làm ? 3 (Tr 38-SGK):
Q = 
Q = 
Đa thức Q có bậc 4.
- HS: Đọc chú ý (Tr 38 - SGK).
Hoạt động 4: Củng cố - luyện tập.
Thời gian: 7 Phút.
4. Luyện tập.
- GV cho HS làm bài 24 (Tr 38 - SGK).
- GV: Gọi HS đọc đề bài.
- GV: Hướng dẫn HS khai thác bài toán.
- GV: Gọi hai HS lên bảng trình bày.
- GV treo bảng phụ: 
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
1. Đa thức có bậc là: 
a. 5 b. 13 c. 3 d. 7
2. Đa thức có bậc là:
a. 6 b. 8 c. 0 d. không có bậc.
3. Đa thức thu gọn của đa thức 
Q = là:
a. b. 
c. d. 
- HS làm bài tập 24 (Tr 38 - SGK).
HS1: Câu a.
Số tiền mua 5 kg táo và 8 kg nho là:
 (5x + 8y) (đồng)
5x + 8y là một đa thức.
HS2: Câu b.
Số tiền mua 10 hộp táo và 15 hộp nho là: (10.12)x + (15.10)y =
 = 120x + 150y. (đồng)
120x + 150y là một đa thức.
- HS trả lời:
1. c. 3 
2. b. 8 
3. d. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 2 Phút.
Ôn lại các kiến thức cơ bản của bài học: đa thức, đa thức thu gọn, cách xác định bậc của đa thức có hệ số khác 0, biết thu gọn đa thức.
Hướng dẫn bài 27 (Tr 38 - SGK).
áp dụng làm bài tập 25 (Tr 38 - SGK) ; 24, 25, 26, 27 (Tr 13 - SBT).
 Đồng Hới, Ngày 15 tháng 03 năm 2008.
 Giáo viên hướng dẫn:
 Đỗ Xuân Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docda thuc t56lop 7.doc