Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: HS cần đạt được:

- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung).

- Làm quen với các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số của một giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.

2) Kĩ năng:

- Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.

- Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3) Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiến để ham thích học toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.

2) HS: Xem trước bài “ Thu thập số liệu thống kê, tần số”.

III. Tiến trình bài dạy:

1) Kiểm tra bài cũ:

2) Dạy nội dung bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2010	 
Ngày dạy: 29/12/2010	 
Tiết: 41 - Tuần: 19
Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số
Mục tiêu:
Kiến thức: HS cần đạt được:
Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung).
Làm quen với các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số của một giá trị.
Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.
Kĩ năng: 
Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.
Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiến để ham thích học toán.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.
HS: Xem trước bài “ Thu thập số liệu thống kê, tần số”.
Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (7’)
- Yêu cầu HS tự đọc ví dụ SGK trang 4.
- Cho HS đọc hết phần 1 SGK.
- Giới thiệu thế nào là thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
- Cho HS quan sát tiếp bảng 2.
- Tự đọc ví dụ và quan sát bảng 1.
- Tự đọc SGK.
- Hiểu thế nào là thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
- Quan sát bảng 2.
Ví dụ: SGK trang 4.
- Bảng 1 là bảng số liệu thống kê ban đầu.
- Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
2. Dấu hiệu (10’):
- Gọi 1HS trả lời ?2 SGK trang 5.
- Nêu khái niệm dấu hiệu.
- Vậy dấu hiệu ở bảng 1 là gì?
- Giới thiệu đơn vị điều tra: trong bảng 1.
- Yêu cầu HS làm ?3 SGK trang 5.
- Gọi 1HS trả lời.
- Quan sát lại bảng 1, cho biết số cây trồng được của lớp 6C?
- Ứng với mỗi lớp (đơn vị điều tra) có một số liệu, số liệu đó được gọi là một giá trị của dấu hiệu.
- Giới thiệu cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu”.
- Giới thiệu “dãy giá trị của dấu hiệu”.
- Gọi 1HS trả lời ?4 SGK trang 6.
- Nội dung điều tra: số cây trồng được của mỗi lớp.
- Chú ý nghe và ghi bài.
- Số cây trồng được của mỗi lớp.
- Chú ý nghe và ghi bài.
- Làm ?3 SGK.
- 20 đơn vị điều tra. 
- Lớp 6C trồng được 28 cây.
- Chú ý nghe và ghi bài vào tập.
- Chú ý nghe và ghi bài.
- Chú ý nghe GV giảng bài.
- Dấu hiệu X ở bảng 1 có 40 giá trị. 
- Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu. Được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa X, Y,
Ví dụ: bảng 1:
- Dấu hiệu X: Số cây trồng được của mỗi lớp.
- Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
3 SGK trang 5:
Trong bảng 1 có 40 đơn vị điều tra.
- Ứng với mỗi lớp (đơn vị điều tra) có một số liệu, số liệu đó được gọi là một giá trị của dấu hiệu.
- Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số đơn vị điều tra, được kí hiệu là N.
- Các giá trị của cột “số cây trồng được” ở bảng 1 ọi là dãy giá trị của dấu hiệu X (số cây trồng được của mỗi lớp).
?4 SGK trang 6: dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị.
3. Tần số của mỗi giá trị (13’):
- Yêu cầu lớp quan sát lại bảng 1 và trả lời câu hỏi ?5, ?6 SGK trang 6 (hoạt động nhóm, mỗi nhóm gồm 4HS).
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trả lời ?5 SGK.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trả lời ?6 SGK.
- Giới thiệu khái niệm tần số.
- Yêu cầu HS làm ?7 SGK trang 6.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS.
- Gọi 1HS đọc chú ý SGK trang 7.
- Hoạt động nhóm.
- Có 4 số khác nhau; các số khác nhau là: 35, 30, 28, 50.
- Số 30 xuất hiện 9 lần; số 28: 2 lần; số 50: 3 lần.
- Chú ý nghe GV giảng bài.
- Làm ?7 SGK trang 6.
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập.
- 1HS đọc chú ý, các HS còn lại chú ý nghe.
?5 SGK trang 6:
- Có 4 số khác nhau; các số khác nhau là: 35, 30, 28, 50.
?6 SGK trang 6:
- Số 30 xuất hiện 8 lần; số 28: 2 lần; số 50: 3 lần.
*) Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của các dấu hiệu đó.
- Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x.
- Tần số của một giá trị được kí hiệu là n.
?7 SGK trang 6.
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau, đó là 35; 30; 28; 50 có các tần số tương ứng là: 7; 8; 2; 3.
Củng cố - luyện tập (5’):
Thế nào là dấu hiệu? Giá trị của dấu hiệu?
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu có mối quan hệ như thế nào với số các đơn vị điều tra?
Thế nào là tần số?
Hướng dẫn học tập ở nhà (10’): 
Học kĩ lí thuyết.
Làm BT 1, 2, 3, 4 SGK trang 7, 8, 9.
Hướng dẫn làm BT 2:
Bạn An quan tâm đến điều gì? Đó chính là dấu hiệu. Dấu hiệu có tất cả bao nhiêu giá trị (bằng với đơn vị điều tra)?
Hãy tìm các giá trị khác nhau trong dãy giá trị đó.
Viết các giá trị khác nha, tìm tần số.
BT 3, 4 làm tương tự như BT2, lần lượt trả lời các câu hỏi SGK.
*) Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41bai1.doc