I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
2) Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu.
- Biết cách từ bảng tần số viết lại một bảng số liệu ban đầu.
3) Thái độ:
- HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hằng ngày.
- Cẩn thận trong khi lập bảng “tần số”.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.
2) HS: Xem trước bài “ Luyện tập”.
III. Tiến trình bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ (8’):
- Tần số của mỗi giá trị là gì?
- Sửa BT 5 SGK trang 11.
2) Dạy nội dung bài mới:
Ngày soạn: 04/01/2011 Ngày dạy: 07/01/2011 Tiết: 44 - Tuần: 20 Luyện tập Mục tiêu: Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu. Biết cách từ bảng tần số viết lại một bảng số liệu ban đầu. Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hằng ngày. Cẩn thận trong khi lập bảng “tần số”. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng. HS: Xem trước bài “ Luyện tập”. Tiến trình bài dạy: Kiểm tra bài cũ (8’): Tần số của mỗi giá trị là gì? Sửa BT 5 SGK trang 11. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính Luyện tập (27’): Bài 7 SGK trang 11 - Gọi 1HS đọc đề bài. - Dấu hiệu là gì? Số giá trị là bao nhiêu? - Lập bảng “tần số”, ta cần biết điều gì? - Từ bảng “tần số” hãy rút ra nhận xét. - Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải. - Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS. Bài 8 SGK trang 11 - Gọi 1HS đọc đề bài. - Dấu hiệu là gì? Xạ thủ bắn bao nhiêu phát? - Hãy lập bảng “Tần số” và rút ra nhận xét: +) Điểm thấp nhất? +) Điểm cao nhất? +) Số điểm nào chiếm tỉ lệ cao? - Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải. - Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS. Bài 9 SGK trang 11 - Gọi 1HS đọc đề bài. - Dấu hiệu là gì? Số giá trị là bao nhiêu? - Hãy lập bảng “Tần số” và rút ra nhận xét: +) Thời gian giải bài toán nhanh nhất là bao nhiêu? +) Thời gian giải bài toán chậm nhất là bao nhiêu? +) Số bạn giải một bài toán trong thời gian nào chiếm tỉ lệ cao? - Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải. - Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS. Bài 7 SGK trang 11 - Đọc đề bài. - Dấu hiệu: Tuổi nghề của một số công nhân trong một phân xưởng. Số các giá trị: 25. - Ta cần biết các giá trị khác nhau, mỗi giá trị có một tần số tương ứng. - Chú ý nghe GV hướng dẫn. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 8 SGK trang 11 - Đọc đề bài. - Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn của xạ thủ. Xạ thủ bắn 30 phát. - Lập bảng “tần số”. +) Điểm số thâp nhất: 7. +) Điểm số cao nhất: 10. +) Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 9 SGK trang 11 - Đọc đề bài. - Dấu hiệu: Thời gian giải bài toán của mỗi HS. Số giá trị: 35. - Lập bảng và rút ra nhận xét: +) Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút. +) Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút. +) Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. - Lên bảng làm bài. - Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập. Bài 7 SGK trang 11 a) - Dấu hiệu: Tuổi nghề của một số công nhân trong một phân xưởng. - Số các giá trị: 25. b) Bảng tần số: Giá trị (x) 1 2 3 4 5 Tần số (n) 1 3 1 6 3 6 7 8 9 10 1 5 2 1 2 N=20 *) Nhận xét: - Tuổi nghề thấp nhất là 1 (năm). - Tuổi nghề cao nhất là 10 (năm). - Giá trị có tần số lớn nhất là 4. - Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân “chụm” vào một khoảng nào. Bài 8 SGK trang 11 a) - Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn của xạ thủ. - Xạ thủ bắn 30 phát. b) Bảng tần số: Điểm số (x) 7 8 9 10 Tần số (n) 3 9 10 8 N=30 *) Nhận xét: - Điểm số thâp nhất: 7. - Điểm số cao nhất: 10. - Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài 9 SGK trang 11 Thời gian (x) 3 4 5 6 7 Tần số (n) 1 3 3 4 5 8 9 10 11 3 5 N=35 *) Nhận xét: +) Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút. +) Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút. +) Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. Củng cố - luyện tập (5’): Dấu hiệu là gì? Thế nào là số các giá của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì? Cách lập bảng “Tần số”? Hướng dẫn học tập ở nhà (5’): Học lý thuyết bài 1, cách lập bảng “Tần số”; làm lại các bài tập đã giải. Xem trước bài “Biểu đồ”: +) Cách lập biểu đồ đoạn thẳng: Cột thẳng đứng? Trục nằm ngang? +) Các bước lập biểu đồ? *) Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: