Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 59: Đa thức một biến

Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 59: Đa thức một biến

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- HS biết khái niệm, kí hiệu đa thức một biến; bậc của đa thức một biến.

2) Kĩ năng:

- Biết sắp xếp các hạng tử của đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm.

- Tìm được bậc của đa thức sau khi thu gọn.

3) Thái độ: Có tinh thần ham học hỏi, cẩn thận trong tính toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1) GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.

2) HS: Làm các BTVN và xem trước bài “Đa thức một biến”.

III. Tiến trình bài dạy:

1) Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đa thức là gì?

- Cho 2 ví dụ về đa thức. Xác định biến trong mỗi đa thức đã cho.

2) Dạy nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Trường THCS Lê Trì - Tiết 59: Đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/03/2011	 
Ngày dạy: 16/03/2011	 
Tiết: 59 - Tuần: 28
Bài 7: Đa thức một biến
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết khái niệm, kí hiệu đa thức một biến; bậc của đa thức một biến.
Kĩ năng: 
Biết sắp xếp các hạng tử của đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm.
Tìm được bậc của đa thức sau khi thu gọn.
Thái độ: Có tinh thần ham học hỏi, cẩn thận trong tính toán.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng.
HS: Làm các BTVN và xem trước bài “Đa thức một biến”.
Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ (5’):
Đa thức là gì?
Cho 2 ví dụ về đa thức. Xác định biến trong mỗi đa thức đã cho.
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
1. Đa thức một biến (10’):
- Nêu khái niệm đa thức một biến, cách kí hiệu, mỗi hạng tử của đa thức.
- Yêu cầu HS xem một vài ví dụ SGK trang 41.
- Gọi HS cho ví dụ về đa thức một biến, chỉ rõ từng hạng tử.
- Yêu cầu HS làm ?1, ?2 SGK trang 41.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS.
- Chú ý nghe GV giảng và ghi bài vào tập.
- Xem ví dụ.
- Cho một vài ví dụ, chỉ từng hạng tử.
- Làm ?1, ?2 SGK trang 41.
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập.
- Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
- Mỗi số được coi là một đa thức mộ biến.
- Kí hiệu A là đa thức của biến x, ta viết A(x), ...
- Giá trị của đa thức A(x) tại x=2 được kí hiệu A(2),...
- Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
?1 SGK trang 41
?2 SGK trang 41
- Bậc của đa thức A(y) là 2.
- Bậc của đa thức B(x) là 3.
2. Sắp xếp một đa thức (10’) :
- Yêu cầu HS xem ví dụ SGK trang 42.
- Nêu chú ý SGK cho HS ghi bài.
- Yêu cầu HS làm ?4 SGK trang 42.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS khác nhận xét và sửa bài cho HS.
- Nêu nhận xét, chú ý SGK cho HS ghi bài.
- Xem ví dụ.
- Chú ý nghe GV giảng và ghi bài vào tập.
- Làm ?4 SGK trang 42.
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét và ghi bài làm đúng vào tập.
- Ghi bài vào tập.
Ví dụ : SGK trang 42
Chú ý: Để sắp xếp các hạng tử của một đa thức, trước hết phải thu gọn đa thức đó.
?4 SGK trang 42
Nhận xét: SGK trang 42
Chú ý: các chữ cái a, b, c trong đa thức hoặc trong các biểu thức đại số khác được gọi là hằng số.
3. Hệ số (5’):
- Giới thiệu hệ số như SGK trang 42, 43.
- Nêu chú ý SGK trang 43.
- Chú ý nghe GV giảng và ghi bài vào tập.
- Ghi bài vào tập.
Xét đa thức 
Ta nói 6 là hệ số của lũy thừa bậc 5 ; 7 là hệ số của lũy thừa bậc 3 ; -3 là hệ số của lũy thừa bậc 1 ; là hệ số của lũy thừa bậc 0.
- Bậc của P(x) bằng 5 nên 6 là hệ số cao nhất
Chú ý: P(x) có thể viết thành 
Hệ số của các lũy thừa bậc 4, bậc 2 của P(x) bằng 0.
Củng cố - luyện tập (12’):
Làm BT 39 SGK trang 43.
Hướng dẫn học tập ở nhà (3’): 
Đa thức một biến là gì ? Bậc của đa thức một biến ?
Cách viết đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoạc giảm.
Xác định hệ số của P(x).
Xem trước bài ‘‘Cộng trừ đa thức một biến ’’.
*) Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 59bai7.doc