I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh được củng cố và nắm chắc được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của hai tam giác.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc – cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, .
- Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác đã học.
Tuần 13. Ngày soạn: 21.11.08 Ngày giảng: Tiết 27. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh được củng cố và nắm chắc được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của hai tam giác. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc – cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác đã học. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP phát hiện và giải quyết vấn đề. PP vấn đáp. PP luyện tập thực hành. PP hợp tác nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh ? Làm bài tập 27 SGK GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm. HS: Phát biểu trường hợp bằng nhau c-g-c . Làm bài tập 27 SGK a, Góc BAC = góc DAC b, AM = EM c, CA = DB 3. Bài mới: Hoạt động 1. BT 26 (SGK - 118): GV: Gọi HS đọc đầu bài bài toán, sau đó GV treo bảng phụ hình vẽ, GT, KL. Em hãy sắp xếp lại 5 câu trên một cách hợp lý để giải bài toán trên. GV: Gọi HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm theo nhóm sau đó nhận xét. HS: Nhận xét bài làm của bạn GV: Chuẩn hoá và cho điểm. HS: Đọc đề bài bài tập 26 Sắp xếp hợp lí là: 5) AMB và EMC có: 1) MB = MC (gt) Góc AMB = góc EMC (đđ) MA = ME (gt) 2) Do đó AMB = EMC (c-g-c) 4) AMB = EMC góc MAB = góc MEC (hai góc tương ứng) 3) góc MAB = góc MEC AB//CE (có hai góc bằng nhau ở vị trí so le trong ). Hoạt động 2. BT 28 (SGK - 120): GV: Treo bảng phụ hình 89 SGK. Quan sát bảng phụ, em hãy cho biết những tam giác nào bằng nhau ? GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày. GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV: Chuẩn hoá và đánh giá điểm. ABC và KDE có bằng NMP không ? Vì sao? DKE có góc K = 800 , góc E = 400 mà góc D + góc E + góc K = 1800 vậy góc D = 1800 – (800 + 400) = 600 suy ra xét ABC và KDE có: AB = KD Góc B = góc D BC = DE Vậy ABC = KDE HS: Nhận xét theo nhóm Hoạt động 3. BT 29 (SGK - 120): GV: Gọi HS đọc đề bài bài toán 29 SGK GV: Chuẩn hoá và cho điểm. HS: Đọc bài HS: Lên bảng làm bài xét ABC = ADE có AC = AE Góc A chung AB = AD Vậy ABC = ADE HS: Nhận xét Hoạt động 4. BT 37 (SBT - 102): - Dựa vào hình vẽ 53, nêu đề toán chứng minh B y O m x A C AOC = BOC? HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Đề toán có thể là: Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm a, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB.Gọi C là một điểm thuộc tia phân giác Om của góc xOy. Chứng minh rằng AOC = BOC. 4. Củng cố: GV: Gọi HS phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác ? HS: Phát biểu tính chất. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà vẽ một tam giác tuỳ ý bằng thước thẳng, dùng thước thẳng và compa vẽ một tam giác bằng tam giác vừa vẽ theo trường hợp c – g – c - Học thuộc tính chất hai tam giác bằng nhau c-g-c. - BTVN: 40, 42, 43 (SBT – 102,103).
Tài liệu đính kèm: