Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 32: Ôn tập học kì I

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 32: Ôn tập học kì I

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh được ôn tập các kiến thức trọng tâm của hai chương I và II của học kì I qua một số câu hỏi lí thuyết và bài tập áp dụng.

 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1.Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 32: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18.
Ngày soạn: 29.11.08 Tiết 32.ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày giảng:
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh được ôn tập các kiến thức trọng tâm của hai chương I và II của học kì I qua một số câu hỏi lí thuyết và bài tập áp dụng.
	- Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Tổ chức:
7A:	7B:	7C:
2. Kiểm tra:
GV: Em hãy phát biểu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ?
GV: Gọi HS phát biểu rồi cùng toàn lớp nhận xét.
GV: Em hãy phát biểu định lí tổng ba góc của một tam giác ? Định lí về tính chất góc ngoài của tam giác ?
HS: Phát biểu dấu hiệu
Dấu hiệu 1:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) (hoặc một cặp góc trong cùng phía bù nhau) thì a và b song song với nhau.
Dấu hiệu 2:
Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Dấu hiệu 3:
Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
HS: Trả lời câu hỏi
+ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
+ Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
3. Bài mới:
Hoạt động 1.
Ôn tập bài tập về tính góc 
Bài 1: 
GV: Cho tam giác ABC có góc B = 700, góc C = 300. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC).
a, Tính góc BAC = ?
b, Tính góc HAD = ?
c, Tính góc ADH = ?
GV: Cho HS hoạt động nhóm sau đó một nhóm lên bảng làm bài.
- Để tính góc HAD ta cần xét đến những tam giác nào ?
GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo 
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Hoạt động nhóm
b, ABC có góc B = 700 , góc C = 300 suy ra góc A = 1800 – (700 + 300)=800
b, Xét ABH có
Góc AHB = 900 
Suy ra góc A1 = 900 – 700 = 200 
Suy ra góc A2 = GócBAC/2 – A1 = 200 
Hay góc HAD = 200 
c, AHD có góc H = 900 ; góc A2 = 200 suy ra góc ADH = 900 – 200 = 700 .
Hoạt động 2.
Luyện tập về bài tập suy luận
Bài 2: Cho tam giác ABC có: AB = AC, M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD
a, Chứng minh ABM = DCM
b, Chứng minh AB//DC
c, Chứng minh AM BC
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm bài tập trên sau đó gọi một nhóm lên bảng làm bài.
+ABM và DCM có những yếu tố nào bằng nhau ?
Vậy ABM = DCM theo trường hợp nào của hai tam giác ?
Trình bày lời chứng minh?
+ Làm thế nào để chứng minh AB//DC?
GV: Để chỉ ra AM BC cần có điều gì ?
- GV gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập trên
a, Xét ABM và DCM có:
AM = DM (gt)
BM = CM gt)
Góc M1 = góc M2 
Suy ra ABM = DCM (c – g – c)
b, Ta có:
ABM = DCM
 Góc BAM = góc MDC (2 góc t/ư)
mà góc BAM và góc MDC là hai góc so le trong AB//DC (dấu hiệu nhận biết)
c, Ta có : ABM = ACM (c – c- c)
Vì AB = AC (gt)
 AM cạnh chung
BM = MC (gt)
Suy ra góc AMB = góc AMC
mà góc AMB + góc AMC = 1800 
suy ra góc AMB = 1800/2 = 900 
 AM BC.
4. Củng cố:
GV: Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS: Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác:
TH1: c – c – c 
TH2: c – g – c 
TH3: g – c – g 
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập kĩ lí thuyết.
- Làm tốt các bài tập trong SGK và SBT chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.	 

Tài liệu đính kèm:

  • doct32-xg.doc