Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Hồ Thị Thu Hiền

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Hồ Thị Thu Hiền

 A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tục ngữ. NộI dung, ý nghĩa, hình thức của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Tích hợp: Tích hợp văn bản , Tiếng Việt, tập làm văn

3. Kĩ năng: đọc và phân tích tục ngữ.

4. Thái độ: Yêu thiên nhiên, ham thích lao động.

B. Chuẩn bị:

1. Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, bình, thảo luận

2. GV: giáo án, bảng phụ

3. HS: soạn bài theo yêu cầu.

D Tiến trình lên lớp

1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Bài mới

 

doc 90 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Hồ Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 02/01/2010	 TUẦN 20
Ngày dạy:4/1/2010	Tiết 73 
VĂN BẢN
Bài 18 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 A. Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu thế nào là tục ngữ. NộI dung, ý nghĩa, hình thức của những câu tục ngữ trong bài học. 
Tích hợp: Tích hợp văn bản , Tiếng Việt, tập làm văn
Kĩ năng: đọc và phân tích tục ngữ.
Thái độ: Yêu thiên nhiên, ham thích lao động.
B. Chuẩn bị:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, bình, thảo luận 
GV: giáo án, bảng phụ 
HS: soạn bài theo yêu cầu.
D Tiến trình lên lớp
1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
10 phút
25 phút
Dựa vào SGK cho biết thế nào là tục ngữ ? 
Đọc 8 câu tục ngữ và phân loại ?
Câu tục ngữ 1 mang ý nghĩa gì ?
Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm trong câu tục ngữ ?
 Quan sát sự lặp đi lặp lại của ngày tháng.
Kinh nghiệm được áp dụng vào trường hợp nào ?
 Áp dụng cho việc sắp sếp công việc , vận dụng thời gian
 Gía trị kinh nghiệm thể hiện?
 Có ý thức sử dụng thời gian chủ động, sắp sếp công việc.
Đọc câu 2 và cho biết nghĩa ? 
 Em hãy cho biết cơ sở thực tiễn,kinh nghiệm sản xuất?
_ Cơ sở thực tiễn :trời nhiều sao thì ít mây,do đó sẽ nắng.Trời ít sao thì nhiều mây vì vậy thường cò mưa.
_ Kinh nghiệm áp dụng : dự đoán thới tiết.
_ Gía trị : giúp quan sát bầu trời
Đọc câu 3 và cho biết nghĩa,cơ sở thực tiễn,kinh nghiệm,giá trị? 
_Cơ sở thực tiễn : khi trời sắp có bão , lượng hơi nước trong không khí tăng lên.Lớp nước ấy lọc ánh sáng mặt trời tạo nên những ráng mây màu vàng như mỡ gà.
_ Kinh nghiệm : được áp dụng vào việc dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu thông tin.
_ Gía trị :giúp con người có ý thức giữ gìn nhà cửa,hoa màu,tài sản.
Đọc câu 4 cho biết nghĩa,cơ sở thực tiễn,kinh nghiệm ,giá trị?
_ Cơ sở thực tiễn : quan sát của cha ông,kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với thời tiết,khi sắp có mưakiến rời tổ để tránh ngập lụt.
_ Kinh nghiệm : được áp dụng vào việc dự đoán thời tiết.
_ Gía trị : có ý thức chủ động phòng chống bão .
Đọc câu 5 cho biết nghĩa,cơ sở thực tiễn,kinh ngghiệm giá trị?
_ Cơ sở thực tiễn :đất là nơi con người sinh sống và nuôi sống con người .
_ Kinh nghiệm : áp dụng khi ta cần đề cao giá trị của đất.
_ Gía trị : giúp con người có ý thức quí trọng và giữ gìn đất.
 Đọc câu 6 và cho biết nghĩa,cơ sở thực tiễn,kinh nghiệm,giá trị ?
_ Cơ sở thực tiễn :căn cứ vào các giá trị kinh tế của đất
_ Kinh nghiệm được áp dụng cho phép làm tốt cả 3 nghề
 Câu tục ngữ giúp con người có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên .
Đọc câu 7 và nhận xét về các mặt?
_ Cơ sở thực tễn : màu màng tốt là kết hợp những yếu tố trên.
_ Kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi hoàn toàn đúng trong việc trồng lúa.
_ Kinh nghiệm giúp con người có ý thức về tầm quan trọng và kết hợp chúng một cách tốt nhất.
Đọc câu 8 cho biết cơ sở thực tiễn,kinh nghiệm giá trị?
 _ Cơ sở thực tiễn : trồng trọt đúng thời vụ,đất đai phải làm kĩ.
Về hình thức tục ngữ có đặc điểm như thế nào?Tác dụng?
GV dẫn chứng tám câu tục ngữ trong SGK 
I.Đọc hiểu văn bản
1.Đọc
2.Chú thích 
*Khái niệm tục ngữ:
 Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ( tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày 
3.Phương thứcbiểu dạt
4.bố cục
_ Loại 1 : câu 1,2,3,4 tục ngữ về TN
_ Loại 2 : câu 5,6,7,8 tục ngữ về LĐSX
II.Phân tích
Câu 1 : tháng năm ( âm lịch )đêm ngắn , ngày dài; tháng mười (âm lịch )đêm dài,ngày ngắn
Câu 2 : đêm nào trời nhiều sao,ngày hôm sau sẽ có nắng,ít sao sẽ mưa.
Câu 3 : khi thấy trên trời có ráng mây màu mỡ gàthì biết sắp có bão.
Câu 4 : vào tháng bảy khi thấy kiến bò lên cao là sắp có bão.
Câu 5 : đất đai rất quí,quí như vàng
Câu 6 : nêu lên lợi ích của các công việc làm ăn,lợi nhiều là cá,vườn,sau đó là ruộng.
Câu 7 : nói lên tầm quan trọng của 4 yếu tố đối với nghề trồng lúa.
Câu 8 :tầm quan trọng của hai yếu tố thời vụ , đất đai.
III.TỔNG KẾT
 _ Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều;tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định
_ Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc.
 _ Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.
_ Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục.
IV/ LUYEENJ TAAPJ 
 4 Củng cố : 
 4.1.Đọc lại 8 câu tục ngữ và giải thích nghĩa câu 7?
 4.2.Nêu đặc điểm và hình thức của tục ngữ?
5. Dặn dò:
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “ chương trìng địa phương “ SGK 
Ngày soạn 3/01/2009	 TUẦN 20
Ngày dạy:5/1/2010	Tiết 74 
Bài 18 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Văn và Tập Làm Văn )
A.Mụctiêu 
Kiến thức Biết cách sưu tầm ca dao,tục ngữ,theo chũ đề và bước đầu biết chọn lọc,sắp xếp,tìm hiểu ý nghĩa của chúng
Tích hợp: Văn bản, tập làm văn, Tiếng Việt
Kỹ năng: HS được hiểu biết các câu dân ca, tục ngữ địa phương
Thái độ Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình
B.Chuẩn bị
Phương pháp giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận ...
Phương pháp giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận ...
GV: Soạn bài sưu tầm câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở Đăk Lăk
HS: Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ đặc sắc của Tây NGuyên
C. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
 2.1 Đọc thuộc lòng 8 câu ca dao đã học?
 2.2 Cho biết đặc điểm hình thức của ca dao?
3. Bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
10 phút
25 phút
Gọi HS đọc yêu cầu mục 1 SGK trang 6
HS sưu tầm sau đó đọc trước lớp
GV cho HS ôn lại ca dao,dân ca,tục ngữ
GTV choHS xác định thế nào là ca dao,đơn vị sưu tầm.Các câu dị bản đều được tính là một câu.
GV cho HS xác định thế nào là ca dao,tục ngữ lưu hành ỡ địa phương.
I.Nội dung thực hiện
Sưu tầm những câu ca dao,dân ca ,tục ngữ lưu hành ở địa phương,nhất là những câu đặc sắc , mang tính địa phương
II.Phương pháp thực hiện
4 . Củng cố`
5.Dặn dò:
 Học bài cũ.Đọc soạn trước bài mới “ tìm hiểu chung về văn nghị luận “ SGK trang
Ngày soạn 06/01/2009	 TUẦN 20
Ngày dạy:7/1/2010	Tiết 75 
Bài 18
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu:
Kiến thức: Nhu cầu nghị luận trong đời sống, đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2.Tích hợp:Bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ,
 3/Kĩ năng: rèn năng lực suy luận. 	
4/Thái độ: Cần có bản lĩnh, có chủ kiến trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
Phương pháp qui nạp, nêu vấn đề, thực hành, thảo luận ...
GV: giáo án, bảng phụ.
HS: soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
30 phút
Đọc yêu cầu mục 1a và trả lời câu hỏi?
 GV cho HS nêu thêm câu hỏi tương tự bằng cách ghi thêm một câu vào giấy nháp GV kiểm tra xem HS nêu được vâb1 đề không
Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó ,em có thể trả lời bằng kiểu văn bản biểu cảm hay không?Vì sao?
 Tất nhiên là phải trả lời bằng văn nghị luận.Khi trả lời phải dùng lí lẽ ,sử dụng khái niệm thì mới trả lời thông suốt
 Ví dụ : nói hút thuốc lá có hại , rồi kể người hút thuốc lá bị ho lao , điều không thuyết phục,vì có rất nhiều người vẫn đang hút .Cái hại không thấy ngay trước mắt,cho nên phải phân tích,cung cấp số liệu.thì người ta mới hiểu và tin được
Hãy chỉ ra các văn bản nghị luận thường gặp trên báo chí,đài phát thanh ? 
 Xã luận,bình luận,phát biểu ý kiến
Khi nào người ta có nhu cầu nghị luận?
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi?
a.BH viết nhằm mục đích kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ
Bác nêu ra tình trạng và nguyên nhân tham gia xóa nạn mù chữ
Bác nêu về sự cần thiết phải biết đọc,biết viết và nhiệm vụ của người biết chữ cũng như người chưa biết chữ như thế nào
Bác chú ý đến phụ nữ là người cần phãi học thể hiện ở luận điểm:”phụ nữ lại càng phải học “
 Để thuyết phục vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc,biết viết,bài viết đã nêu lí lẽ:
Biết đọc ,biết viết là quyền lợi bổn phận của người dân.
Có kiến thức mơí tham gia vào việc xây dựng nước.
Muốn có kiến thức trước hết phải biết đọc,biết viết chữ quốc ngữ.
Để thuyết phục về khả năng thực hiện xóa mù chữ,phải biết nêu các lí lẽ.
Người biết chữ dạy người chưa biết chữ
Người chgưa biết chữ phải gắng sức học
Tác giả thực hiện mục đích bằng văn gì?Vì sao?
 Tác giả không thể dùng văn miêu tảvà kể chuyện với mục đích đã nêu ra với bài viết vì mục đích bài viết là xác lập cho người đọc một tư tưởng ,một quan điểm về xóa mù chữ và khả năng thực thi mục đích đó
Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
 1. Nhu cầu nghị luận
 Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu trong cuộc họp,các bài xã luận,bình luận,bài phát biểu ý kiến trên báo chí
 2. Thế nào là văn bản nghị luận
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng,quan điểmnào đó.Muốn thế,văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng,có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục
Những tư tưởng,quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa
Củng cố:
 4.1 Khi nào con người có nhu cầu nghị luận?
 4.2 Thế nào là văn bản nghị luận ?
Dặn dò :
Học bài cũ,đọc soạn tiếp phần luyện tập
Ngày soạn 10/01/2009	 TUẦN 20
Ngày dạy:12/1/2010	Tiết 76 
Bài 18
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
(TT)
A. Mục tiêu:
Kiến thức: Nhu cầu nghị luận trong đời sống, đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Kĩ năng: rèn năng lực suy luận.
Thái độ: Cần có bản lĩnh, có chủ kiến trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
 Phương pháp qui nạp, nêu vấn đề, thực hành, thảo luận ...
GV: giáo án, bảng phụ.
HS: soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
30 phút
45 phút
Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
Đọc bài văn và trả lời câu hỏi?
Hãy tìm bố cục của bài văn trên?
Sưu tầm văn nghị luận?
Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận?
I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
II. Luyện tập
 1/ Đây là văn nghị luận về:
Mục đích là thuyết phục chúng ta cần luyện thói quen tốt trong đời sống.
Bài viết đã dùng lí lẽ để giải thích thế nào là thói xấu,thế nào là thói quen tốt.
Bài viết đã dùng dẫn chứng về các thói quen xấu hiện nay
Bài viết đã dùng lí lẽ đễ khuyên chúng ta hãy tạo thói quen tốt
b/ Đã trả lơì ở câu a
c/ Bài viết nêu vấn đề rất thực tế.
 HS tự trả lời vì sao
2/ Bài văn chia thành 3 phần:
MB : (2 câu đầu ) khái quát thói quen và giớí thgiệu một vài thói quen tốt
TB : (tiếp theonguy hiểm ) trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ
KB : ( còn  ...  trang trọng rõ ràng.
_ Thiếu mục hoặc không đảm bảo đầy đủ các mục.
_ Nội dung báo cáo chung chung,thiếu số liệu cụ thể.
4.Củng cố
 4.1. Văn bản báo cáo dùng để làm gì?
 4.2 Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý những mục nào?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Luyện tập làm văn bản báo cáo đề nghị” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 125,126
LUYỆN TẬP LÀM BĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
A.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : 
_ Thông qua thực hành,biết ứng dụng văn bản báo cáovà đề nghị vào tình huống cụ thể,nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.
_ Thông qua các bài tập trong SGK để rút ra lỗi thường mắc,phương hup7ng1 và cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
B.Chuẩn bị
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 C.Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo dùng để làm gì?
 2.2 Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý những mục nào?
 3. Bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
15 phút
15 phút
15 phút
40 phút
Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
Nêu tình huống thường gặp khi viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo?
Chỉ ra những chổ sai BT3?
I.Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo và đề nghị. 
1.Sự khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo
_ Văn bản đề nghị viết ra để gửi lân các cá nhân hay tập thể(tổ chức)có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết một yêu cầu,nguyện vọng nào đó.
_ Văn bản báo cáo viết ra nhằm để trình bày tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc các cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc.
2. Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau ở chổ:
_ Văn bản đề nghị có nội dung chủ yếu là trình bày yêu cầu nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì.
_ Văn bản báo cáo nội dung chủ yếu là trình bày tổng hợp tình hình, kết quả có đầy đủ số liệu.
3.So sánh hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
_ Giống: hình thức trình bày phải trang trọng sáng rõ,theo một số mục qui định.
_ Khác:tên văn bản.
4.Cần tránh những sai sót sau:
_ Trình bày thiếu trang trọng rõ ràng.
_ Thiếu mục hoặc không đảm bảo đầy đủ các mục.
_ Nội dung chung chung.
Ở 2 loại văn bản điều cần chú ý các mục:người gửi,người nhận,nội dung văn bản.
Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
II.Luyện tập.
1/ Các tình huống
Viết văn bản đề nghị ban giám hiệu nhà trường cho sữa chữa cánh cửa phòng học.
Viết văn bản báo cáo về tụần lễ hoạt động chào mừng ngày 8/3 của lớp em.
2/ HS về nhà làm.
3/ Những trường hợp sai
Không phù hợpvới tình huống.Viết đơn trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng.
Không phù hợpvới tình huống.Viết văn bản và tình hình kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh,liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
Không phù hợpvới tình huống.Phải viết văn bản đề nghị nhà trường biểu dương khen thưởng bạn H.
4.Củng cố
 4.1.Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 4.2 Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 4.3 Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 4.4 Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập làm văn” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 127,128
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : ôn lại và củng cố các khái niện cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận
B.Chuẩn bị
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 C.Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 2.2Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 2.3Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 2.4Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản? 
 3. Bài mới
I.Văn biểu cảm
1/Xem lại phần ôn tập văn.
2/Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:
_ Văn biểu cảm(còn gọi là văn trữ tình) là vă viềt ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp,thắm nhuần tư tưởng nhân văn,và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
_ Một bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ ỵếu.
_ Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nổi niềm cảm xúc trong lòng.
_ Văn biểu cảm có bố cục ba phần.
3,4/Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò gợi hình gợi cảm.
 Văn bản biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố này nhưn hững phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc một càch đầy đủ.
5/Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương,lòng ngưỡng mộ,ngợi ca đối với một con người,sự vật,hiện tượng,ta cần phải nêu được vẻ đẹp,nét đáng yêu,đáng trân trọng của sự vật,hiện tượng,con ngừơi.Riêng đối với con người,cần phải nêu được tính cách cao thượng của người ấy.
6/Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện ngôn tu từ.
_ Đối lập “Sài Gòn còn trẻ.Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với 3000 năm”
_ So sánh “Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ noãn nà”
_ Nhân hóa “Tôi yêu sông xanh,núi tím;tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần”
_ Liệt kê “.mùa xuân có mưa rêu rêu ,gió lánh lạnh,có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,có”
_ Dùng câu hỏi tu từ “ai bảo được non đừng thương nước..Ai cấm được trai thương gái”
_ Dùng hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh “mùa xuân của tôi”, “quê hương của tôi” thể hiện tình yêu quê hương thiết tha sâu lắng của Vũ Bằng.
7/ Kẻ bảng điền vào chổ trống
Nội dung văn bản biểu cảm
Văn bản biểu cảm có nội dung biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
Mục đích biểu cảm
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người,khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu,lời than,văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự,miêu tả,dùng các phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
8/Kẻ bảng và điền vào chổ trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài
Nêu hiện tượng,sự vật,sự việc và nói rõ lí do vì sao lại thích hiện tượng,sự vật ấy
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên đặc điểm của hiện tượng,sự vật,sự việc ấy trong đời sống xã hội,trong đời sống riêng tư của bản thân.Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ,cảm xúc sâu sắc.
Kết luận
Tình cảm đối với hiện tượng,sự vật, sự việc ấy
II.Văn nghị luận
2/Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện :trong các hội nghị,hội thảo dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận.
Ví dụ: ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá,ý kiến làm thế nào để học tốt.
Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận,các lời kêu gọi.
Trong SGK văn nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã hội- nhân sinh và những vấn đề chung
3/Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là:
_ Luận điểm
_ Luận cứ
_ Lập luận 
* Trong đó Luận điểm là yếu tố quan trọng
4/ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn và là linh hồn của bài viết,nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm nêu ra dưới hình thức câu khẳng định(hay phủ định).Luận điểm phải đúng đắn chân thật,đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu a,dlà luận điểm vì nó khẳng định một vấn đề,thể hiện tư tưởng của người viết.
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ.
5/Cách nói như vậy là không đúng.Để làm được văn chứng minh,ngoài luận điểm và dẫn chứng,còn phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ, diễn giải sao cho dẩn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh.Lí lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn phải tiêu biểu.
6/So sánh cách làm hai đề:
_ Giống nhau: điều nêu ra luận đề là “lòng biết ơn”
_ Khác nhau: 
Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Tại sao “ăn quả’’ lại nhớ “kẻ trồng cây”
Dùng dẫn chứng để chứng minh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng”
Giải thích là dùng lí lẽ làm sáng tỏvấn đề
Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ)để khẳng định vấn đề.
4.Củng cố
 4.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 4.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập phần tiếng việt” SGK trang
****************
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
Bài 32 tiết 129
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : nắm được các phép tu từ cú pháp và các phép biến đổi câu,đồng thời biêt`1 cách vận dụng.
B.Chuẩn bị
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 C.Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 2.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
 3. Bài mới
Liệt kê
Điệp ngữ
 1/ Các tu từ đã học
Các phép tu từ cú pháp
 2/ Các phép biến đổi câu đã học
Các phép biến đổi câu
Chuyển đổi kiểu câu
Thêm bớt thành phần câu
Thêm trạng ngữ
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Rút gọn câu
Mở rộng câu
4.Củng cố
 4.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 4.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Chương trình địa phương” SGK trang
****************
TUẦN 34
TẬP LÀM VĂN
Bài 33 tiết 133,134
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và tập làm văn)
A.Mục đích yêu cầu
 Giúp các em:
_ Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao,tục ngữ.
_ Trình bày được trước lớp.
B.Chuẩn bị
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 C.Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 2.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
 3. Bài mới
GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
GV phân công cho một số HS khá trong tổ phụ trách việc biên tập(loại bỏ bớt câu không phù hợp)và sắp sếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao,tục ngữ đã sưu tầm:chọn câu hay,giảng câu hay,giải thích địa danh,tên người ,tên cây,quả,phong tục có trong các câu ca dao,tục ngữ đã sưu tầm.
Biểu dương hioặc trao tặng phẩm cho tổ hoặc cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
4.Củng cố
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Hoạt động ngữ văn” SGK trang
****************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 CKTKN Dak Lak.doc