1. Mục tiêu :
a. Về kiến thức: giúp HSGiúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của con người Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc nồng nhiệt chân thành của tác
giả về Sài Gòn.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Biết biểu hiện tình cảm,cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể.
c. Về thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương,lòng yêu nước, tự hào về vể đệp của quê hương đất nước mình.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án,
b. Chuẩn bị cuả HS : Học thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
Bài 17 Kết quả cần đạt Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản trữ tình thông qua bài đọc thêm. Rèn luyện kỹ năng nhậ diện lỗi sử dụng từ và sửa chữa lỗi dùng từ. Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại Việt Nam. Ngày soạn: 03.12.2010 Ngày dạy: 06.12.2009 - Lớp 7B Bài 15. Tiết 63 – Hướng dẫn đọc thêm Văn bản: SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương) 1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: giúp HSGiúp học sinh: - Nắm được những nét chính về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm - Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của con người Sài Gòn. - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc nồng nhiệt chân thành của tác giả về Sài Gòn. b. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm - Biết biểu hiện tình cảm,cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể. c. Về thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương,lòng yêu nước, tự hào về vể đệp của quê hương đất nước mình. 2. Chuẩn bị cuả GV và HS: a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, b. Chuẩn bị cuả HS : Học thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà 3. Tiến trình dạy học: a Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới (5’) *Giới thiệu bài : Sài Gòn thành phố Nam chan hoà nắng gió chính là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nơi đã trở thành niềm tự hào vô hạn trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ được đến thăm Sài Gòn qua những trang tuỳ bút chân thành và sôi động của một tác giả người Sài Gòn: Minh Hương. b. Dạy nội dung bài mới: H Hs đọc phần chú thích (SGK t161) I. Đọc và tìm hiểu chung.(13’) 1. Tác giả. ? Nêu những nét khái quát về tác giả? - GV nhấn mạnh về tg (SGK) - Minh Hương, sống ở Sài Gòn từ trước 1945. ? Bài văn được viết khi nào? 2. Tác phẩm - Được viết tháng 12- 1990, in trong tập: Nhớ Sài Gòn nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn. - HD đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động. Chú ý các từ ngữ địa phương. - GV đọc đoạn 1. - HS đọc tiếp đến hết. - Lưu ý các chú thích trong SGK (t171). ? Văn bản thuộc thể văn nào? - Thể loại tuỳ bút. ? Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản này là gì? - Biểu cảm. ? Nếu xét theo bố cục của một bài văn biểu cảm thì văn bản này sẽ có bố cục như thế nào? - ấn tượng chung và tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn. - Cảm nhận và bàn luận về phong cách người Sài Gòn. - Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn. - Bố cục: 3 phần. +MB: Từ đầu -> họ hàng. +TB: Tiếp ->hơn 5 triệu. +KB: còn lại. ? Nếu xét về nội dung, VB này phản ánh mấy nội dung lớn? - 2 nôị dung cơ bản: + Ca ngợi vẻ đẹp của Sài Gòn. + Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn. II. Phân tích. ? Tác giả bàn về vẻ đẹp của Sài Gòn trên những phương diện nào? 1. Vẻ đẹp Sài Gòn. (15’) a. Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn. ? Ngay câu đầu của bài viết, tác giả đã bộc lộ ghi nhận của mình về Sài Gòn như thế nào? - Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt. ? Để diễn tả sức sống của Sài Gòn, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thật nào? -> phép so sánh, SD tính từ, thành ngữ. ? Tác dụng? -> Thể hiện một cách gợi cảm sức trẻ của Sài Gòn, bộc lộ cái nhìn tin yêu của tác giả đối với Sài Gòn. => Sức sống mạnh mẽ, trẻ trung. ? Ghi nhận thứ hai của tác giả về Sài Gòn là ở điểm gì? Những từ ngữ nào giúp ta hiểu điều đó? - Thiên nhiên, khí hậu, nhịp sống của con người... - Nắng sớm ngọt ngào... - Buổi chiều lộng gió... - Những cây mưa nhiệt đới... - Thời tiết trái chứng... - Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn... - Náo động, dập dìu vào những giờ cao điểm... - Buổi sáng tĩnh lặng, không khí mát dịu, thanh sạch... ? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? Tác dụng? - Câu văn có hồn, gợi cảm xúc tới người đọc. -> Miêu tả kết hợp với biểu hiện cảm xúc. ? Qua đó em hiểu gì về đặc điểm thiên nhiên, khí hậu và nhịp sống của Sài Gòn? - Thời tiết, khí hậu SG mang những nét đặc trưng của miền nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Nắng mưa lại thất thường, đột ngột. Tuy nhiên, nhịp sống ở đây lại rất sôi động, khẩn trương. => Thiên nhiên, khí hậu hấp dẫn, nhịp sống khẩn trương, sôi động. ? Ghi nhận thứ ba của tác giả đối với SG thuộc về phương diện nào? - Cư dân... ? Đặc điểm cư dân SG được tác giả nói đến như thế nào? - Không có người Bắc, Trung, Nam, Hoa, Khơ me... mà chỉ toàn là người SG cả. - SG bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. ? Qua đó tác giả muốn người đọc hiểu thêm nét đáng quí nào của cuộc sống cư dân SG? => Cư dân hoà hợp. ? Bức ảnh trong SGK ghi lại cảnh SG vào thời điểm nào? Em có nhận xét gì về cảnh đó? - Ban đêm. SG đẹp rực rỡ, lung linh sắc màu. ? Nói đến con người ở SG, tác giả nói đến điều gì ở họ trước tiên? - Phong cách bản địa. b. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn. ? Phong cách bản địa? - Phong cách gốc, cơ bản, riêng của một địa phương, một vùng đất. ? Phong cách của người SG được khái quát qua những từ ngữ nào? - Ăn nói tự nhiên hề hà, dễ dãi. - Ít dàn dựng, tính toán. - Chơn thành, bộc trực. ? Vẻ đẹp của người SG được tác giả tập trung miêu tả qua hình ảnh tiêu biểu nào? Tác giả đánh giá gì về phong cách của các cô gái SG? - Họ vẫn giữ được phong cách dân tộc nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến. - Các cô gái: khoẻ khoắn, mạnh dạn; nụ cười thiệt tình, tươi tắn; phong cách dân chủ, không chút mặc cảm, tự ti. ? Vẻ đẹp của người SG bộc lộ rõ nhất là vào thời điểm nào? Vì sao? - Bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm, có khi hi sinh cả tính mạng... ? Khi miêu tả vẻ đẹp của con người SG, Tác giả có cách miêu tả như thế nào? -> Miêu tả vừa khái quát vừa tỉ mỉ. ? Từ đó em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người SG? =>Người SG có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. 2. Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn. ? Tìm những từ ngữ trực tiếp nói lên tình yêu của tác giả với SG? - Tôi yêu SG da diết... - Vậy đó mà tôi yêu SG... ? Bộc lộ tình yêu của mình với SG, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? -> Điệp từ. ? Sự lặp lại nhiều lần của cụm từ “tôi yêu” có ý nghĩa như thế nào? - Nhấn mạnh SG có nhiều điều đáng yêu và tình yêu của tác giả đối với SG là hết sức dồi dào, chân thật. ? Tác giả còn nhấn mạnh như thế nào về tình yêu của mình với SG? - Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. ? Tác giả ước mong điều gì? - Ước mong mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu SG như tôi. ? Qua tìm hiểu toàn bộ bài văn, em hiểu tác giả là người có tình cảm như thế nào với SG? - Đó cũng là nét tính cách rất đáng quí của người SG. => Tình cảm sâu đậm, sự gắn bó lâu bền, sự am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế của tác giả về Sài Gòn. III. Tổng kết. (5’) ? Nhận xét về giọng văn điệu và cách viết của tác giả trong bài văn? 1. Nghệ thuật; - Giọng văn hóm hỉnh, chân thành. - Cách viết độc đáo, sắc sảo. ? Qua bài văn, em hiểu gì về SG và tình cảm của tác giả đối với SG? 3 2. Nội dung: (SGK t173) c. Củng cố,luyện tập: (5’) * Củng cố: Bài đọc thêm hôm náy giúp chúng ta hiểu biết thêm vè một địa danh nổi tiếng của đát nước. Từ đó góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào cho mỗi chúng ta. * Luyện tập: Đọc diến cảm đoạn văn: Từ “họ hàng-> hơn 5 triệu. d. . Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài văn. - Đọc diễn cảm bài văn. - Làm bài tập trong phần luyện tập. - Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ --------------------------------------- Ngày soạn: 03.12.2010 Ngày dạy:06 /12/2010 - Lớp 7B Bài 15. Tiết 65. Tiếng Việt: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ 1. Mục tiêu bài dạy: a. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Tự nhận diện được những dạng lỗi về sử dụng từ trong nói viết và tạo lập văn bản - Biết sửa chữa những lỗi sử dụng từ trong nói,viết. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ, sửa lỗi sử dụng từ. c. Về thái độ: - Bồi dưỡng năng lực sử dụng chuẩn từ ngữ trong diến đạt nói viết và tạo lập v/ bản 2. Chuẩn bị của GV và HS: a.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của HS: trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hỏi: Khi sử dụng từ ta phải chú ý những yêu cầu nào? - Đáp: Khi sử dụng từ phải chú ý: + Sử dụng từ phải đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp của từ, đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp. + Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. *Giới thiệu bài Khi sử dụng từ trong nói viết,chúng ta thường mắc phải những lỗi diến đạt nào,nguyên nhân và cách sửa chưa ntn?chúng ta vào bài hôm nay b. Dạy nội dung bài mới: Luyện tập (11’) ? G H Đọc các bài tập làm văn của em từ đầu năm đến nay. Ghi lại những từ đã dùng sai (về âm, chính tả, nghĩa, tính chất ngữ pháp, sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa? Dự kiến một số lỗi dùng từ Nhận diện lỗi và sửa chữa Bài 1 Từ dùng sai Cách sửa - tre trở - che chở - vô hình trung - vô hình chung - sao sác - xao xác - nạ nùng - lạ lùng - thăm quan - tham quan - lồng ý - đồng ý - cánh tai - cánh tay - tay nghe - tai nghe - đổng đợi - động đậy - ngá - ngã - chỉu - chịu... - HS đọc yêu cầu bài tập - Cho học sinh đọc bài của nhau theo từng cặp, phát hiện và sửa lỗi. - GV kiểm tra và nhận xét kết quả bài làm của học sinh. Bài 2 (10’) Đọc một bài tập làm văn, phát hiện và sửa lỗi dùng từ Bài 3 (12’) ? G H H H G Đặt câu với mỗi từ sau và giải nghĩa từ trong từng câu cụ thể? Chia HS = 3 nhóm N1: Câu a,b,c N2: Câud, đ,e N3: câu g,h,i,k TL nhóm- Cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình; Nhận xét chéo bài của nhóm bạn Nhận xét - sửa chữa bổ sung a. Hồi phục (trở lại trạng thái cũ). -> Sức khoẻ của Bác đã hồi phục. b. Khôi phục (làm cho trở lại như cũ) -> Nhật Bản đã khôi phục lại nền kinh tế một cách nhanh chóng. c. Khắc phục (chiến thắng khó khăn trở ngại để đạt được mục đích) -> An luôn khắc phục khó khăn để đạt được mục đích. d. Lãnh đạo (định đường lối, phương hướng và tổ chức, hướng dẫn thực hiện) -> Đảng và Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc. đ. Đạo nghĩa (phép tắc về đạo đức) ->Nó đã hành động trái với đạo nghĩa. e. Quốc phòng (công việc giữ nước chống giặc ngoại xâm) -> Tổng bí thư đến thăm các đồng chí lãnh đạo Bộ quốc phòng. g. Quốc hiệu (tên một nước) -> Quốc hiệu nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt. h. Phản ánh (ghi lại hoặc kể lại sự việc, biểu hiện bản chất của sự vật) -> Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống. i. phản chiếu (chiếu ngược ánh sáng hắt trở lại) -> Ánh điện phản chiếu vào gương làm cho căn phòng sáng hẳn lên. k. Phản diện (mặt trái, thuộc phía tiêu cực) -> Nhã là nhân vật phản diện. c. Củng cố ,luyện tập: (5’) * Củng cố: Trong quá trình nói,viết,nhiều em đã sự dụng sai nghĩa của từ. Để khắc phục những lỗi này,các em cần phải chú ý: Cần phát âm đúng mới viết đúng. Phải hiểu chính xác nghĩa của từ mới được sử dụng Cần tra từ điển, đọc sách báo để tăng cường vốn kiến thức về từ vựng * Luyện tập: Đặt câu ,trong mỗ câu có một từ sau: tư duy,trí tuệ,uyên bác, học vấn d. Hướng dẫn họcsinh tự học ở nhà (2’) - Nắm chắc nội dung bài học. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng từ. - Giờ sau: Ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt ở học kì I. Ngày soạn: 08.12.2010 Ngày dạy: 11. 12.2010 – Lớp 7B Bài 16. Tiết 66. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 1. Mục tiêu bài dạy: a. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức cơ bản về: + Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. + Một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. + Một số thể thơ trữ tình đã học. + giá trị nội dung và nghệ thuật của một số văn bản đã học. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng nhận diện thơ trữ tình; kĩ năng đọc, phân tích ,cảm thụ một tác phẩm trữ tình. c. Về thái độ: - Giáo dục tình yêu thơ ca , yêu quê hương đất nước; thích sáng tạo văn thơ trữ tình 2. Chuẩn bị cuả GV và HS: a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, b. Chuẩn bị cuả HS : Học thuộc bài cũ. tìm hiểu nội dung ôn tập ở nhà Ôn tập toàn bộ các tác phẩm trữ tình. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (3’) ( Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.) *Giới thiệu bài : Để củng cố kiến thức về thơ trữ tình đã được học ở kỳ I,chúng ta vào bài hôm nay b. Dạy nội dung bài mới: I. Nội dung ôn tập ? H G Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau? Đối chiếu và nêu tên tác giả Nhận xét – ghi bảng 1.Các tác phẩm đã học (9’) Tác phẩm Tác giả Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Phò giá về kinh Trần Quang Khải Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Cảnh khuya Hồ Chí Minh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) Lí Bạch ? H G Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện? Sắp xếp nội dung tương ứng Nhận xét – bổ sung 2. Nội dung tư tưởng chính của các tác phẩm (9’) Tác phẩm Nội dung tư tưởng Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ. Qua Đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. Sông núi nước Nam Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm tiêu diệt địch. Tiếng gà trưa Tình cảm quê hương, gia đình qua những kỉ niệm của tuổi thơ. Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khác đêm vắng. Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. ? Theo em điểm chung về nội dung của các tác phẩm kể trên là gì? ->Điểm chung về nội dung: Biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. => Tác phẩm trữ tình. ? ? Sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? Nêu đặc điểm chính của các thể thơ trên? 3.Thể thơ đã học (7’) Tác phẩm Thể thơ Sau phút chia li Song thất lục bát Qua Đèo Ngang Thất ngôn bát cú Đường luật Bài ca Côn Sơn Lục bát Sông núi nước Nam Thất ngôn tứ tuyệt Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngũ ngôn tứ tuyệt Tiếng gà trưa Ngũ ngôn H ? Đọc các phương án sgk Trong các ý kiến sau, có ý kiến nào là không đúng về tác phẩm trữ tình? 4. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình (7’) - Các nhận xét sai:- a, e, i, k. ? Từ những nhận xét về tác phẩm trữ tình, em thấy TPTT gồm những thể loại nào? - Tác phẩm trữ tình gồm: Thơ, ca dao, tuỳ bút... ? Đặc điểm chính của thơ trữ tình là gì? - Đặc điểm chính của thơ trữ tình: + Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận,...(g). + Ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm (h). ? Điền vào chỗ trống trong những câu sau? - Ca dao trữ tình: a. ...tập thể..., ...truyền miệng... b. ...lục bát... c. ...so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ... ? Như vậy ca dao trữ tình có đặc điểm gì khác với các bài thơ của các thi nhân? - Ca dao : không xác định được tác giả, có tính tập thể. - Thơ của các thi nhân: có tức giả ,thể hiện một suy nghĩ cách nhìn mang tính chủ quan các thi nhân ? Các bài thơ của các thi nhân có phải bao giờ cũng chỉ biểu đạt tình cảm cá nhân không?( Ghi nhớ2) ? Qua việc giải quyết các bài tập trên, Chúng ta cần lưu ý những gì về tác phẩm trữ tình? II. Ghi nhớ:(SGK t182) (4’) c. Củng cố,luyện tập: (4’) * Củng cố: Với bài ôn tập hôm nay,các em cân nắm được: Đặc điểm của thơ trữ tình,phương thức biểu đạt của thơ trữ tình. Một số thể loại thơ trữ tình,tác giả và tác phẩm. Một số cách biểu đạt của thơ trữ tình * Luyện tập: Kể tên một số bài thơ trữ tình mà em yêu thích. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) Ôn tập về tác phẩm trữ tình Chuẩn bị: Luyện tập, Kiểm tra học kì I. BÀI 18 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Tiếp tục củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đã được học về tác phẩm trữ tình. Ôn tập, củng cố hệ thống kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt đã được học ở HKI. Tiếp tục khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương gây nên. Ngày soạn: 10.12.2010 Ngày dạy: 13.12.2010 - Lớp 7B Bài 16. Tiết 68. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp theo) 1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Tiếp tục ôn tập về tác phẩm trữ tình qua một số bài tập kuyện tập để thấy được một số đặc điểm của thơ trữ tình. Qua đó hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của một số tác phẩm trữ tình đã học.. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, Kỹ năng khái quát kiến thức cơ bản và phân tích một tác phẩm trữ tình. c. Về thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.HS biết hướng tới tư tưởng tốt,tình cảm đẹp. - Yêu thích sáng tạo văn chương; Đặc biết là văn thơ biểu cảm. 2. Chuẩn bị cuả GV và HS: a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, b. Chuẩn bị cuả HS : Họ thuộc bài cũ. Chuẩn bị nội dung ôn tập ở nhà 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (3’) ( Kiểm tra bài tập đã giao từ tiêt 66 và việc chuẩn bị nội dung ôn tập tiết 67) *Giới thiệu bài : Để củng ccó và khắc sâu kiến thức cơ bản về văn biểu cảm; nắm bắt được kiến thức của một số v/b trữ rtình,chúng ta vào bài hôm nay: b. Dạy nội dung bài mới III. Luyện tập ? Đọc 2 câu thơ của Nguyễn Trãi và nói rõ nội dung trữ tình, hình thức thể hiện của những câu thơ đó? Bài1 (8’) * Nội dung: Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân. * Hình thức: - Câu 1: kể (Suốt ngày, đêm lạnh) ; tả (quàng chăn ngủ chẳng yên). - Câu 2: Ngầm so sánh (tấm lòng ưu ái /cuồn cuộn nước triều đông) ? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê? Bài 2 (9’) a. Tình huống: - Bài 1: Một người ở xa quê, trong một đêm nhìn trăng sáng nhớ quê. - Bài 2: Một người vừa mới về quê sau cả đời xa quê, bị coi là khách lạ ngay ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. b. Cách thể hiện tình cảm: - Bài 1: Biểu hiện trực tiếp -> thể hiện nhẹ nhàng sâu lắng. - Bài 2: Biểu hiện gián tiếp -> giọng điệu hóm hỉnh mà ngậm ngùi. - HS đọc lại bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng.” Bài 3 (9’) ? So sánh 2 bài thơ về 2 vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện ntn? a. Cảnh vật được miêu tả: - Bài 1: Cảnh trăng tà, quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn của lửa chài, cây phong trên bến. -> Cảnh vật buồn hiu hắt, vắng lặng; tâm trạng buồn . cô liêu - Bài 2: -> Cảnh bao la, bát ngát, đầy ánh trăng sáng, đầy sắc xuân, dào dạt sức sống,tràn ngập niềm lạc quan hứng khởi CM. b. Tình cảm được thể hiện: - Bài 1: Tâm trạng buồn, cô đơn của người lữ khách trên bến Phong Kiều - Bài 2: Phong thái ung dung, lạc quan; tấm lòng yêu thiên nhiên gắn liền vơí tình yêu quê hương đất nước thiết tha, mãnh liệt của người lãnh tụ vĩ đai Hồ Chí Minh. ? Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng? 4. Bài tập 4: (9’) - Các câu đúng: b, c, e. - Các câu sai: a, d vì: + Tùy bút tuy có sử dụng yếu tố tự sự xong vẫn thuộc kiểu văn bản biểu cảm. + Tùy bút không có cốt truyên và có thể có hoặc không có n/vật. c. Củng cố,luyện tập: (5’) * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần nắm rõ: Nhận diện được những đặc điểm tiêu biểu của thơ trữ tình Cách biểu lộ tình cảm và cảm xúc ở từng bài thơ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) Cần phải nắm rõ h/c sáng tác và cảm hứng chủ đạo được thể hiện qua từng ý thơ,câu thơ. * Luyện tập: Kể tên một số bài thơ trữ tình mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7 - kỳ I mà em đã được học d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) Ôn tập về tác phẩm trữ tình Chuẩn bị: ôn tập để kiểm tra học kỳ I
Tài liệu đính kèm: