Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 18

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 18

1. Mục tiêu :

a.Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở kỳ I về: Cấu tạo từ,từ loại,từ đồng nghĩa,trái nghĩa,từ đồng âm, thành ngữ, từ HánViệt.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ, kỹ năng sử dụng chuẩn các từ ngữ tiếng Việt trong nói viết,tạo lập văn bản.

c. Về thái độ:

- Học sinh thấy được vai trò,tác dụng của giờ ôn tập.

- Có ý thức ôn tạp nghiêm túc

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài,tài liệu CKTKN, bảng phụ, soạn

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
Kết quả cần đạt
Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức tiếng Việt. 
Tiếp tục khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên.
Nắm chắc các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong SGK và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và hình thức đánh giá mới. 
Ngày soạn: 10.12.2010 	 Ngày dạy: 14.12.2010 - lỚP 7B 
Tiết 68- Tiếng việt:
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu :
a.Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở kỳ I về: Cấu tạo từ,từ loại,từ đồng nghĩa,trái nghĩa,từ đồng âm, thành ngữ, từ HánViệt.
b. Về kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức theo sơ đồ, kỹ năng sử dụng chuẩn các từ ngữ tiếng Việt trong nói viết,tạo lập văn bản. 
c. Về thái độ: 
- Học sinh thấy được vai trò,tác dụng của giờ ôn tập.
- Có ý thức ôn tạp nghiêm túc
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài,tài liệu CKTKN, bảng phụ, soạn
 giáo án.
 b.Chuẩn bị của HS: Ôn tập theo hướng dẫn trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy: 
a Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) 
(kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh).
*Giới thiệu bài :
Để hệ thống hoá kiến thức và củng cố kiến thức cơ bản phần tiếng Việt đã được học ở kỳ I, chúng ta vào bài hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới
?
H
Vẽ sơ đồ vào vở. Tìm ví dụ điền vào ô trống?
Về bảng
Nội dung ôn tâp (33’)
Bàitập1(SGK183) 
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Ghép chính phụ
Ghép đẳng lập
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
H
Tìm VD minh hoạ
VD: 
Máy khâu
Quần áo
Xanh xanh
Lấp lánh
Luẩn quẩn
Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Hỏi về hđ t/c
Hỏi về số lượng
Hỏi về người SV
Trỏ hoạt động t/chất
Trỏ số lượng
Trỏ người sự vật
Sao, Thế nào?
Bao nhiêu mấy?
Ai, gì?...
Vậy, thế...
Bấy, bấy nhiêu
Tôi, tao, tớ...
H
Lập bảng so sánh?
Bài tập 2(SGK t184)
Từ loại
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu
Liên kết các thành pần của cụm từ, của câu.
?
giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học?
Bài 3(SGK t184)
VD: 
- bạch: trắng(bạch cầu).
- bán: nửa, một nửa.
- cô: lẻ loi
- cư: ở, chỗ ở.
?
Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
Bài 1(SGKt193)
- Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
?
Tại sao có hiện tượng đồng nghĩa?
- Trong tiếng Hán hoặc các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, các địa phương cũng có những từ ùng chỉ một SV nhưng phát âm khác nhau. Từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
?
Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2 (SGK t193)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
?
Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ...?
Bài 3(SGK t193)
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
bé
nhỏ
to, lớn
thắng
được
thua, bại
Chăm chỉ
Siêng năng, cần cù, chịu khó...
lười biếng
?
Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
Bài 4(SGK t193)
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên qua gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: Từ nhiều ngiã bao giờ cũng cùng chung một nét nghĩa gốc...-> Nghĩa có liên quan đến nhau.
?
Thế nào là thành ngữ?
Bài 5(SGK t193)
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
?
Tìm những thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau?
Bài 6(SGK t193)
- Bách chiến bách thắng
- Trăm trận trăm thắng
- Bán tín bán nghi
- Nửa tin nửa ngờ
- Kim chi ngọc diệp
- Cành vàng lá ngọc
- Khẩu phật tâm xà
- Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
?
Hãy thay thế những từ in đâm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
Bài7(SGK t194)
- đồng không mông quạnh
- con dại cái mang
- giàu nứt đố đổ vách.
?
Thế nào là điệp ngữ?
Bài 8(SGK t194)
- Điệp ngữ là cách lặp đi lặp lại từ ngữ(hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: ĐN cách quãng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp(ĐN vòng).
?
Thế nào là chơi chữ? VD?
Bài 9(SGK t194)
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
 c. Củng cố,luyện tập: (5’)
* Củng cố: Bài hôm nay,các em cần nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản sau:
Các đơn vị từ tiếng Việt.
Các biện pháp NT tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ NT đó.
* Luyện tập: Đặt 5 câu,mỗi câu có sử dụng biện pháp tu từ: Đồng âm,đồng nghĩa,từ trái nghĩa,điệp từ ,điệp ngữ
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
Ông tập toàn bộ kiến thức đã học.
Chuẩn bị chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Ngày soạn: 15.12.2010	 Ngày dạy: 18.12.2010 - Lớp 7B 
Bài 17. Tiết 69.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
b. Về kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện, sửa chữa lỗi nói và viết không theo chuẩn mực 
 tiếng Việt. Có ý thức rèn luyện nói viết theo chuẩn mực tiếng Việt.
c. Về thái độ: 
- Học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu Tài liệu CKTKN, nghiễn cứu nội dung bài,
 soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: Ôn tập theo hướng dẫn trong SGK.
a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
*Giới thiệu bài 
Để nhận diện các lỗi nói viết không theo chuẩn mực tiếng việt và rèn luyện kỹ
 năng nói ,viết đung theo chuẩn tiếng Việt,chúng ta vào bài hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới
I. Yêu cầu luyện tập(5’)
GV: Nêu yêu cầu luyện tập.
- Nhận diện các lỗi nói, viết sai chuẩn mực tiếng việt.
- Biết sửa các lỗi nói viết sai theo đúng chuẩn mực tiếng Việt.
II. Luyện tập(28’)
- GV đọc.
- HS viết.
Bài 1
- Viết chính tả đoạn văn “Sài Gòn......họ hàng”(Sài Gòn tôi yêu).
?
Điền vào chỗ trống theo yêu cầu SGK?
Bài 2
a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
b. tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
c. chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại
d. mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
?
Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất?
Bài 3
a.* Tên các loài cá bắt đầu bằng chữ ch, tr:
- cá chép, cá chim, cá chuồn...
- cá trắm, cá trích, cá trôi, cá trác...
 * Từ chỉ hoạt động, trạng thái có chứa thanh hỏi, ngã:
- Nghỉ ngơi, vui vẻ, bắt bẻ, hớn hở, chạy nhảy...
- Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn bã, ngã...
b. Những từ chứa những tiếng bắt đầu bằng: r, d, gi... có nghĩa:
- Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả tạo, giả đò, giả bộ, giả tảng, giả dối, giả hiệu, giả mạo, giả trá, giả vờ....
- Tàn ác vô nhân đạo: dã man, dã tâm...
- dùng ánh mắt, cử chỉ làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra dấu, ra hiệu...
?
Dặt câu phân biệt các từ dễ lẫn?
Bài 4
a. Phân biệt giữa dành và giành:
- Toàn quốc kháng chiến để giành độc lập.(giành: chiếm lấy bằng sức mạnh)
- Lan dành tiền để mua sách.(dành: để lại và sau sẽ dùng)
b. Phân biệt các từ: tắt, tắc:
- Đèn bị gió thổi tắt.(tắt: thôi cháy)
- Nó đi đường tắt.(Tắt: lối ngắn, nhanh hơn)
- Cống nước bị tắc.(tắc: mắc nghẽn)
?
Ở địa phương em hay mắc lỗi chính tả gì?
Bài 5
- Sai thanh: đổng đẩy (động đậy), ngá(ngã)
- Sai phụ âm: lộng lậy (động đậy), lồng ý (đồng ý)
- Lẫn lộn từ gần âm: cánh tai (cánh tay), tay nghe (tai nghe)
 c. Củng cố,luyện tập: (5’)
 * Củng cố: Bài hôm nay cho chúng ta thấy,việc viết sai có nguyên nhân từ việc nói sai. Điiêù này có đặc điểm của từng địa phương vùng miền. Muốn khắc phục những lỗi này,đầu tiên chúng ta phải phát âm chuẩn tiéng Việt. TRánh nhầm lẫn trong việc dùng những phụ âm đầu có âm gần giống nhau.
* Luyện tập: HS nói và viết đúng các từ sau: Lúc lắc , Trục trặc .trống chiêng, Rán mỡ, chạy trước...
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(2’)
Ông tập toàn bộ kiến thức đã học.
Tiếp tục chữa những lỗi chính tả hay mắc.
Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 	 Ngày kiểm tra :22.12.2010 – K7 
Bài 16. Tiết 71+ 72.
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
( Đề – đáp án kiểm tra chung do phòng ra)
-------------------------------
Ngày soạn: 22.12.2010 	 Ngày dạy: 25.12.2010 – Lớp 7B
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN- KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu :
 a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I .
- Củng cố kiến thức về Văn và Tiếng Việt và vận dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để viết bài văn hoàn chỉnh.
 b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phat hiện lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra. 
 c. Về thái độ:
- HS có ý thức đánh giá bài làm của mình một cách tự giác, khách quan. Biết rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi mắc phải một cách nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Chấm, chữa bài , nhận xét đầy đủ, chính xác.
 b. Chuẩn bị của HS: Xem và kiểm tra bài KTHKI đã làm với kiến thức đã học.
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ - đặt vấn đề vào bài mới (2’)
 (Không kiểm tra)
* Giới thiệu bài: Để nhận thấy những ưu nhượ điểm của bài kiểm tra tổng hợp cuối kỳ I, chúng ta vào bài hôm nay
	b. Dạy nội dung bài mới:
I. Bài kiểm tra Văn. (13’)
Học sinh đọc lại đề.
1. Đề: (Đề - đáp án – do phòng giáo dục ra ) 
2. Đáp án 
?
H
Thê nào là từ đồng nghĩa? Cho VD
Nhắc lại kiến thức, nêu VD
 Câu1: Thế nào là từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều từ đồng nghĩa khác nhau.
- có hai loại từ đồng nghĩa: Đồng nghia hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
- VD: Trái – Quả } Đồng nghĩa hoàn toàn
 Bỏ mạng – hy sinh } Đồng nghia không hoàn toàn
G
?
?
Cho HS đọc lại bài thơ
Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ?
Theo em bài viết cần có bố cục ntn?
Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
Câu 2: Chép lại bài thơ Qua Đèo ngang – Huyện Thanh Quan:
 “ Bước tới Đèo ngang bống xế tà
 Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Nội dung: Bài thơ cho thấy cảnh Đèo ngang hoang sơ, heo hút; thấp thoáng có sự sống con người.Bài thơ cũng thể hiện nỗi niềm nhớ nước thương nhà,nỗi buồn thầm lặng cô đơn của t/g.
Câu 3: ( bài viết tập làm văn)
Đề: Cảm nghĩ của em về món quà tuổi thơ
Yêu cầu về nội dung:
Bài viết phải nêu được hoàn cảnh cụ thể và tình cảm,cảm xúc của em về món quà.
Làm nổi bật được tình cảm, cảm xúc chính mình mình về món quà,. Nêu được những chi tiết đặc sắc để biểu cảm.
Yêu cầu về nội dung:
Kiểu bài văn biểu cảm
Bố cụ 3 phần rõ ràng( MB_ TB _ KB )
Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng quy định chính tả
Bố cục:
MB: - Giới thiệu về hoàn cảnh được nhận món quà.
TB: 
Đó là món quà gì. Món quà đó ntn?
Tình cảm, cảm xúc của em khi nhận món quà ra sao?
Món quà đó có ý nghĩa đối với em ntn
KB:
Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em với món quà đó.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: (10’)
a, Ưu điểm:
- Câu 1( Tiếng Việt) : Phần lớn đã trả lời chính xác bài học và nêu được VD .Tuy nhiên nhiều em còn trả lời thiếu ý. Một số em chưa nêu VD hoặc nêu VD con sai.
- Câu 2: Hầu hết, các em đã chếp đúng và đủ bài thơ và nội dung, ý nghĩa của bài thơ Qua Đèo ngang.
- Câu 3 ( Tập làm văn) Nhiều em đã xác định được yêu cầu của đề, trình bày được những nội dung cơ bản như đáp án. trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Bố cục chặt chẽ, lời văn biểu cảm; đã kết hợp đươc với yếu tố miêu tả và tự sự khá hợp lý. Một số em bài viết sạch đẹp, rõ ràng , đúng quy định chính tả.
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Do chưa nắm vững kiến thức, vẫn còn một số em chưa trả lời đúng đáp án cho Câu hói Tiếng Việt, Chưa nêu hoặc nêu sai VD.
- Câu 2 : Nhiều em viết còn sai một số từ trong bài thơ. ( thiếu chính xác). Một số em không viết hoan đầu dong mỗi câu thơ theo đúng quy định chính tả. Phần nội dung, nhiều em lại liên hệ lẫn lộn sang bài thơ Bạn đến chơi nhà 
( Nguyễn Khuyến)
- Đối với bài văn( câu 3) : Một số bài trình bày chưa rõ ràng. Câu văn lủng củng. Còn lan man chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Một số bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Một số em bài viết còn rất sơ lược, chưa thực sự cố gắng suy nghĩ để làm bài. Cảm xúc còn đơn điệu, lặp lại rất đơn giản.
- Một số em bài viết còn lan man, bố cục chưa rõ ràng
- Nhiều bài còn bị điểm yếu kém. 
- GV yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài làm của mình và tự sửa theo đáp án đã xây dựng.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: (14’)
* Lấy VD sai: Sống – Chết } từ đồng nghĩa => Sai
 Chết Mất lìa đời } Từ đồng nghĩa
* Viết sai: Cỏ cây trên đá, lá trên hoa 
-> Sửa lại: Cỏ cây chên đá, lá chen hoa.
 - Lắc đắc bên sông chợ mấy nhà
-> Viết đúng: Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
* Dùng từ diễn đạt sai:
 - Tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho em rất nặng nề.
-> Sửa lỗi:
 - Tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho em rất sâu nặng .
- Hiểu sai: Ta với ta tuy hai mà một. Ở đây chính là tác giả.
-> Hiểu đúng: Ta với ta đó là tác giả và người bạn tri kỷcủa mình
* Trả bài: Tổng số:
Giỏi: 0; Khá: 9 TB: 13; Yếu: 2; Kém: 0 
C. Củng cố,luyện tập: (4’)
* Củng cố: Bài hôm nay ,các em cần nhận thấy những ưu ,nhược điểm qua bài kiêm tra văn và bài kiểm tra tiếng việt. qua đó các em cần nhận ra những thiếu sót về kiến thức để kịp thời sửa chữa.
 * Luyện tập:
Đối chiếu kiến thức bài làm với kiến thức ở mỗi bài đã học
Sửa chữa các lỗi kiến thức trong bài kiểm tra văn- tiếng việt
d. Hướng dấn HS tự học ở nhà (2’)
- Về nhà tiếp tục đối chiếu và sửa các lỗi kiến thức mắc phải ở trông bai
- giờ sau: đọc và tìm hiểu bài: Cách làm bài văn biểu cảm về phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Ngày soạn: 27/12/2009	 Ngày giảng: 30/12/2009 - Lớp 7B
 Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
1.Mục tiêu bài dạy:
	a. Về kiến thức: 
 Thông qua giờ trả bài giúp HS: 
Nhận thấy những ưu nhược điểm trong bài kiểm tra học kỳ I đã làm
Biết khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong bài viết của mình
Củng cố ,khắc sâu kiến thức cơ bản đã được học ở học kỳ I 
 b. Về kỹ năng”
Rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh ,đối chiếu và tự sửa chữa các đơn vị kiến thức trong bài kiểm tra.
c. Về thái độ: 
- HS thấy được tầm quan trọng của bài kiểm tra,có ý thức sửa chữa nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a. Thầy: Chấm bài Trả bài,nhận xét và soạn giáo án
	b. Trò: Đối chiếu kiến thức trong bài làm với bài học; xem bài đã trả
3. Tiến trình bài dạy:
	a. Kiểm tra bài cũ: 
 ( Không kiểm tra)
 * Giới thiệu bài:(1’) Để nhận thấy những ưu nhược điểm của bài kiểm tra
 học kỳ I mà các em đã làm, đối chiếu và sửa chữa những kiến thức đã
 làm với kiến thức cơ bản ,chúng ta vào bài hôm nay... 
	b. Dạy nội dung bài mới
H
Đọc đề
I. Đề, Tìm hiểu đề: (12’)
 1. Đề bài:
Câu 1: Xếp các từ sau đây vào 4 nhóm từ đồng nghĩa:dũng cảm,chén,cho,chăm chỉ,tặng ,cần cù , kiên cường , bất khuất, biếu,siêng năng xơi,chịu khó, gan dạ.
Câu 2: Thế nào là văn biểu cảm? Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm.
Câu 3:Chép lại bài thơ Cảnh khuya của Hồ chí Minh và nêu hững nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyến Khuyến.
2. Tìm hiểu đề:
?
? 
G
? 
H
?
?
? 
Đề đã cho thuộc kiểu bài trắc nghiệm hay tự luận?
Theo em ,bài văn đã cho( câu 4) cần xây dựng dàn ý gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần ntn?
Nhận xét ưu điểm
Câu văn mắc phải lỗi gì? Sưả lỗi ntn
Sửa lỗi
Xếp các từ này vào cùng một nhóm từ đồng nghĩa đúng hay sai? sửa lại ntn cho đúng?
Theo em diến đạt như vậy đã mắc phải những lỗi gì?
Theo em nên diến đạt lại ntn cho đúng?
=> Cả 4 câu đều kiểu bàu tự luận.Câu 4 được viết dưới dạng bài viết văn biểu cảm hoàn chỉnh.
3. Dàn ý: ( Câu 4)
Gồm 3 phần:
A. MB: Nêu lý do mà em yêu thích bài thơ này. Giới thiệu về tác giả,tác phẩm.
B. TB: Lần lượt bình giá và nêu cảm nghĩ của em với nội dung và nét đặc sắc về nội dung va nghệ thuật của từng câu thơ
- Câu 1: Suy nghĩ của em về tâm trạng mừng vui của tác giả khi có người bạn tri ân lâu rồi mới đến thăm
- 6 câu thơ tiếp theo: Nhwng suy nghĩ của em khi nghe lời giãi bày dí dỏm ,vui đùa của tác giả với người bạn của mình về cuộc sống thanh bần của mình nơi chốn thôn dã.
- Câu kết : Suy nghĩ cuả em về câu thơ kết: Tình bạn đằm thắm của nhà thơ với người bạn tri ân vượt lên trên tất cả những điều kiện thiếu thốn của cuộc sống.
II. Nhận xét ưu nhược điểm: (8’)
Ưu điểm :
- Nhìn chung các em đã xác định đúng yêu cầu của đề đã cho và giải quyết theo y/c của dạng đề tự luận.
- Một số em nhận thức đung và giải quyết tốt nội dung và y/c cầu đặt ra trong mỗi câu, Cụ thể:
+ Xếp chính xác các nhóm từ đồng nghĩa đã ch; đưa ra định nghĩa chính xác về văn biểu cảm và các bước làm một bài văn biểu cảm.
+ Chép đầy đủ ,chính xác ,đúng quy định chính tr bà thơ Cảnh khuya – HCT và nêu được những nét chính về nội dung và NT của bài thơ.
+ Bài 4: văn biểu cảm về một tcs phẩm văn học: Nhiều em đã trình bày bài viết theo bố cục 3 phần.Trong mỗi phần đã giải quyếtkhá tốt các yêu cầu cơ bản đặt ra trong bài thơ. Biết bình giá và thể hiện tình cảm cảm xúc của mình qua nội dung của rừng câu ,tư và đoạn thơ,ý thơ,những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được thể hiện trong đó.Nhiều em đã biết kết hợp tương đối tốt yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn biểu cảm.
Một số em bài viết tương đối sạch đệp ,đúng quy định chính tả.
Nhược điểm:
- Nhiều em do nhận thức yếu ,kếm dẫn đến trình bày sai các đơn vị kiến thức đặt ra trong mỗi câu. cụn thể: Sắp xếp tuỳ tiện, lộn xộn các tư đông nghĩa; Đưa ra định nghĩa vừa sai ,vừa thiếu về văn biểu cảm. Đề y/c nêu các bước làm bài văn biểu cảm thì một số em nêu dàn ý một bài văn biểu cảm. thậm chí một số em chép bài thơ Cảnh khuya – HCM còn sai,còn thiếu; chu\ưa nêu được những nét chính về ND và NT của bài thơ.
- Ở bài văn biểu cảm về bài thơ,,Một số em viết tràn lan ,chưa theo bố cụ 3 phần. cóp em bài viết sơ lược như viết một đoạn văn xuôi.
+ Phần MB của một số em còn dài dòng ,diến đạt lộn xộn vàdưa ra những cách vào bài không phù hợp. 
+ Phần TB: chưa đi sâu vào bình giá và nêu lên suy nghĩ,tình cảm ,cảm xúc của mình trong từng câu thơ,đoạn thơ. Nhiều em c0òn viết bài thuần tuý chỉ như một bài phân tích ở mức độ sơ lược về ND và NT,chưa “ đụng chạm” gì đến các yếu tố biểu cảm
+ Một số em còn hiểu sai nội dung bài thơ khi cho rằng: “Ta với ta” trong bài thơ này chỉ là tác giả.
+ Một số em ý thức học tập yếu kem,làm bài sơ sài,chiếu lệ.Nội dung bài viết quá sơ lược.
+ Một số em chữ viết quá yếu( khôngđọc
 ,không dịch được để chấm bài). Một số em trình bày tẩy xoá bẩn thỉu, viết sai lỗi chính tả quá nhiều.
III. Thống kê lỗi và sửa lỗi: (18’)
Lỗi chính tả:
Tiếng xuối trong như tiếng hát sa
-> Viết sai phụ âm đầu
=> Sửa : Tiếng suối trong như tiếng hát xa
2. Lỗi sai kiến thức:
- Dũng cảm,cần cù, kiên cường , chịu khó là 1 nhóm từ đồng nghĩa
=> Sửa lại:Gồm 2 nhóm
N1: Dũng cảm,kiên cường
N2: Cần cù , chịu khó
3. Lỗi diến đạt:
- Nguyễn Khuyến rất mừng vui quá khi có ông bạn lâu ngày đến chơi.
-> Thừa phó từ chỉ mức độ; Dùng từ không trang nhã
=> Sửa lỗi:
Nguyến Khuyến rất vui mừng khi có người ban tri ân ,đã lâu không gặp, nay đến thăm nhà.
* Trả bài- thống kê điểm: Sĩ số: 28
- Giỏi: 0
- Khá: 7 = 25%
- TB: 10 = 35,7%
- Yếu: 9 = 32,1%
- Kém: 2 = 7,1%
( Không có bài tiêu biểu)
 c. Củng cố,Luyện tập: (4’)
* Củng cố: Qua giớ trả bài hôm nay,các em cần nhận thấy được những ưu nhược điểm qua bài làm của mình, bổ sung những kiến thức còn sai,thiếu. Sửa chữa những lỗi còn mắc phải trong bài. Qua đó giúp các em củng cố một bước những kiến thức cơ bản đã học ở kỳ I
	* Luyện tập: Sửa các lỗi chính tả ,lỗi diến đạt đã được chỉ ra trong bài
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
 - Về nhà các em tiếp tục đối chiếu kiến thức đã học với bài đã làm.
 - Tiếp tục sửa chữa các lỗi trong bài.
 - Giờ sau : Soạn bài : Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX
 -------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc