Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 8

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 8

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

Học sinh cần:

 - Hiểu được những nét chính về cuộc đời và thân thế của bà huyện Thanh Quan

 - Đặc điểm thơ của bà huyện Thanh quan qua bài thơ Qua đèo Ngang.

- Cảm nhận được khung cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện nối niềm hoài cổ trong thơ của bà.

 - Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 b. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tich một số chi tiết NT độc đáo trong bài thơ.

 c. Về thái độ :

 Khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước, thái độ quí trọng, cảm phục người phụ nữ tài ba .

2 . Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8
Kết quả cần đạt
Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà huyện Thanh Quan.
 Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. 
Vận dụng kiến thức đã được học về văn biểu cảm đẻ viết bài tập làm văn số 2 bài Tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm.
Ngày soạn: 04.10.2010	 Ngày dạy: 08.10.2010 - lỚP 7B
 Bài 8. Tiết 29.
Văn bản: Qua Đèo ngang 
(Bà Huyện Thanh Quan)
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
Học sinh cần:
 - Hiểu được những nét chính về cuộc đời và thân thế của bà huyện Thanh Quan
 - Đặc điểm thơ của bà huyện Thanh quan qua bài thơ Qua đèo Ngang.
- Cảm nhận được khung cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện nối niềm hoài cổ trong thơ của bà. 
	- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Phân tich một số chi tiết NT độc đáo trong bài thơ.
 c. Về thái độ :
 Khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước, thái độ quí trọng, cảm phục người phụ nữ tài ba . 
2 . Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV :: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) 
* Câu hỏi:: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và ND của VB Sau phút chia li ?
* Đáp án:: Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
 * Giới thiệu bài (1’):
 Ai đã từng một lần đi trên con đường xuyên Việt hẳn đều biết đến Đèo Ngang.Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, nơi phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có rất nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang nhưng nổi tiếng nhất và được nhiều người yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan...
 b. Dạy nội dung bài mới:
?
Dựa vào phần chú thích (t102), hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
GV: Bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có thời bấy giờ. Là người học rộng, có tài làm thơ và còn rất giỏi nữ công gia chánh. Vì thế bà được vua Minh Mệnh vời vào Phú Xuân giữ chức Cung trung giáo tập (dạy các công chúa, cung phi). 
I.Đọc và tìm hiểu chung.(7’) 
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, chồng làm tri huyện Thanh Quan.
- Tác phẩm: là bài thơ nổi tiếng được bà được viết trên đường vào Huế nhậm chức.
- HD đọc: giọng buồn da diết.
- GV đọc.
- Học sinh đọc.
- Lưu ý chú thích giải nghĩa từ SGK t102.
*Chú thích:
?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
- Mỗi bài có 8 câu. Mỗi câu 7 chữ. Vần gieo ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6, 8. Có phép đối giữa các câu 3-4; 5-6. Thanh của các tiếng được gieo theo luật bằng, trắc. Không đúng với các qui định đó gọi là thất luật.
-> Thể thơ Thất ngôn bát cú.
?
Bài thơ được chia làm mấy phần?
2. Bố cục: 4phần (đề, thực, luận, kết)
?
Nội dung bài thơ diến tả những nội dung cơ bản nào?
- Cảnh sắc Đèo Ngang và tâm trạng nhà thơ.
II. Phân tích
.
1.Cảnh sắc Đèo Ngang.(11’) 
?
Tác giả miêu tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm nào?
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Bóng xế tà?=> Bóng đã ngả, mặt trời nằm ngang sườn núi, thời gian đi dần vài hoàng hôn, chỉ còn vài tia nắng yếu ớt.
?
Thời điểm đó thường gợi cho ta cảm giác như thế nào?
- Buồn, vắng vẻ, bâng khuâng...
- Đọc lời thơ của bà ta nhớ đến buổi chiều buồn trong ca dao: Chiều ra đứng ngõ sau... Chiều chiều là thời điểm dễ gợi trong lòng người nỗi khắc khoải cô đơn nhớ nhà.tuy cảnh chiều đã muộn nhưng trời vẫn dư sáng để nhà thơ nhận ra cảnh vật.
?
Cảnh Đèo Ngang hiện ra trước mắt thi nhân qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả ở câu thơ này?
- Câu thơ có 7 tiếng thì 5 tiếng nói về sự vật. Mỗi tiếng là một sự vật khác nhau, chỉ còn hai tiếng là từ chen.
- Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
-> NT: Điệp từ ( chen)
?
Em hiểu chen có nghĩa là gì?
- Lẫn và đan kín vào nhau dày đặc
?
Theo em có thể thay từ chen bằng từ xen có được không? Sự lặp lại từ chen trong câu thơ gây cho ta ấn tượng như thế nào về cảnh ở đây?
Không! Vì từ xen gợi cảm giáccó sự sắp xếp cảnh vật theo một trật tự. Còn từ chen được nêm vào giữa hai vế câu đã diễn tả cảnh vật ở Đèo Ngang rất um tùm, rậm rạp, có nhiều thứ, nhiều cây cỏ chen lẫn vào nhau để cùng tồn tại, gây ấn tượng về một cảnh sắc thật hoang sơ của thiên nhiên, cây cỏ.
?
Cảnh Đèo ngang ở hai câu thơ trên là cận cảnh. Vậy phóng tầm mắt ra xa, tác giả thấy những gì?
- Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ biện pháp NT mà t/g sử dụng trong hai câu thơ này?
-> NT: Từ láy tượng hình, đảo trật tự cú pháp, vế đối.
G
Giải thích: Chú tiều?-> Người làm nghề đốn củi.
?
Tư thế “Lom khom”’ Ngôi nhà “lác đác” gợi cho em cảm nhận gì về h/ả của con người và cuộc sống ?
Lom khom:Tư thế cúi, dáng người không thẳng, có một chút gò bó. 
Lác đác: Cư dân ít ỏi, thưa thớt.
?
Qua các phép tu từ trong 2 câu thơ trên, em có cảm nhận gì về thiên nhiên và cuộc sống con người hiện lên ở đây?
Lẽ ra có thêm thế giới con người thì cảnh phải sống động hơn. Nhưng con người xuất hiện ở nơi này sao mà quá nhỏ bé, ít ỏi và khốn khổ tội nghiệp. Chỉ có vài chú tiều đang lom khom, nhặt nhạnh dưới núi, mấy nóc nhà ít ỏi của những quán chợ nghèo càng khiến cho cảnh vật thêm hắt hiu, cô quạnh.
- Chỉ với 4 câu thơ: cảnh sắc thiên nhiên và c/sống của đêò ngang hiện lên thất gợi cảm và sinh động: Thời gian , không gian xa – gần đã được thu vào cảm quan tinh tế của t/g 
* Cảnh Đèo Ngang lúc xế tà thật hoang sơ, heo hút cô tịnh và buồn.
?
H
- GV: Cảnh thì như thế còn lòng người thì sao?...
Cảnh Đèo Ngang còn được gợi tả qua những âm thanh nào?
- Tiếng chim cuốc và đa đa.
2. Tâm trạng của nhà thơ. . . (11’)
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
?
Tiếng chim cuốc và đa đa gợi cho ta cảm giác gì?
- Buồn, vắng vẻ cô quạnh của tiếng chim gọi bầy lúc hoàng hôn.
?
G
Việc miêu tả cảnh hoang sơ, xa lạ như thế đã giúp ta cảm nhận được điều gì trong tâm trạng của tác giả?
Bình: Nỗi Buồn cô đơn - một nỗi buồn man mác. âm thanh, tiếng động của đèo ngang đã xuất hiện song nó không làm phá vỡ cái vắng lặng hoang sơ của Đèo ngang mà còn làm tăng thêm vẻ hoang sơ, cô tịnh trong không gian chiểu – Đèo ngang. Lấy động để tả tính đó chính là thủ pháp NT tài hoa của t/g
?
ở hai câu luận, tác giả dùng những biện pháp NT nào?
- Đối ý: Câu trên đối ý với câu dưới.
- Đối thanh: TT BBB TT / BB TTT BB
- Chơi chữ: Tác giả mượn cách phát âm giống nhau của chữ quốc quốc và gia gia với tên gọi của loài chim cuốc (còn gọi là chim đỗ quyên) và chim đa đa (cũng viết là da da). Như vậy, quốc vừa được hiểu là chim cuốc vừa được hiểu là nước; gia vừa được hiểu là chim đa đa vừa được hiểu là nhà.
- Lối nói ẩn dụ: Mượn tiếng chim rừng để bộc lộ nỗi buồn thấm thía trong cõi lòng toả rộng trong không gian Đèo Ngang tới miền quê thân yêu.
-> NT: đối ý, đối thanh, chơi chữ, lối nói ẩn dụ.
Nhớ nước}{thương nhà
đau lòng }{ mỏi miệng 
con quốc quố}{ gia gia 
?
Qua đó em hiểu như thế nào về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả?
Tiếng chim cuốc và đa đa nhớ nước thương nhà cũng chính là nỗi nhớ nhà da diết của đứa con tha hương lữ thứ (lúc này bà đang vào Phú Xuân để làm bà giáo dạy cung nữ), là nỗi hoài niệm về một thời dĩ vãng tươi đẹp của đất nước. Nhớ miền quê thân thương nơi đang có những người yêu dấu mong đợi. Nhớ thành Thăng Long hoài cổ. Tiếng chim kêu càng khiến lòng tác giả nặng trĩu nỗi u buồn, hoài vọng, nhìn cảnh vật càng thêm quạnh quẽ, cô liêu. 
?
Câu thơ thứ 7,8 cho ta thấy tác giả xuất hiện với hành động nào?
- Dừng chân, đứng lại để nhìn trời, nhìn non, nhìn nước.
- Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
?
Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả? Đó là không gian ra sao?
- trời, non, nước => Không gian Rộng lớn, mênh mang, xa lạ và tĩnh vắng. 
?
Nếu câu 7 miêu tả không gian bao la thì câu 8, t/g lại diễn tả về điều gì? Của ai?
- Mảnh tình riêng ( nỗi lòng của tác giả.)
Một mảnh tình riêng ta với ta.
?
Nhận xét cách dùng từ ở câu 8? Em hiểu ta với ta ở đây là ai? Là mấy người??
- Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay, một phạm vi chật hẹp. thu vào tầm mắt cảh thiên nhiên Đèo ngang rộng lơn, tĩnh lặng rồi t/g đã trở về với thực tại với tâm trạng, nỗi lòng của bản thân. ( t/cảm hướng nội)
->NT: Điệp từ ( ta – ta)
?
Tương quan giữa cảnh “trời, non, nước” và “mảnh tình riêng” là tương quan như thế nào?Ở đây, t/g sử dụng b/p NT gì?
- Đối lập, ngược chiều. “Trời, non, nước” bát ngát rộng mở bao nhiêu thì “mảnh tình riêng” càng chật hẹp, nặng nề, khép kín bấy nhiêu. 
->NT: Hình ảnh đối lập.
?
G
Theo em “tình riêng” của tác giả ở đây là gì?
- Nỗi nhớ nước thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ. Đó là tâm trạng của người con lữ thứ xa quê song đó có thể là nỗi niềm của một tấm lòng hoài cổ về một quá khứ huy hoàng đã qua
Trích đọc : “Thăng Long thành hoài cổ”
“ Dấu xe ngựa cũ hồn thu thảo
Lầu cũ lâu đài bóng tịchdương”
(Thăng Long thành hoài cô)
?
H
Thông qua cụm từ ta với ta tác giả bộc lộ cảm xúc nào?
Nỗi buồn cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang với trời cao thăm thẳm, non nước bao la.
?
Qua phân tích, em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang? 
*Tấm lòng nhớ nước,thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ; nỗi buồn cô đơn, lẻ loi của tác giả.
?
Tác giả đã sử dụng những phương pháp biểu cảm nào trong bài thơ này?
- Tả cảnh để bộc lộ cảm xúc (biểu cảm gián tiếp).
- Trực tiếp bộc lộ cảm xúc (biểu cảm trực tiếp).
-> Hai phần đầu nặng tả cảnh nhẹ tình, hai phần sau nặng tình nhẹ cảnh. => Tả cảnh ngụ tình.
III. Tổng kết (5’)
1.Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình
?
Bài thơ có những nét đặc sắc nào về mặt nghệ thuật?
- Phong cách thơ trang nhã.
- Sử dụng tài tình, điêu luyện các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp từ, chơi chữ...
?
Hãy khái quát giá trị nội dung ...  dân dã, thể hiện sự thân tình, gần gũi, gắn bó giữa chủ và khách.
Bác: ( đại từ nhân xưng) => t/c dân dã, Thân mật
?
Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu câu thơ?
- Giọng hồ hởi, vui vẻ. Câu thơ như một tiếng chào, một lời reo vui khi có khách đến chơi. Lời chào quen thuộc, gần gũi ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày: Đã lâu lắm rồi, nay bác mới có dịp tới chơi, thật là quí hoá.
?
G
Như vậy, câu thơ 1 cho ta biết nhà thơ có cảm xúc như thế nào khi bạn đến chơi nhà?
- GV: Những cảm xúc ấy chỉ có có được khi quan hệ tình bạn bền chặt, thân thiết, thuỷ chung. Đặc biệt, đối với Nguyễn Khuyến khi rũ áo từ quan về chốn quê nghèo có bạn tới thăm, điều đó thật quí hoá, thật xúc động.
Vậy để biết NK tiếp đãi bạn như thế nào....
=>Cảm xúc phấn khởi, hồ hởi, vui sướng thoả lòng khi bạn đến chơi nhà.
H
?
- HS đọc 6 câu tiếp theo.
Theo nội dung của câu1, em dự đoán NK sẽ phải thết đãi bạn như thế nào?
- Bạn thân ở xa đến chơi, nhất thiết phải mời cơm mời rượu, không sơn hào hải vị thì cũng phải cơm gà, cá gỡ để tỏ lòng quý khách.
2. Sáu câu thơ tiếp:
?
Thế nhưng lúc này NK đón bạn trong hoàn cảnh như thế nào?
- Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
?
Tác giả kể ra những thứ nào định tiếp đãi bạn?
Thế nhưng tất cả những thứ đó, tác giả có thể dùng để thết đãi bạn được không? Vì sao?
- Sản vật của gia đình rất phong phú: Ao nhiều cá, vườn nhiều gà. Nhưng vì ao sâu, nước cả (lớn), không thể quăng chài bắt cá được. Vườn rộng rào lại thưa không thể đuổi gà được. Các loại rau quả cũng rất nhiều nhưng cải chưa thành cây, cà thì vừa mới thành nụ, bầu còn non, mướp chưa thành quả. Tóm lại là cái gì cũng có nhưng lại là không có vì không thể dùng chúng để tiếp bạn được.
- Cá: Ao sâu, nước cả -> khôn chài.
- Gà: Vườn rộng, rào thưa -> khó đuổi.
- Cải: chửa ra cây.
- Cà: mới nụ.
- Bầu: vừa rụng rốn.
- Mướp: đương hoa.
?
Quan sát các cặp câu 3-4, 5-6, hãy chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật và nhận xét cách dùng từ ở các cặp câu trên? Tác dụng?
- Phép đối rất chặt chẽ: Cảnh đối cảnh, vật đối vật, trên dưới, trắc bằng phân minh tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp gợi nên cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình.
- Các tính từ sâu, cả, rộng, thưa, ... cùng với các phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: chửa, mới, vừa, đương,... hô ứng hỗ trợ cho nhau thật khéo léo, tự nhiên, dung dị. Thêm vào đó là các chi tiết miêu tả chấm phá làm hiện lên khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống mơn mởn tiềm tàng. Ta như hình dung ra hình ảnh NK đang dắt tay bạn thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn.
=> NT: đối, liệt kê, dùng nhiều tính từ, phó từ.
?
Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó được sử dụng trong phần thực và luận đều nhằm mục đích gì?
- Tất cả đều nhằm diễn giải tính chất có đấy mà chẳng có gì của các sản vật được tác giả kể và tả ở đây: Trong nhà, ngoài vườn tôi có bao nhiêu thứ nhưng thực ra lại chẳng có gì để thết đãi bác cả vì tất cả mọi thứ, mọi thức đều chưa đến lúc, đến thời.
?
Tiếp khách quí, nhà thơ còn thiếu cả thứ gì nữa?
- Người xưa thường nói: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Miếng trầu không thể thiếu vắng trong bất kì cuộc hội ngộ nào, dù vui hay buồn, đám hiếu hay đám hỉ. Thế mà lúc này, ngay cả đến miếng trầu là thứ thông dụng nhất để tiếp bạn cũng không.
?
Em có thể hình dung NK đang gặp tình huống như thế nào không? Trong thực tế đời thường, liệu có tình huống như thế không?
- Có lẽ không vì lúc về ở ẩn, cáo quan lui về cuộc sống bình dị ở chốn vườn Bùi quê cũ, NK có “Năm gian nhà cỏ thấp le te” và “Chín sào tư thổ là nơi ở” thì chuyện không có cả miếng trầu để tiếp khách là điều khó có thể xảy ra.
?
Vậy NK cố tình dựng lên tình huống như thế là để nhằm mục đích gì?Theo em ở đây t/g sử dụng b/pháp NT gì?
- Để đùa vui với bạn. Để bộc lộ tình cảm chân thực không khách sáo của mình với bạn.
=> NT: Trào lộng
?
?
Em có thể hình dung nét mặt của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lúc đó không?
- Nét mặt vui tươi, nụ cười hóm hỉnh, ánh mắt thân tình... Đây là nụ cười rất riêng của NK. Không thể lẫn với ai trong làng cười VHVN.
Em hiểu ntn về thái độ, tình cảm của t/g qua cách nói này?
=> Nụ cười vui đùa, hóm hỉnh, hài hước bộc lộ tình cảm chân thực của tác giả với bạn.
- HS đọc câu thơ kết.
3. Câu thơ kết:. (7’)
?
Trong câu thơ cuối có chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý?
- Bác đến chơi đây ta với ta.
?
Em hiểu ta ở đây là ai?
- Ta là chủ nhân (Tác giả - NK)
- Ta là khách (Bạn – Bác)
-> Lặp đại từ .
?
Theo em ý nghĩa của cụm từ ta với ta ở bài thơ này có gì khác so với cụm từ ta với ta ở bài thơ Qua Đèo Ngang?
- ở bài Qua Đèo Ngang: chỉ sự hoà hợp nội tâm của một con người với tâm trạng buồn, cô đơn của BHTQ lúc qua Đèo Ngang.
- Còn ở bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn. Ta với ta tuy 2 mà 1. ở đây có sự chuyển đổi ngôi thứ: bác (ngôi 2) chuyển thành ta (ngôi 1). Câu thơ nhấn mạnh: Bác đến chơi đây tôi với bác tuy 2 nhưng mà là 1.
?
Có ý kiến cho rằng ý nghĩa bài thơ dồn cả vào ba từ ta với ta. Theo em có đúng không? Vì sao?
- Đúng. Ta với ta, tôi với bác, tuy 2 nhưng là 1. Bằng cụm từ này, nhà thơ khẳng định: Đã là tri kỉ tri âm thì tôi với bác gắn bó với nhau bằng sự đồng cảm chân thành, đâu cần đến mâm cao cỗ đầy, rượu sớm trà trưa. Ta đến với nhau là đến với một tình bạn trong sáng, thanh khiết, tự nó đã là một bữa tiệc linh đình, bữa tiệc tinh thần sang trọng đủ sự ngon lành rồi. Đó là một tình bạn thật chân thành cao đẹp. Ngoài ra cụ Tam Nguyên Yên Đổ còn muốn nói: Đôi bạn già đã không nhập cuộc với những kẻ bon chen xu nịnh đầy rẫy trong cuộc đời này. Đó chẳng phải là điều đáng tự hào lắm sao?
?
G
Như vậy, từ sự đùa vui ở 6 câu thơ trên tác giả nhằm khẳng định điều gì ở câu thơ kết?
Từ cái không tuyệt đối của vật chất tôn lên cái có của một tình bạn tuyệt vời. Một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết...
=> Khẳng định một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết vượt lên mọi lề thói, lễ nghi, mọi cám dỗ vật chất tầm thường.
III. Tổng kết (5’)
1.Nghệ thuật:
?
Bài thơ có những nét đặc sắc nào về mặt nghệ thuật?
- Bút pháp trào lộng nhẹ nhàng, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, ngôn ngữ điêu luyện.
- Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh. 
?
Bài thơ thể hiện tình cảm nào của tác giả? 
Ý nghĩa được thể hiện qua v/b này là gì?
2. Nội dung:
 (Ghi nhớ SGK t105)
* Ý nghĩa:Bài thơ đã thể hiện một quan niệm về tình bạn: Tình bạn tri âm vượt qua mọi đ/k của vật chất. Q/niệm đó còn mãi g/trị ngày hôm nay.
c. Củng cố ,luyện tập: (3’) 
 * Củng cố: Bài hôm nay, chúng ta cần nắm được:
 - Đặc điểm của thể thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
 - Thấy được tâm trạng của bà Huyện thanh Quan, thình yêu thiên nhiên ,nỗi niềm hoài cổ và tài năng thơ tài hoa của bà .
* Luyện tập: So sánh ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà với bài Sau phút chia li?
- BĐCN: ngôn ngữ bình dị, dân dã, chất phác...
- SPCL: Ngôn ngữ bác học, chau chuốt
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK t104)
- Chuẩn bị: Xa ngắm thác núi Lư.
Ngày soạn: 01.10.2010 	 Ngày dạy: 04.10.2010 – Lớp 7B
 Bài 8. Tiết 31 + 32.
Tập làm văn: viết bài tập làm văn số 02
 văn biểu cảm 
	( Đề tích hợp môi trường)
1. Mục tiêu : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Vận dụng kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm đã được học để viết bài TLV
 số 2
 b. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản biểu cảm và vận dụng các bước làm bài văn biểu cảm vào bài viết văn biểu cảm hoàn chỉnh
 c. Thái độ: 
- HS có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc.
- Yêu thích tạo lập kiểu văn biểu cảm.
- Hiểu biết về đời sống loài cây và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
2. Để bài:
- Loài cây bảo vệ môi trường mà em yêu quý nhất.
3. Đáp án, biểu điểm:
Đáp án: 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về một loài cây mà mình yêu thích. Thể hiện được hiểu biết về loài cây đó và lý do em yêu quý này ( màu sắc, hương vị, ý nghĩa, vai trò, tác dụng).
- Bài viết thể hiện đươc tình cảm, cảm xúc của “ em” đối với loài cây đó phải chân thực, không gượng ép, sáo rỗng. Ngôn ngữ, lời văn biểu cảm,; tình ảm.cảm xúc chân thực.
- Bên cạnh tình cảm yêu quý cần nói rõ về tác dụng của loài cây đó đối với việc bảo về môi trường sống( điều hòa không khí, chắn gió, chắn cát, chống sói mònvvv HS thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
- Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày
 sạch đẹp, sáng sủa
b, Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
Mở bài: 
- Giới thiệu chung về loài cây mà mình yêu thích (Vị trí, tên gọi,...).
- Cảm xúc chung của bản thân về loài cây đó (yêu thích, gần gũi...).
Thân bài: 
- Xuất sứ của cây (Ở đâu? do ai trồng?, có từ bao giờ?...). 
- Có những kỉ niệm nào về cây gắn bó với em ntn?
+ Kỉ niệm về bạn bè thời thơ ấu với loài cây đó...
+ Cây xanh đó đối với em trong cuộc sống hiện tại từng ngày
+ Vai trò của loài cây đó đối với môi trường
+ Ý thức của tất cả mọi người đối với việc bảo vệ loài cây đó và cây xanh nói
 chung
Kết bài: 
- Khẳng định tình cảm của mình đối với cây...
2. Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Vận dụng tốt các phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. Bài viết sinh động, có cảm xúc sâu sắc. Trình bày sạch đẹp.
- Điểm 7,8: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả. Cảm xúc khá chân thật song đôi chỗ chuyển ý chưa thật nhuần nhuyễn. Còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5,6: Nội dung tương đối đầy đủ. Đúng thể loại. Bố cục đủ 3 phần song trình bày chưa khoa học.Còn mắc lỗi diễn đạt dùng từ. Cảm xúc còn gượng ép, chưa tự nhiên. 
- Điểm 3,4: Nội dung còn thiếu hoặc bố cục chưa đầy đủ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt dùng từ. 
- Điểm 1,2: Bài viết mắc quá nhiều lỗi hoặc lạc đề.
- Điểm 0: Không nộp bài.K
* Sau 90’ HS viết bài, GV thu bài về nhà chấm.
- Nhận xét giờ viết bài của HS .
4. Nhận xét, dánh giá của GV sau khi chấm bài kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc