Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 9

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 9

1. Mục tiêu :

a. Kiến thức : HS cần

- Thấy rõ các lỗi về quan hệ từ. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi sử dụng sai QHT

- Biết cách khắc phục sửa chữa những lỗi sai khi sử dụng QHT.

 b. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.trong diễn đạt nói,viết

 - Rèn luyên kỹ năng nhận diện và sửa lỗi khi sử dụng QHT

 c. Thái độ:

 - HS nhận thấy tác hại của việc sử dụng sai QHT; có ý thức sử dụng quan hệ

 từ chuẩn xác khi nói và viết.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)

 * Câu hỏi: Thế nào là quan hệ từ?

 * Đáp án:

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
Kết quả cần đạt
Nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ để tránh các lỗi đó khi nói hoặc viết. 
Cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài Xa ngắm thác núi Lư. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ. 
Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa; nâng cao kĩ năng dùng từ đồng nghĩa đã học ở bậc tiểu học.
Nắm được cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm.
Ngày soạn: 07.10.2010 	 Ngày dạy: 11.10.2010 - Lớp 7B
Tiết 33- Tiếng Việt: chữa lỗi về quan hệ từ 
1. Mục tiêu :
a. Kiến thức : HS cần
- Thấy rõ các lỗi về quan hệ từ. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi sử dụng sai QHT
- Biết cách khắc phục sửa chữa những lỗi sai khi sử dụng QHT. 
	b. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.trong diễn đạt nói,viết
 - Rèn luyên kỹ năng nhận diện và sửa lỗi khi sử dụng QHT
 c. Thái độ:
 - HS nhận thấy tác hại của việc sử dụng sai QHT; có ý thức sử dụng quan hệ 
 từ chuẩn xác khi nói và viết. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)
	* Câu hỏi: Thế nào là quan hệ từ?
	* Đáp án:
	 - Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong một đoạn văn.
*Giới thiệu bài (1’): Khi nói hoặc viết, ta thường phạm lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về sử dụng quan hệ từ khá đa dạng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết một số kiểu lỗi vè SD quan hệ từ ...
	b. Dạy nội dung bài mới: 
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
 (16’)
1. Ví dụ.
- HS đọc VD1
VD1 (SGK t106)
?
Em có nhận xét như thế nào về nội dung các câu trên?
- Khó hiểu vì nội dung các phần trong câu chưa liên kết với nhau chặt chẽ.
a. Đừng nên nhìn hình thức... đánh giá kẻ khác.
b. Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
-> Nội dung các phần trong câu chưa liên kết với nhau chặt chẽ.
?
?
Làm thế nào để ý câu văn được liên kết chặt chẽ hơn?
Các từ dùng để điền thêm vào các câu văn trên thuộc từ loại nào?
- Quan hệ từ.
-> Chữa: Điền thêm từ vào câu:
a. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
b. Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn đối với ngày nay thì không đúng.
?
Như vậy, hai câu văn trên đã phạm lỗi nào?
=> Lỗi thiếu quan hệ từ.
HS đọc VD2.
VD2
?
Hãy xác định các vế câu ở câu a? Nhận xét mối quan hệ giữa các vế câu đó?
a. Nhà em ở trường xa trường / và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
-> Quan hệ tương phản.
?
Sử dụng quan hệ từ và ở trường hợp này có hợp lí không? Vì sao?
- Không. Vì quan hệ từ và quan hệ bình đẳng.
-> SD từ và là không hợp lí.
?
Vậy nên dùng quan hệ từ nào thay cho từ và?
->Chữa: Thay bằng từ nhưng. 
?
Xác định mối quan hệ giữa các vế ở câu b?
b. Chim sâu rất có ích cho nông dân / để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
-> Quan hệ nhân quả. (V1: kết quả; V2: nguyên nhân)
?
Dùng từ để để liên kết 2 vế câu trên có hợp lí không? Vì sao?
- Để: chỉ quan hệ phụ thuộc. (nội dung của vế phụ là mục đích của vế chính)
-> Dùng từ để không hợp lí.
?
Nên thay từ bằng từ nào?
-> Chữa: Thay bằng từ vì.
?
Như vậy các câu ở VD2 mắc lỗi gì?
=> Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
HS đọc VD3.
VD3
?
Các câu trên đã đủ các thành phần câu chưa?
a. Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ với con cái.
b. Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
-> Chỉ có TN và VN. 
?
Muốn biến TN của các câu trên thành CN của câu ta phải làm thế nào?
-> Chữa: Bỏ từ qua, và ở mỗi câu để biến TN thành chủ ngữ.
?
Như vậy, các câu ở VD 3 phạm lỗi gì?
=>Lỗi thừa quan hệ từ.
HS đọc VD4.
VD4 
a.Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.
b. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
?
Chú ý phần in đậm ở câu các VD trên, bộ phận kèm theo quan hệ từ có liên kết với bộ phận với bộ phận nào khác không? 
-> Bộ phận kèm theo quan hệ từ không liên kết với bộ phận nào khác.
?
Xét về nội dung, các câu trên đã biểu đạt một nội dung trọn vẹn chưa? Vì sao?
- Chưa. Vì: 
a. Đã là HS giỏi toàn diện thì phải giỏi tất cả các môn chứ không chỉ Văn và Toán.
b. Còn thiếu bộ phận liên kết với từ chị. Chưa nêu rõ nội dung không thích cái gì với chị.
?
Nên sửa như thế nào để ND các câu trên được trọn vẹn?
-> Chữa: 
a. Không những giỏi về.... mà nó còn giỏi nhiều môn khác nữa.
b. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
?
Các câu ở VD4 măc lỗi gì?
=> Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
?
Qua 4 VD vừa tìm hiểu, em thấy trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào?
2. Ghi nhớ: (SGKt107)
II. Luyện tập (15’)
?
Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau đây?
Bài 1
Câu 1: thêm từ từ (từ đầu đến cuối).
Câu 2: Thêm từ để hoặc cho (để/cho cha mẹ mừng).
?
Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng những quan hệ từ thích hợp? Giải thích vì sao lại thay quan hệ từ đó?
C1: với (quan hệ từ nối kết); như (quan hệ từ so sánh).
C2: tuy thường cặp với nhưng
C3: bằng (quan hệ phương tiện, chất liệu); về (quan hệ phương diện).
Bài 2
C1: thay với bằng như.
C2: thay tuy bằng dù.
C3: thay bằng bằng về.
-> Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
?
Chữa các câu cho hoàn chỉnh?
Bài 3
C1: bỏ từ đối với.
C2: bỏ từ với.
C3: bỏ từ qua. 
-> Lỗi dùng thừa quan hệ từ.
?
Các quan hệ từ in đậm dưới đây được dùng đúng hay sai?
Bài 4
- Dùng đúng: a, b, d, h.
- Dùng sai: 
+ c -> nên bỏ từ cho.
+ e -> nên nói: quyền lợi của bản thân mình.
+ g-> bỏ từ của.
+ i-> giá chỉ dùng nêu điều kiện thuận lợi làm giả thiết.
?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập theo nhóm.
Bài 5
c. Củng cố, luyện tập: (5’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng QHT
Nguyên nhân và cách khắc phục sửa chữa	
	* Luyện tập:
	- thống kê các dạng lỗi thường gặp khi sử dụng QHT
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (3’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập phần luyện tập (SGK t108)
- Chuẩn bị: Từ đồng nghĩa.
	----------------------------------
Ngày soạn: 07.10.2010 	 Ngày dạy: 11.10.2010 - Lớp 7B
 Bài 9. Tiết 34 – Hướng dẫn đọc thêm:
Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư
(Lí Bạch)
1. Mục tiêu bài dạy: HS cần
a. Kiến thức: 
	- Sơ giản vể t/g Lý Bạch.
	- Thấy được vể đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi và ngòi bút miêu tả điêu luyện của t/g Lý Bạch.
- Hiểu được tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
b. Kĩ năng
	- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
	- Biết sử dụng phần dịch nghĩa vào việc phân tích tác phẩm và tăng cường vốn tiếng Việt.
 c. Thái độ:
	- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV và HS:.Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Chuẩn bị cuả GV và HS:Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)
( Kiểm tra phần chuẩn bị của HS)
* GTB: (1’)Thơ Đường là một thành tựu huy hoàng của thơ cổ trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống dưới triều đại nhà Đường sáng tác. Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế là những bài thơ nổi tiếng viết về thiên nhiên ở thời kì này.Tiết học hôm nay...
 b. Dạy nội dung bài mới: 
?
Dựa vào phần chú thích (t111), hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả Lí Bạch?
I. Đọc và tìm hiểu chung.
 (12’) 
1. Tác giả, tác phẩm:
- Lí Bạch (701-762) là nhà thơ Đường nổi tiếng ở Trung quốc, được mệnh danh là Tiên thơ. 
?
Bài thơ được đánh giá như thế nào?
- Tác phẩm: Là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của LB. 
G
G
- HD đọc: 
+ Nguyên bản chữ Hán: đọc chính xác, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca, nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3. Nhấn mạnh ở các từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc.
+ Bản dịch nghĩa: chậm rãi, rõ ràng.
+ Bản dịch thơ: nhịp 4/3.
- đọc mẫu.
- Học sinh đọc.
- Lưu ý giải nghĩa từ SGK t111.
?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
-> Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Phân tích.
?
Căn cứ vào đầu đề bài thơ câu thơ thứ 2, hãy xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? 
- Từ xa nhìn lại. (Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh. Cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu).
?
Từ vị trí đó, tác quan sát thấy cảnh gì?
1. Vẻ đẹp của núi Hương Lô:
 (10’)
?
Núi Hương Lô được miêu tả qua câu thơ nào?
- Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
 (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)
?
Trước Lí Bạch trên 300 năm, trong Lư Sơn kí nhà sư Tuệ Viễn đã từng tả: “khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói”. So với lời tả của Tuệ Viễn thì câu thơ miêu tả của Lí Bạch có gì mới?
- TG miêu tả núi dưới ánh nắng mặt trời (nhật chiếu).
?
?
G
Bằng cách miêu tả đó, TG giúp người đọc hình dung cảnh núi Hương Lô như thế nào?
- Nắng chiếu ngọn núi và làn hơi nước trên núi phản quang dưới ánh nắng mặt trời được chuyển thành màu đỏ tím trông từ xa lại thấy núi Hương Lô như có hàng ngàn vạn mảnh trầm, hàng triệu cây hương được đốt lên “khói tía bay” vừa rực rỡ vừa kì ảo, trông rất ngoạn mục.
So sánh phần dịch thơ và phiên âm, em thấy phần dịch thơ đã bị lược bớt từ nào? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả miêu tả của câu thơ dịch?
-> Phiên âm: Mối quan hệ giữa các vế câu là quan hệ nhân quả. Động từ sinh giúp người đọc hình 
=> Núi Hương Lô hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy và kì ảo.
dung vẻ đẹp của nú Hương Lô từ khi có ánh sáng mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi nảy nở, trở nên sống động gợi không khí huyền ảo.
-> Dịch thơ: Mối quan hệ nhân quả bị xoá bỏ. Không khí huyền ảo bị xua tan. 
- GV: Đây chính là một hạn chế của bản dịch thơ.
?
Hãy đọc cả phần phiên âm và phần dịch thơ của 3 câu thơ cuối? Trong 3 câu thơ còn lại, tác giả tập trung miêu tả cảnh gì?
2. Thác nước núi Lư. (15’)
?
Câu thơ thứ 2 cho ta biết dòng thác hiện lên dưới con mắt của nhà thơ như thế nào?
- Từ xa nhìn lại, thác nước vốn tuôn trào ầm ầm ...  đổi.
- Hi sinh, bỏ mạng: Không thể thay thế cho nhau vì chúng khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
?
ở bài 7, đoạn trích trong chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li. Theo em có thể thay từ chia li bằng chia tay có được không? Vì sao?
VD2:
- Chia li: Chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận.
- Chia tay: Chỉ mang tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một tương lai gần.
-> Không thể thay thế cho nhau.
?
Như vậy khi sử dụng từ đồng nghĩa, chúng ta cần lưu ý điều gì?
2. Ghi nhớ: (SGK t115)
IV. Luyện tập (15’)
?
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau?
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 1
- Gan dạ: dũng cảm, can trường, can đảm...
- Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân...
- Mổ xẻ: Phẫu thuật, giải phẫu...
- Của cải: tài sản...
- Nước ngoài: ngoại quốc.
- Chó biển: hải cẩu.
- Đòi hỏi: yêu cầu.
- Năm học: niên khoá.
- Loài người: nhân loại.
- Thay mặt: đại diện.
?
Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng nghĩavới các từ sau? 
Bài 2
- Máy thu thanh: Ra- đi - ô.
- Sinh tố: vi ta min.
- Xe hơi: ô tô.
- Dương cầm: Pi a nô.
?
Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
Bài 3
- Hòm: rương; Thìa: muỗng; bao diêm: hộp quẹt; cha: tía, ba, bố, thầy; mẹ: má, bầm, u, đẻ; quả dứa: trái thơm.
?
Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho nhừng từ in đậm?
Bài 4
- Đưa: trao.
- Đưa: tiễn.
- Kêu: phàn nàn.
- Nói: cười (cho).
- Đi: từ trần.
?
Phân biệt nghĩa của nhóm từ?
Bài 5
*Ăn: Sắc thái bình thường
 Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.
 Chén: Sắc thái thân mật, thông tục.
*Cho: Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận.
 Biếu: Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc bằng với người nhận.
 Tặng: Người trao vật có ngôi thứ không phân biệt với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến.
*Yếu đuối: Sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
 Yếu ớt: Yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể.
*Xinh: Chỉ người còn trẻ, dáng người nhỏ nhắn ưu nhìn.
 Đẹp: Có ý nghĩa chung hơn mức độ cao hơn xinh.
*Tu: Uống nhiều, liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng cốc hoặc vòi ấm.
 Nhấp: Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để biết vị.
 Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
Bài 6
a. C1: thành quả; C2: thành tích.
b. C1: ngoan cố; C2: ngoan cường.
c. C1: nghĩa vụ; C2: nhiệm vụ.
d. C1: giữ gìn; C2: bảo vệ.
?
Câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế cho nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa?
Bài 7
- Câu có thể dùng hai từ thay thế: a1, b1.
- Câu chỉ có thể dùng một trong hai từ:
a2: đối xử.
b2: to lớn.
?
Đặt câu với các từ sau?
Bài 8
- Hoa là người bình thường.
- Hắn là một kẻ tầm thường.
- Cuối năm, lan đạt kết quả học tập rất tốt.
- Hậu quả của sự dối trá là sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.
?
Chữa các từ dùng sai trong các câu sau?
Bài 9
Thay các từ sau vào chỗ từ in đậm trong các câu theo thứ tự sauT:
a. hưởng thụ
b. che chở
c. dạy
d. trưng bày
c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần hiểu được:
 	- Thế nào là từ đồng nghĩa.
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
Cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp trong văn cảnh.
	* Luyện tập:
	- Tập viết một đoạn văn ngắn xó sử dụng từ 2-3 từ đồng nghĩađồng nghĩa 
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Từ trái nghĩa.
 -------------------------------------------------
Ngày soạn: 10.10.2010 	 Ngày dạy: 14.10.2010 - Lớp 7B
 Bài 9. Tiết 36.
 Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Kiến thức: giúp HS 
- Tìm hiểu những cách lập ý của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ
 năng làm văn biểu cảm.
 - Nhận ra cách viết mõi đoạn văn
b. Kĩ năng
 - Rèn luyện kỹ năng tìm ý , lập dàn ý cho văn biểu cảm
 c. Thái độ:
	- Thấy được tầm quan trọng của việc tìm ý và lập dàn ý để vận dụng vào việc viết
 bài văn biểu cảm.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV và HS:.Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án- Bảng phụ mẫu dàn ý
b. Chuẩn bị cuả GV và HS:Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)
( Kiểm tra việc làm bài tập – phần luyên tập của HS) 
* GTB: (1’)): Khi tạo lập một văn bản biểu cảm, người tạo lập VB bao giờ cũng phải thực hiện các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào khi tạo lập VB biểu cảm?
 b. Dạy nội dung bài mới: 
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. (18’)
HS đọc đoạn văn.
1. Ví dụ:
?
Đoạn văn được trích từ VB nào? Của ai?
VD1 Đoạn văn (SGK t117)
?
Trong bài Cây tre Việt Nam , ở những đoạn văn trước đoạn văn này, tác giả đã giới thiệu những đặc điểm nào của cây tre? Trong tời kì nào?
- Tre gắn bó với người VN trong cuộc sống lao động và chiến đấu từ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước cho đến hiện tại.
?
Trong đoạn văn vừa đọc, tác giả giới thiệu cây tre ở thời nào?
- Hình ảnh cây tre trong tương lai, trong sự nghiệp công nghiệp hoá.
?
Tác giả tưởng tượng trong tương lai cây tre vẫn giữ vai trò như thế nào với con người?
- Cây tre dù ở thời hiện đại đã có nhiều xi măng, sắt thép vẫn luôn có công dụng rất lớn trong đời sống con người VN, tre còn mãi với người dân VN, là tượng trưng cao quí của dân tộc VN.
?
Dự đoán, khẳng định vai trò của cây tre trong tương lai như thế là tác giả thể hiện tình cảm gì của mình đối với tre?
- Cảm xúc yêu mến, quí trọng cây tre.
?
Như vậy ở đoạn văn vừa tìm hiểu, tác giả đã lập ý bằng cách nào?
=> Lập ý bằng cách liên hệ hiện tại với tương lai.
HS đọc ĐV.
VD2 Đoạn văn (SGK t118)
?
TG kể đến sự vật nào trong đoạn văn?
- Con gà đất, một thứ đồ chơi của trẻ con.
?
Theo dõi từ đầu đến kèn đồng, em thấy tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì của mình đối với con gà đất? ở thời điểm nào?
- Niềm say mê con gà đất từ thời ấu thơ.
?
Niềm say mê đó có ở thời điểm nào? Do đâu mà tác giả vẫn bộc lộ được trong đoạn văn này?
-> Hồi tưởng lại quá khứ.
?
Đoạn tiếp theo là những suy nghĩ nào của tác giả?
- Hiểu ra sự hấp dẫn của đồ chơi trẻ con là do chính sự mong manh của nó.
?
Những suy nghĩ này có được ở thời nào?
-> Suy nghĩ ở thời hiện tại.
?
Cách lập ý ở đoạn văn này có gì khác so với cách lập ý ở đoạn văn ở VD1?
=> Lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
HS đọc đoạn văn.
VD3 
+ Đoạn văn1 (SGK t119):
?
Sau lời dặn: Đừng quên cô nhé! Của nhân vật cô giáo, là những suy nghĩ của ai? Về cái gì?
- Suy nghĩ của người học trò về những kỉ niệm đối với cô giáo.
?
Trong suy nghĩ của mình, người học trò bộc lộ những cảm xúc nào của mình đối với cô?
- Cảm xúc: Yêu quí, kính trọng cô, hứa hẹn sẽ không bao giờ quên cô.
?
Suy nghĩ đó có được nói ra trực tiếp không?
-> Không nói ra trực tiếp mà chỉ nằm trong suy nghĩ, tưởng tượng.
HS đọc đoạn văn 2.
+ Đoạn văn2 (SGK t119):
?
Đoạn văn thể hiện tình cảm nào của mình đối với quê hương, đất nước?
- Tình yêu đất nước, khát vọng thống nhất đất nước.
?
Tình cảm đó được bộc lộ nhờ đâu?
-> Liên tưởng và tưởng tượng tình huống.
?
Như vậy ở hai đoạn văn trong VD2, người ta đã lập ý bằng cách nào?
=>Lập ý bằng cách tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
HS đọc đoạn văn.
VD4 Đoạn văn (SGK t120)
?
Đoạn văn nhắc đến ai?
- U tôi: 
?
Tác giả nhắc đến những hình ảnh nào ở u mình?
+ Cái bóng: đen đủi.
+ Khuôn mặt trăng trắng.
+ Đôi mắt nhỏ...
+ Tóc: lốm đốm, rụng...
+ Nếp nhăn đuôi mắt...
+ Hàm răng hểnh khuyết...
?
Nhờ đâu mà hình bóng, nét mặt u được miêu tả rõ nét như vậy?
-> Quan sát.
?
Khi quan sát và miêu tả mẹ, tác giả có bộc lộ suy ngẫm nào không?
-> Suy ngẫm: Nhớ những ngày đói khổ, nhận ra mẹ đã già.
?
Tác giả còn bộc lộ những cảm xúc gì nữa?
-> Cảm xúc: Thương mẹ, hối hận vì đã có lúc mình thờ ơ, vô tình với mẹ.
?
Trong đoạn vă ở VD4, người ta còn có cách lập ý nào khác với những cách lập ý trên?
=>Lập ý bằng cách vừa quan sát suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
?
Qua 4 VD vừa tìm hiểu, em thấy đối tượng biểu cảm ở các đoạn văn là gì?
- Sự vật (cây tre, đồ chơi...); con người (cô giáo); cảnh vật thiên nhiên, đất nước (Cà Mau, Lũng Cú.., )
?
Em có nhận xét gì về tình cảm của các tác giả bộc lộ trong các đoạn văn đó?
=> Tình cảm bộc lộ rất chân thực.
?
Tình cảm chân thực phải xuất phát từ đâu mới có được?
- Từ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu.
-> Người đọc tin và đồng cảm.
?
Nếu không có tình cảm chân thực thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
- Sự gượng ép, khô khan -> khó tìm được sự đồng cảm của người đọc.
?
Tóm lại, để tạo ý và khơi mạch trong bài văn biểu cảm, người viết cần phải làm gì? Tình cảm của người viết cần phải thể hiện ra sao?
2. Ghi nhớ:(SGK t121)
II. Luyện tập (15’)
?
Tập lập ý bài văn biểu cảm đề a?
Đề: Cảm xúc về vườn nhà.
?
Thể loại? Đối tượng biểu cảm?
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: Vườn nhà
- Tình cảm cần thể hiện: yêu thích, gắn bó... 
?
H
Có thể lập ý bằng những cách nào?
Quan sát, suy ngẫm.
Tưởng tượng tình huống...
2. Tìm ý và lập dàn ý
?
Cần quan sát, miêu tả, kể những gì về vườn?
- MB: Giới thiệu vườn nhà và tình cảm với vườn.
- TB: 
+ Miêu tả vườn.
+ Những kỉ niệm buồn vui của gia đình gắn bó với vườn.
+ Cuộc sống lao động của cha mẹ gắn với vườn.
+ Vườn qua 4 mùa.
?
Cần bộc lộ những tình cảm nào với vườn?
-> Cảm xúc, suy ngẫm về vườn (yêu thích, gắn bó...).
?
Có thể tưởng tượng tình huống nào?
+Tình huống: Chẳng may phải bán vườn cho người khác hoặc rơi vào diện giải toả mặt bằng, hoặc nhà chuyển đi nơi khác...
?
Có thể kể ra những ước mơ gì?
- KB: Khẳng định cảm xúc về vườn nhà.
c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Những cách lập ý và lập dàn ý trong một bài văn biểu cảm
Vận dụng cách lập ý vào việc viết bài vưn biểu cảm	
	* Luyện tập:
	- Tìm một số ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong khi viết văn biểu cảm
	VD: Một giấc mơ ; một dòng suy tưởng , một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vv..
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Lập ý cho một trong các đề còn lại.
- Chuẩn bị: Luyện nói về văn biểu cảm về sự vật và con người.
* Chuẩn bị ở nhà : - Tổ 1, tổ 2: Biểu cảm về sự vật
 - Tôt 3, tổ 4: Biểu cảm về con người
 - ---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc