Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22

1. Mục tiêu cần đạt.

a. Về kiến thức:

- Giúp HS:

 + Hiểu được những tét chính về tác giả và sự ra đời của tác phẩm.

+ Hiểu được những lý lẽ ,chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà t/g sử dụng để lập luận về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong văn bản.

+ nắm được những nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học

b. Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn nghị luận.Bôi dương cho HS kỹ năng làm văn nghị luận.

+ Nhận ra được hệ thống luận điểm và phương pháp lập luận của tác giả trong văn bản.

b. Về thái độ:

+ Giáo dục HS yêu quí trân trọng,tự hào và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của

tiếng việt.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21
Kết quả cần đạt
Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các loại trạng ngữ trong câu.
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Ngày soạn: 22.01.2011 Ngày dạy: 24.01.2011- Lớp 7B
	Bài 21: tiết 85
	Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
	(Đặng Thai Mai)
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Về kiến thức:
- Giúp HS:
 + Hiểu được những tét chính về tác giả và sự ra đời của tác phẩm.
+ Hiểu được những lý lẽ ,chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà t/g sử dụng để lập luận về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong văn bản.
+ nắm được những nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học
b. Về kỹ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn nghị luận.Bôi dương cho HS kỹ năng làm văn nghị luận.
+ Nhận ra được hệ thống luận điểm và phương pháp lập luận của tác giả trong văn bản.
b. Về thái độ:
+ Giáo dục HS yêu quí trân trọng,tự hào và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV : nghiên cứu, soạn giáo án.
Chuẩn bị của HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới: ( 5’)
* Câu hỏi: nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài văn: 
 “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
* Đáp án: Văn bản“ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”có bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, giọng văn thiết tha truyền cảm. Bài văn đã khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó động viên khuyến khích ND ta bộc lộ,khơi dậy tinh thần yêu nước bằng hành động cụ thể của mình.
* GTB:( 1’) Tiếng việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta là ngôn ngữ n t n, có những phẩm chất gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, Đặng Thai Mai có một bài nghị luận rất hay về tiếng việt của chúng ta... 
	b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
G
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
G
?
?
?
H
?
?
?
?
?
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đặng Thai Mai?
Bài văn được trích trong tác phẩm nào của ông?
- HD đọc: to, rõ ràng, mạch lạc...
- HS đọc.
- Nhận xét.
Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào để tạo VB? Vì sao em xác định thế?
- Phương thức nghị luận. Vì VB này chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng.
VB này bàn luận về vấn đề nào? 
- Sự giàu đẹp của tiếng việt.
Theo em, mục đích nghị luận của VB này là gì?
- Khẳng định sự giàu đẹp của TV để mọi người tự hào và tin tưởng vào khả năng lớn lao của TV.
Hãy xác định bố cục của VB?
=> Nhận định chung về p.chất của TV.
=> Những b. hiện cụ thể về sự giàu đẹp của TV.
=> Thể hiện sức sống mạnh mẽ của TV. 
Theo dõi phần đầu VB, 2 câu đầu tác giả đã diến tả điều gì? 
Theo em, tác giả khẳng định như vậy nhằm mục đích nào? 
- Đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm bài văn.
Luận điểm chính của bài văn nêu cụ thể trong câu văn nào?
Trong câu văn trên, tác giả sủ dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Đặc sắc của TV là hay và đẹp, nhưng tác giả ko viết gọn lại như vậy mà cố ý tách ra, lặp ngữ để thêm phần trang trọng, nhằm nhấn mạnh p /chất đẹp và hay của TV. Luận đề trên, tự nó đã hàm chứa 2 luận điểm cần phải nêu rõ: TV rất đẹp. TV rất hay.
Câu 4 và 5 đã giải thích như thế nào về p /c nêu trên của TV?
Chỉ ra thủ pháp NT tác giả sử dụng trong 2 câu văn trên? Thí dụ?
- >Nhấn mạnh vừa mở rộng ý văn.
Hài hoà... -> nói về mặt ngữ âm, phát âm.
Tế nhị, uyển... -> cú pháp, ngữ pháp.
->Đó là xét từ nội bộ cấu trúc ngôn ngữ mà đánh giá g trị của ngôn ngữ -Một cách nhìn rất khoa học, cơ bản.Nhưng g.trị của 1 ngôn ngữ còn được biểu hiện ở khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm và thoả mãn y/c c.sống văn hoá dân tộc qua các thời kì lịch sử.TV có đầy đủ các k năng ấy.Đó là xét về m đ, và tính thực tiễn, văn hoá và lịch sử của T nói dân tộc.
->Cách g.thích đúng như vậy quả thật không chỉ sâu sắc mà còn mang tầm khái quát rất cao, thể hiện 1 cái nhìn và tầm văn hoá uyên bác của người việt.
Nhận xét cách lập luận của t g?
Xác định vai trò của các câu trong phần 1?
-Câu 1, 2 dẫn vào đề
-Câu 3 nêu luận điểm
-Câu 4, 5 mở rộng giải thích, tổng quát luận điểm.
*HS đọc đoạn 2.
Trước hết Tgiả đi vào C.minh p /c nào của TV ?
->
Để C.minh vẻ đẹp của TV Tgiả dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó?
Chất nhạc của TV được xác nhận trên các dẫn chứng nào trong đời sống và khoa học?
Tsao Tgiả không lấy lời nhận xét về Tv của người Việt mà lại lấy lời nhận xét của người nước ngoài?
-Tgiả lấy nhận xét của người nước ngoài: 
-> có tính khách quan, tạo sức thuyết phục
Tiếp theo, Tgiả chứng minh và giải thích vẻ đẹp của TV ở những phương diện nào nữa?
-VD:* TV có 11 nguyên âm a, õ, ă,o, ụ, ơ,u, ư,i,e, ê.
 *3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, ươ.
 *Phụ âm: b,c,d, đ,h,k,n,m.l,t,....
 *6 thanh điệu: 
So sánh với tiếng Hán: 4 thanh,TNga,Anh, Pháp
2thanh.
-Ca dao: + Trèo lên cây bưởi..
 + Anh đi anh nhớ...
Tgiả nhận xét, bình luận như thế nào về TV?
-Âm giai: Gam trong âm nhạc. Thang bậc thanh âm gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo những qui tắc nhất định.
Em có những nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của TV?
-Tgiả đã kết hợp cả những kiến thức của ngôn ngữ k /học và trong đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
-Mặc dù vậy, trong bài văn Tgiả thiếu những dẫn chứng cụ thể trong VH nên lập luận có phần khô cứng, trừu tượng khó hiểu đối với người đọc thông thường.
Theo quan niệm của tác giả, thế nào là một thứ tiếng hay?
Để chứng minh là TV hay, Tgiả đưa ra những dẫn chứng nào?
Hãy giúp Tgiả lấy một số dẫn chứng trong văn chương,thơ ca.
Lấy VD:
Nhận xét cách lập luận, dchứng mà Tgiả đưa ra?
Qua phân tích, t/g đã khẳng định TV mang những phẩm chất nào đáng quí?
*HS đọc câu văn in nghiêng cuối bài.
Trong câu văn trên Tgiả nhận xét n.t.n về TV?
Nhận xét về cách lập luận của Tgiả?
Qua đó Tgiả nhằm khẳng định điều gì về s.sống của TV? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
->Khẳng định sức mạnh trường tồn của Dtộc VN.
Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì nổi bật?
Qua đó, tác giả giúp người đọc như thế nào về TV?
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 8’)
1. Tác giả, tác phẩm.
- Tác giả ( 1902- 1984), quê ở Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động XH có uy tín ở nước ta.
- Baì văn là đoạn trích của bài nghiên cứu tiêng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”.
2. Đọc :
3. Bố cục: 
1. Từ đầu -> thời kì lịch sử.
2. Tiếp -> văn nghệ
3. Còn lại.
II. Phân tích.
1. Nhận định chung về phong cách TV: (5’)
- Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình, và tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
- TV có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay.
-> NT: Câukhẳng định;Điệp ngữ.
- TV: hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- TV có khả năng:
+ Diễn đạt tinh thần, tình cảm của người VN
+ Thoả mãn yêu cầu của đời sống vă hoá...
-> NT: dùng quán ngữ, điệp ngữ
->Lập luận ngắn gọn, rành mạch, từ khái quát đến cụ thể.
2.Những biểu hiện cụ thể về sự giàu đẹp của tiếng Việt (10 ’)
a. Tiếng Việt rất đẹp.
-Người nước người nhận xét:
TV:+ Giàu chất nhạc
 +Rành mạch trong lối nói.
 +Uyển chuyển trong câu kéo,
 Ngon lành trong những câuTngữ
->Dẫn chứng khách quan tiêu biểu.
Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
Giàu thanh điệu.
- Giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
-Lí lẽ sâu sắc
b. Tiếng Việt rất hay.
-Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa con người với con người.
-Dồi dào về cấu tạo từ ngữ...hình thức diễn đạt.
-T.vựng tăng lên mỗi ngày1nhiều.
-Ngữ pháp: uyển chuyển, c. xác.
-Ko ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và cách nói của các dtộc anh em.
-Lí lẽ, dẫn chứng chính xác, K.học
*TV của ta đẹp về hình thức, hay về nội dung.
3. Khẳng định về sức sống của tiếng Việt. (5’)
-Cấu tạo của TV với K/năng thích ứng với h/cảnh lịch sử...Là một chứng cớ hùng hồn 
về s.sống của nó.
-> Lập luận chắc chắn, chặt chẽ.
=>TV có s.sống mãnh liệt.
III. Tổng kết. (4’)
1. Nghệ thuật. 
- Lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, toàn diện có sức thuyết phục.
2. Nội dung.
- Ghi nhớ: SGK.
	c. Củng cố,luyện tập: (5’)
	* Củng cố: Bai hôm nay,các em cần thấy được: 
Khả năng ,sức sống và sự giàu đẹp của TV. 
Tự hào, trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV
Thấy được phong cách nghị luận đặc sắc của t/g
 * Luyện tập:
 ? Trong học và trong giao tiếp, em đã làm gì cho sự giàu đẹp của t. Việt?
=> Nói, viết đúng chính tả, không lạm dụng tiếng nước ngoài...
 	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
Đọc diễn cảm bài văn 
Nắm chắc ND và NT của bài.
Xác định luận điểm trong văn bản vừa học
Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	------------------------------
Ngày soạn: 23.01. 2011 Ngày dạy: 26.01.2011 – Lớp 7B
Bài: 21, Tiết: 86.
Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.
 1. Mục tiêu bài dạy: 
a. Về kiến thức:
 * Giúp HS:
 	-Nắm được đặc điểm,công dụng của trạng ngữ, nhận diện được trạng ngữ trong 
 câu, ôn lại các loại trạng ngữ đã được học.
	- Thấy được một số tác dụng và vị trí của TN
	- Biết mở rộng câu bằng thành phần trạng ngữ.
	b. Về kỹ năng:
 	-Rèn luyện kỹ năng nhận diện, sử dụng trạng ngữ trong câu; Phân biệt các loại 
 trạng ngữ.
 	c. Về thái độ: 
- HS thấy được tác dụng,vài trò của TN trông việc tạo lập câu.Có ý thức tìm hiểu và vận dụng t/p TN vào việc nói ,viết.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu tai liệu CKTKN, soạn giáo án, bảng phụ
b. Chuẩn bị của HS: Xem lại kiến thức về TRN đã học ở tiểu học, chuẩn bị bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 a.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	 * Câu hỏi: Thế nào là câu đặc biệt? Lấy ví dụ?
 	 * Đáp án: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình CN -VN
 VD: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
GTB: Để củng cố kiến thức về TN đã được học ở tiểu học,chúng ta vào bài hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
?
H
?
?
Hãy xác định thành phần TN trong các câu trên?
Những TN vừa xác định bổ sung cho câu những nội dung gì?
Qua phân tích các VD trênQ, em xét về ý nghĩa, TN được thêm vào câu để làm gì?
Như vậy TN có thể đứng ở những vị trí nào trong câu?
Khi nói hoặc viết, cần phải làm gì để phân biệt CN - VN với TN?
VD: a, đêm nay,trời rét 
 b. Loài chim đêm
Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào ko thể sử dụng?
- T/hợp b -> TN chỉ có 1từ ko thể đứng cuối câu.
GV: về nguyên tắc, Tn có thể đặt đầu câu, giữa hoặc cuối câu. Giữa TN với CN và VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết. Nhưng trong trường hợp Tn đặt ở cuối câu thì bắt buộc phải dùng dấu phẩy để p.cách vì nếu ko nó sẽ bị hiểu lầm là phụ ngữ của cụm động từ hay cụm TT trong câu.
- GV nêu yêu cầu bài tập. HS làm, trả lời.
Đọc bài tập 1
Tìm trạng ngữ trong các VD Và xếp loại t/p TN trong các câu trên?
Lấy VD?
I. Đặc điểm của trạng ngữ. ( 18’)
1. VD: 
VD1:
- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, ...
( TN: Nơi chốn ) ( TN: thời gian)
- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
 TN: tgian
- Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời 
nay, xay nắm thóc. ( TN: tgian)
=> TN chỉ thời gian,nới chốn ( lúc nào ,ở đâu?)
VD2:
a.Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn, no mặc bởi hay làm.
( TN: chỉ nguyên nhân, vì sao? Vì cái gì?) b. Các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc.
=> TN: chỉ mục đích: để làm gì? nhằm mục đích gì? )
c. với trng sách và chiếc bút bi, Lan miệt mài học tập và ghi chép.
=>TN chỉ phương tiện: bằng cái gì? căn cứ vào cái gì?)
d. Nhanh như cắt, rùa há miệng cướp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
=> TN chỉ cách thức: như thế nào?)
VD3:
- Tre ăn ở với ngươì đời đời, kiếp kiếp
-> Đời đời, kiếp kiếp tre ăn ở với người.
-> Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người
=> TN có thể đứng đầu câu,giữa câu hay cuối câu.
2. Bài học:
Ghi nhớ: sgk – T39
III. Luyện tập. ( 15’)
Bài 1:
 Cụm từ “ mùa xuân”
a -> CN, VN.
b. -> TN
c. -> Phụ ngữ trong cụm danh từ.
d. -> Câu đặc biệt.
Bài tập 2 + 3.
a. Như báo trước mùa xuân về... tinh khiết. -> TN chỉ mục đích
+ Khi đi qua... còn tươi.
-> TN chỉ thời gian.
+ Trong cái vỏ xanh kia.
-> TN chỉ nơi chốn.
+ Dưới ánh nắng.
-> TN chỉ nơi chốn
b. Với khả năng... trên đây
-> TN chỉ phương tiện
c. Lấy VD về TN:
- Trên trời mây trăng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
- Sau chiến thắng Điện Biên, đất nước ta hoàn toàn giải phóng.
- Để đạt được kết quả cao trong học tập, Lan rất chăm học.
- Với chiếc bút màu, Hoa vẽ bức tranh rất đẹp.
- Sột soạt, gió trên là áo biếc.
Củng cố,luyện tập: (5’)
* Củng cố: Bài hôm nay,các em, cần nắm được: 
Thế nào là t/p TN
TN có những loại nào?
Vị trí của TN trong câu
*Luyện tập: 
- Đặt câu có TN chỉ phương tiện,nơi chốn, thời gian, cách thức 
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:( 2’) 
Nắm chắc nội dung bài.
Làm bài tập.
Chuẩn bị: thêm TN cho câu (tiếpt).
 -----------------------------------------------
Ngày soạn: 08/02/2010 Ngày dạy:11.02.2011 - Lớp 7B
 Bài:21, Tiết: 87
 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP 
LẬP LUẬN CHỨNG MINH
 1. Mục tiêu bài dạy:
 	a. Về kiến thức: 
 *Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là phép lập luận chứng minh 
-Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
b. Về kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng nhận diện và phân tích vẫn đề, văn bản nghị luận chứng minh, kỹ năng lập luận chứng minh một vẫn đề.
c. Về thái độ:
 	 - HS thấy được vai trò của phép lập luận CM trong đời sống; có ý thức học tập tốt.
 2. Chuẩn bị của GV và HS: 
a.Thầy: Nghiên cứu, soạn giáo án.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 	a. . Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS (5’)
*GTB: (1’) Thế nào là phép LLCM? Để hiểu được điều đó, chúng ta vào bài ...
 b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Trong đời sống khi nào người ta cầnCM?
Khi cần làm sáng tỏ một sự việc nào đó, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
Khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của mìmh là thật, ta phải làm gì?
-Ta cần đưa ra những bằng chứng thuyết phục (dẫn sự việc ấy ra, dẫn người đã chứng kiến sự việc ấy.
VD: Khi đưa ra CMthư là CM tư cách CD Khi đưa ra giấy Ksinh là CM về ngày sinh của ta.
Qua đó em hiểu chứng minh là gì?
Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn (ko được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để CM ý là đúng sự thật là đáng tin cậy.
-Phải dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ vẫn đề.
Như vậy, trong văn NL, CM là gì?
Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?
Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào?
Để CM cho ý kiến đó,bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
Em có nhận xét gì về cách lập luận và nêu dẫn chứng mà tác giả đưa ra ?
Để CM được điều mình nói,t/g đã dùng dựa vào những cơ sở nào? Em hiểu dẫn chứng là gì?
Hãy chỉ ra trình tự lập luận CM của Tgiả?
Như vậy, qua bài văn em thấy lí lẽ, dẫn chứng dùng trong phép lập luận phải đạt yêu cầu nào?
- HS đọc ghi nhớ:
I Mục đích và phương pháp chứng minh 
 1. Chứng minh là gì? (11’)
*CM là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin, là có thực
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận. (9’)
* CM là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
3. Bài văn nghị luận chứng minh.(13’)
VB: Đừng sợ vấp ngã.
*Luận điểm cơ bản: Đừng sự vấp ngã
 (Nhan đề + câu kết)
*cách lập luận:
-Trước tư tưởng: “Đừng sợ vấp ngã” người đọc sẽ thầm thắc mắc: Tại sao lại đừng sợ? Và bài văn phải trả lời, tức là chứng minh chân lí vừa nêu cho sáng tỏ: Vì sao mà ko sợ vấp ngã, để chứng minh chân lí đó bài viết đã nêu ra mấy ý?
+Trong đời người, vấp ngã là chuyện thường (Dchứng: Lần đầu chập chững, lần đầu tập bò,...chơi bóng bàn...)
+Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngã ko gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng (Dchứng: Oan Đi xnay, Lui Pa Xtơ, Lep tôn Xtôi, Hen ri Pho, Ca ru xô.)
Bài viết đã đưa ra 5 danh nhân mà ai cũng phải thừa nhận.
+Cuối cùng: Bài viết đưa ra cái đáng sợ hơn cái vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
->Lập luận chắt chẽ,dẫn chứng tin cậy
*Dẫn chứng: Là cách nêu ra sự thật mà ai cũng phải công nhận.
*Cách chứng minh: Từ gần -> xa từ bản thân đến người khác. 
=> Các lí lẽ, dẫn chứng dùng trong phép lập luận CM phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì có mới có sức thuyết phục.
4. Ghi nhớ: SGK (Tr 42)
c.Củng cố,luyện tập: (4’) 
 * Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Thế nào là Lập luân CM
Thế nào là dẫn chứng
Y/c khi tiến hành phép LLCM
 * Luyện tập: Nêu 3 tình huống cần LLCM
 	 d. Hướng dân HS học và làm BT: (2’)
Nắm chắc nội dung bài.
Học thuộc ghi nhớ.
Chuẩn bị phần luyện tập.
Ngày soạn: 08/02/2010 Ngày dạy:11.02.2011 - Lớp 7B
 Bài:21, Tiết: 88
 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP 
LẬP LUẬN CHỨNG MINH
	 	(Tiếp theo )
1. Mục tiêu bài dạy: 
 	a. Về kiến thức: 
 - Tiếp tục giúp HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận CM.
 - Nhận diện câu văn mang luận điểm; nhận diện luân cứ và nhận xét cách lập luận trong văn bản cụ thể.
- So sánh cách lập luận trong những văn bản khác nhau.
b. Về kỹ năng: 
 	 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích một văn bản nghị luận CM.
 	c. Về thái độ:
 - Học sinh có ý thức rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
a.Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu sgk –sgv; tài liệu CKTKN, soạn giáo án.
b.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:.
 a.	 Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới: ( Kiểm tra 15’ )
 	 * Câu hỏi: Chứng minh trong văn nghị luận là gì? LLCM phải đảm bảo y/c gì?
 * Đáp án: Trong văn nghị luận, chứng minh là phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được cM ) là đáng tin cậy. Nêu 3 tình huống có thể dùng phép LLCM
- Các lý lẽ dung trong phép LLCM phảiđực lựa chọn thẩm tra,phân tích thì mới có sức thuyết phục . 
 VD: - Thất bại là mẹ của thành công.
-Kiên trì khổ luyện ắt thành tài
- Không thầy đố mày 
 * GTB: Để rèn luyện kỹ năng LLCM, chúng ta vào bài hôm nay...
 b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
?
- HS đọc bài văn ( SGK Tr 43) 
Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó? 
Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? 
Em có n xét gì về các luận cứ được đưa ra trong bài văn?
- HS đọc lại bài văn.
Cách lập luận của bài này có gì khác so với bài: “Đừng sợ vấp ngã”
ở bài “Đừng sợ vấp ngã” Người viết dùng chủ yếu là lí lẽ hay dẫn chứng để chứng minh?
So với bài: “Đừng sợ vấp ngã” thì bài: Ko sợ sai lầm, cách chứng minh có gì khác?
II. Luyện tập. ( 23’)
 Bài văn: Không sợ sai lầm 
a. Luận điểm chính: Không sợ sai lầm 
- Những câu văn mang luận điểm 
+ Tiêu đề bài văn 
+ 1 người mà lúc... không thể tự lập được 
+ Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.
+ Thất bại là mẹ thành công.
+ Những người sáng suốt... số phận của mình.
b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra các luận cứ sau: 
- Không thể sống mà không phạm bất cứ sai lầm nào.
- Sợ sai lầm thì sẽ không dám làm gì và sẽ không làm được gì .
- Sai lầm sẽ đem đến bài học cho những người biết rút kinh nghiệm khi phạm sai lầm. 
-> luận cứ hiển nhiên thực tế có sức thuyết phục.
c. So sánh cách lập luận.
-Bài: “Đừng sợ vấp ngã”
 Người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng (Chủ yếu là d chứng) để chứng minh cho luận điểm của mình.
-Bài: “Không sợ sai lầm”
 Người viết chỉ dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm.
Đó là các lí lẽ đã được thừa nhận.
c.Củng cố,luyện tập: (5’) 
 * Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Thế nào là Lập luân CM
Thế nào là dẫn chứng
Y/c khi tiến hành phép LLCM
 * Luyện tập: Đọc thêm.Bài văn: “Có hiểu đời mới hiểu văn”
 	 d. Hướng dân HS học và làm BT: (2’)
Nắm chắc nội dung bài.
Học thuộc ghi nhớ.
Làm các bài còn lại phần luyện tập.
 ------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc