Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 24

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 24

1. Mục tiêu bài dạy:

 a. Về kiến thức:

 * Giúp HS:

 - Nắm được những nét chính về thân thế,sự nghiệp của tác giả

 - Hiểu được đức tính giản dị là một p.chất cao quý của Bác Hồ.

 - Nắm được nét đặc sắc trong bài văn nghị luận, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn

 lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.

 b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích cách nêu luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận xã hội.

 c. Về thái độ:

 - HS tự hào,yêu quý, kính trọng Bác Hồ, có ý thức rèn luyện học tập theo

 gương Bác.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Bài 23
Kết quả cần đạt.
Hiểu được đức tính gian dị là 1 phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luân tr.bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh, kết hợp với bình luận và biểu cảm.
Nắm được các khái niệm câu chủ động và câu bị đông; Mục đích của việc chuyển 
 đổi câu chủ động thành câu bị động.
Làm tốt bài văn CM cho 1 nhân định về 1 vấn đề XH gần gũi.
Ngày soạn: 25/02/2010 	 Ngày dạy: 27/02/2010 - lỚP 7B
Bài 23, Tiết 93
Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ.
 (Phạm Văn Đồng)
1. Mục tiêu bài dạy:
 	 a. Về kiến thức:
 * Giúp HS:
 - Nắm được những nét chính về thân thế,sự nghiệp của tác giả
 - Hiểu được đức tính giản dị là một p.chất cao quý của Bác Hồ.
 - Nắm được nét đặc sắc trong bài văn nghị luận, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn 
 lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
	b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích cách nêu luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận xã hội.
 	c. Về thái độ:
 - HS tự hào,yêu quý, kính trọng Bác Hồ, có ý thức rèn luyện học tập theo 
 gương Bác. 
2. Chuẩn bị:
a. Thầy: Nghiên cứu, soạn giáo án.
b. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
 	a . Kiểm tra bài cũ: (2’) 
( KT phần chuẩn bị bài mới.)
 * GTB:(1’) Phạm Văn Đồng là 1 trong những học trò xuất sẵc và là người gần gũi của
 chủ tích Hồ Chí Minh. Hơn 30 năm sống và làm việc bên cạnh Bác, ông đã viết 
 nhiều cuốn sách, bài viết về Bác bằng sự hiểu biết tường tận và băng tình cảm tình 
 yêu chân thành của mình đối với Bác. Tiết học hôm nay...
	b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
G
?
?
G
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
?
G
H
G
?
?
?
H
?
G
?
H
?
?
?
?
?
H
?
?
?
?
?
- HS đọc chú thích (* ) (SGK Tr54)
Nêu một vài nét về cuộc đời tác giả?
Nêu xuất xứ của bài văn?
-HD đọc: Mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi. Chú ý thể hiện cảm xúc.
-GV đọc 1 đoạn .
-HS đọc -> nhận xét 
Lưu ý HS đọc chú thích (SGK)
VB’ được viết theo p.thức b.đạt chính nào?
- Nghị luân chứng minh.
VB’ bàn luận về v.đề nào?( L.điểm chính ?)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Dựa vào bố cục của bài văn nghị luận CM nói chung em hãy xác định bố cục của văn bản?
->Bài văn ko có KL vì đây là 1 đoạn trích nên ko có đầy đủ các phần như bố cục thông thường của 1 bài văn NL h.chỉnh .
- HS đọc đoạn 1:
Phần mở bài gồm có 2 câu văn, theo em câu nào nêu LĐ của bài và câu nào Gthích cho LĐ đó?
-Câu 1: Nêu luận điểm
-Câu 2: Giải thích luận điểm.
Luận điểm được nêu trong câu 1 là gì? Em hiểu ntn là nhất quán?
Nhất quán - > Trước sau như một ,không thay đổi	
Em có nhận xét gì về cách nêu vẫn đề, cách mở bài của tác giả?
Câu văn thứ 2, tác giả nhận định ntn về phẩm chất cao quý của Bác?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của t/g? Tình cảm,thái độ chủ đạo của t/g ở đậy là gì?
Khẳng định,ngợi ca
Như vậy, ở phần MB tg’ đã nhận định ntn về phong cách gian dị của Bác?
Tgiả đi vào CM về đức tính giản dị của Bác Hồ ở những phương diện như thế nào?
-Trong đời sống và trong cách nói, viết.
Sự giản dị của Bác trong lối sống được bộc lộ ở những phạm vi nào?
- Bữa cơm, đồ dùng, nhà ở, lối sống.
Tgiả đưa ra những chứng cứ nào để làm rõ tính giản dị của Bác ở từng điểm trên?
Em có nhận xét gì về cách nêu Dchứng của tác giả?
Có lí do nào khiến những cứ mà Tgiả nêu ra giàu sức Tphục như thế?
-Những điều Tgiả nêu ra còn được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu bền, gắn bó của ông đối với CT HCM.
Ngoài chứng cứ mà tg’ nêu ra trong bài văn, em có thể tìm thêm 1 số chứng cứ khác nữa nói lên sự giản dị của Bác?
gợi ý: Những đồ vật gắn bó quen thuộc ở Bác: đôi dép cao su, bộ quần áo nâu...
->
bổ sung: - Thơ Chế Lan Viên:
 Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước.
 Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà.
 Ăn 1 miếng ngon cũng đắng lòng vì TQ.
 Chẳng yên lòng ngắm 1 nhành hoa.
Cùng với việc đưa ra các chứng cứ CM cho sự giản dị của Bác trong lối sống, tg’ bình luận ntn về những biểu hiện cho lối sống ở Bác? Hãy chỉ ra những câu văn bình luận đó của tg’?
- ở việc làm nhỏ đó..chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao Kết quả..và kính trọng,,người phục vụ
Việc xen kẽ những lối bình ấy có Tdụng gì?
- Khẳng định lối sống giản dị của Bác
- Bày tỏ tcảm yêu quí chân trong của người viết -> Bác.
- Truyền t.cảm, c.xúc -> người đọc, n.nghe
Tg’ tiếp tục Bluận ntn về ý nghĩa đức tính giản dị của Bác?
-> 
Em hiểu ntn về lời Bluận của tg’? Theo đó,t/g đánh giá ntn về sự giản dị của Bác?
 Sống quen thanh đạm nhẹ người 
 Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.
Qua những lời bàn luận trên của tg’,em cảm nhận ntn về lối sống của Bác?
Quan sát đoạn cuối 
ở đoạn cuối vb’, , tg’ đã bàn về sự giản dị của Bác ở lĩnh vực nào? Câu văn nào đã thể hiện rõ LD đó?
T/G đã nêu dẫn chứng = những câu nói nào của Bác? 
Cách nói viết đó có đặc điểm gì? 
Cách nói đó tạo nên sức mạnh ntn?
Tại sao tg’ lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong cách nói và viết? 
Vì đó là những văn phong,cách nói viết giản dị của chính Bác Hồ của chúng ta.
Ngoài những dẫn chứng mà tg’ đã nêu, em có thể tìm những dẫn chững khác chứng tỏ Bác rất giản dị trong cách nói, viết?
- Trong khi đọc tuyên ngôn độc lập Bác dừng lại hỏi:
 - Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
- Tôi chỉ có 1 ham muốn, ham muốn tột bậc Qua đó em thấy được điều gì trong cách nói,viết của Bác?
Qua phần thân bài của bài văn, em cảm nhận ntn về p.c cao đẹp của Bác Hồ?
Bài văn có những đ sắc nào về nghệ thuật?
K.quát nội dung chính của vb’?
I.Đọc và tìm hiểu chung. (7’)
1. Tác giả, tác phẩm.
- Tg’: Phạm Văn Đồng (1906-2000)
-Quê: Đức Tân + Mộ Đức, Quảng Ngãi. Là nhà CM nổi tiếng, nhà văn hoá lớn của VN.
- Văn bản được trích trong diễn văn kỷ niệm 80 ngày sinh của Bác (1970)
2. Đọc 
3. Bố cục:
2 phần Từ đầu ->tuyệt đẹp: nhận
 định về đức tính giản dị 
 của Bác Hồ. (MB)
 Còn lại: những biểu hiện
 về đức tính giản dị của 
 Bác Hồ. (TB) 
II. Phân tích.
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ. (8’)
-...Sự nhất quán giữa đời Hđộng chính trị...với đời sống B. thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
 -> Luận điểm chính.
- Tg’ vừa nêu vấn đề trực tiếp vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, đặt nó trong mối quan hệ giữa đời h.đ chính trị CM lay trời chuyển đất và đời sống hàng ngày, trong sự nhất quán, sự thống nhất cao độ. 
+ 60 năm của một cuộc đời...vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý... vì nước ,vì dân...
- Lạ lùng,kỳ diệu, trong sáng thanh bạch, tuyệt đẹp.
-> NT: phép liệt kê,các TT miêu tả
=>Ở Bác có sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng to lớn và cuộc sống thanh bạch, vô cùng giản dị, khiêm nhường.
2. Những biểu hiện cụ thể về đức tính
 giản dị của Bác Hồ. (16’)
a. Trong đời sống hàng ngày. 
+ Bữa cơm chỉ có bài ba món, ăn ko để rơi vãi, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
+ Nhà sàn chỉ có 3 phòng..phảng phất hương thơm của hoa vườn
+ Bác suốt đời làm việc, tự làm từ những việc lớn.. đến việc nhỏ...
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp
-> NT:+ Liệt kê.
 +Dchứng tiêu biểu, chân thực
 toàn diện , giàu sức Tphục.
- Thơ Tố Hữu:
+ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời.
 áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
+ Nơi Bác ở sàn mây vách gió.
 Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà.
 Đêm trăng một ngon đèn khêu nhỏ
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giương mây chiếu cói đơn chăn gối 
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
+ Chớ hiểu lầm Bác sống theo kiểu các nhà tu hành
- Các nhà tu hành sống khắc khổ,lánh xa cuộc sống còn Bác của chúng ta sống giản dị để hoà mình vàocuộc sống đấu tranh của dân tộc và ND
+ Đó là biểu hiện của đời sống văn minh mà BH nêu gương sáng cho thế giới ngày nay. 
=> Đời sống thanh bạch,giản dị,hoà mình vào đời sống đấu tranh của quần chúng ND của Bác là tấm gương sáng cho chúng ta và thế giới ngày nay
b. Trong cách nói và viết.
 * LĐ: Giản dị trong đời sống....HCT cũng rất giản dị trong lời nói và cách viết vì muốn ND hiểu được,làm được.
+ “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” 
“ Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy ko bao giờ thay đổi.”
-> Bác đã nói những lời lớn lao 1 cách thật giản dị, chân thực,dễ nhớ,dễ hiểu.
- Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.
+ Những chân lí giản dị và sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người...-> sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng CM.
=> Cách nói ,viết gần gũi ,chân thực ,dễ hiểu, dễ nhớ đối với quần chúng ND 
* Giản dị ,thanh cao là phẩm chất vô cùng vĩ đại của Bác Hồ.
III. Tổng kết. (5’)
Nghệ thuật.
- Kết hợp chứng minh với giải thíchK, b. luận.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
- Nhận xét sâu sắc t cảm chân thành.
Nội dung.
(Ghi nhớ:SGK Tr 55)
	c. Củng cố,luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay,các em cần nắm được :
Nét đặc sắc về ND và NT của văn bản
Học tập phong cách sống giản dị của Bác Hồ
Thấy được Cách viết bài văn lập luận chứng minh
* Luyện tập: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh dân tôc - Phạm văn Đồng
 	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 2’)
Nắm chắc NT và ND bài văn.
Làm bài tập phần luyện tập. 
Chuẩn bị: ý nghĩa văn chương .
 Ngày soạn: 28/02/2010	 Ngày dạy: 01/03/2010 - Lớp 7B
 Bài 23. Tiết 94.
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
 1. Mục tiêu cần đạt.
 a. Về kiến thức:
 * Giúp HS:
 - Nắm được khái niệm câu bị động và câu chủ động.
 - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ.
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng SD câu CĐ và câu BĐ trong nói và viết. 
 c. Về thái độ:
 - HS có thái độ đúng đắn khi SD câu bị động và câu chủ động.
 2. Chuẩn bị:
a.Thầy: Nghiên cứu, soạn giáo án.
b. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 	a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 	* Hỏi: Trạng ngữ có những công dụng gì?
 	* Đáp: Công dụng của trạng ngữ: 
 + Xác định h.cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội
 dung của câu được đầy đủ, chính xác.
 + Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được 
 mạch lạc.
 *GTB. (1’) Những tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về câu rút gọn và câu đặc biệt.Ngoài những kiểu câu trên, còn có kiểu câu chủ động và câu bị động.Vậy thế nào là câu ch.động, câu bị động? Khi nói hoặc viết ng ta chuyển đổi câu ch động thành câu b động hoặc ngược lại là để làm g ì? Tiết học hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
H
?
?
H
?
H
?
?
?
?
?
?
?
?
H
?
?
?
G
?
?
?
- GV ghi VD lên bảng.
- HS đọc VD.
Hãy xác định thành phần CN trong các câu trên?
Trong 2 câu trên h.động được nói đến là gì?
- Đánh.
Người thực hiện h.động đó là ai ? -> Nó.
Đâu là người được h.động đó hướng vào? - Thằng bé.
Như vậy, xét trong mỗi quan hệ liên quan tới h.động nói tới trong câu thì CN ở 2 câu trên có gì khác nhau.
- Câu a: “ Nó” -> chủ thể phát ra hành động đánh tác động vào thằng bé.
- Câu b: “ Thằng bé” -> đối tượng chịu tác động của hành động đánh từ “Nó” hướng vào 1 cách thụ động.
Gọi câu a là câu CĐG, câu b là câu BĐ.
Từ đó em hiểu thế nào là câu CĐ, câuBĐ?
- GV đưa VD tiếp theo.
Trong các câu trên, câu nào là câu CĐ câu nào là câu BĐ?
a. Câu CĐ (CN của câu b.thị chủ thể HĐ).
b. Câu BĐ (- - - - - - - - đối tượng của HĐ)
c. Câu BĐ (- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - )
d. Câu BĐ (CN: “Góc HT” là đối tượng của HĐ “ chuyển”)
Xét trong số các câu bị động, em thấy có câu nào chứa từ “ Bị”, “Được”, câu nào ko
Như vậy, có thể chia câu bị động thành mấy kiểu câu chính? 
- GV: Trong q.trình SD câu CĐ và câu BĐ, người ta có thể CĐ câu CĐ-> câu BĐ hoặc ngược lại. Vậy MĐ của việc chuyển đổi đó là gì?
-GV: Ghi VD a lên bảng 
Câu trên là câu CĐ hay câu BĐ?
Có thể chuyển đổi câu CĐ trên thành câu BĐ ko? Hãy chuyển?...
->GV: Như vậy từ 1 câu CĐ có thể chuyển đổi thành câu BĐ tương ứng
- GV: Đưa 1 đoạn trích trong SGK Tr57
Em sẽ chọn câu a, hay câu b để điền vào chỗ có dấu 3 chấm trong đoạn trích trên?
chọn câu b điền vào chỗ trống nhằm mục đích gì?
- Câu được ưu tiên chọn để điền vào chỗ trống bởi vì: ở câu trước nó đã nói về Thuỷ (thông qua CN “Em tôi”t)
Vì vậy sẽ lô gíc và dễ hiểu hơn, nếu câu sau vẫn tiếp tục nói về Thuỷ (thông qua CN “Em”).
Như vậy, việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ (và ngược lại) là để nhằm mục đích gì?
-GV cho HS hđ nhóm.
Tổ 1-2: Câu a
Tổ 3-4: Câu b
Tìm câu BĐ trong các đoạn trích?
Giải thích vì sao tg’ lại chọn cách viết như vậy?
->Trong các VD trên, tg’ chọn câu BĐ nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đòng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
Trong các câu sau, câu nào là câu BĐ?
Hãy chuyển các câu BĐ trên thành câu CĐ?
I. Câu chủ động và câu bị động (10’)
1. Ví dụ:
a. Nó / đánh thằng bé.
 C - V
-CN: chỉ người thực hiện hành động (chủ thể hành động)
-> Câu chủ động.
b. Thằng bé bị nó đánh.
- Chủ ngữ chỉ người được hành động của người khác hướng vào (đối tượng của hoạt động)
-> Câu bị động 
2. Ghi nhớ: (SGK Tr57)
 VD:
Thầy phạt HS -> câu chủ động 
HS bị thầy phạt -> câu bị động 
c.Lan được các bạn yêu mến ->câu BĐ
d. Góc học tập của em đã chuyển tới chỗ sáng sủa hơn -> câu BĐ 
-> Câu b,c: Câu BĐ dùng từ “Bị”,
 “ Được”
-> Câu d: Câu BĐ ko dùng từ “Bị”, “Được”.
*Lưu ý:
Có 2 kiểu câu BĐ:
+ Câu BĐ dùng từ bị, được 
+ Câu BĐ ko dùng từ bị, được
+ Không phải câu BĐ nào cũng có từ “bị” “được”
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu 
 CĐ thành câu BĐ: (10’)
1. Ví dụ:
a. Mọi người yêu mến em (câu CĐ)
Em được mọi người yêu mến
 (câu BĐ)
-> Chọn câu b để điền vào đoạn trích (SGK Tr57)
->MĐ: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn. (SD câu b sẽ giúp cho việc liên kết các câu trong đọan văn tốt hơn)
2. Ghi nhớ: SGK Tr58
III. Luyện tập. ( 13’)
 Bài tập 1.
a.- Có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy .
-> Câu BĐ dùng từ được. (rút gọn CN)
- Nhưng cũng có khi cất giáu kín đáo trong rương trong hòm.
-> Câu BĐ ko dùng từ bị, được (rút gọn CN)
b. Tg’ “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
->Câu BĐ có dùng từ được 
Bài tập 2: (bổ trợ)
a, Mẹ được tặng huân chương giải phóng hạng Nhất.
-> Câu BĐ (rút gọn CN)
b.Chiến sĩ đã diệt gọn cả Trung đội Mỹ Nguỵ.
-> Câu CĐ.
c. Chị được bố thưởng cho chiếc cặp 
-> Câu BĐ.
Bài 3:
Nhà nước truy tặng Huân chương giải phóng hang Nhất cho mẹ.
Bố thưởng cho chị chiếc cặp này. 
Củng cố, luyện tập: (4’)
Củng cố: Bài hôm nay, các em cân hiểu được :
Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa nào để tạo ra câu chủ động va câu bị động
Cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và tác dụng của kiểu câu đó.
 * Luyện tập: Tập đặt một câu chủ động và chuyển câu đó thành cầu bị động
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập .
Chuẩn bị: Chuyển bị câu CĐ thành câu BĐ (Tiếp theo T)
 Ngày soạn: 02/03/2010 Ngày dạy:03/03/2010 - Lớp 7B
Bài: 23, Tiết: 95,96
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Văn lập luận chứng minh.
 1. Mục tiêu bài dạy:.
 a. Về kiến thức:
- Giúp HS vận dụng những kỹ năng đẫ được học về văn nghị luận chứng minh để viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 
- Biết viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong đời sống
 b. Vê kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề,lập dàn ý, xây dựng luận điểm để viết một bài văn
 nghị luận hoàn chỉnh.
 c. Về thái độ: 
- HS có ý thức dùng văn nghị luận để giải quyết 1 vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống con người.
 2. Nội dung đề:
Lớp 7b: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
	 “ Một cây làm chẳng nên non 
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Em hãy lấy dẫn từ thực tiến đời sống để làm sáng tỏ câu ca dao trên, từ đó em rút ra bài học cho bản thân?
 3. . Đáp án - Biểu điểm:
 3.1: Đáp án:
a: Yêu cầu chung:
- Về nội dung: HS viết được 1 bài văn lập luận CM được luận điểm. Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh. Từ đó rút ra bài học thiết thực cho bản thân trong cuộc sống.
 - Về hình thức:
	+ Kiểu bài: nghị luận CM.
	+ Bài viết phải có bố cục 3 phần: MB, TB , KL.
	+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả, đúng ngữ
 pháp.
 b. Yêu cầu cụ thể: 
 A. Mở bài:
 - Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và vai trò của tinh thần đoàn kết. (đem lại sức mạnh to lớn cho ND...) – Dẫn câu ca dao:
B. Thân bài: (chứng minhc)
 - CM đoàn kết là 1 truyền thống tốt đẹp của ND ta:
	+ Trong thực tế lịch sử: 
ND ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều. (dẫn chứngd)
	+ Trong đời sống hằng ngày:
ND ta đoàn kết trong LĐSX, trong đấu tranh chống lại thiên tai, lũ lụt, han hán, để bảo vệ mùa màng.
+ Bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. (Lời BácL: Đoàn kết... Thành công...)
	C. Kết bài:
 	- Khẳng định vai trò đoàn kết.
 - Rút ra bài học cho bản thân.
3.2: Biểu điểm: Cho tổng điểm là 10. Không tính điểm thập phân 
 - Điểm 9,10: Đúng kiểu bài, ND cơ bản như đáp án. Bố cục chặt chẽ nhưng cân đối. Các ý được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí. Bài viết mạch lạc, văn phong sáng sủa. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục dẫn chứng phong phú.
 -Điểm 7,8: Đúng kiểu bài, ND đầy đủ, bố cục rõ ràng. Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, dẫn chứng phong phú.
 - Điểm 5,6: Đúng kiểu bài, ND đủ nhưng trình bày còn sơ sài. Bố cục rõ ràng. đổi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 3,4: Đúng kiểu bài, còn thiếu ND, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 1,2: Sai kiẻu bài, bàn luận quá yếu.
 - Điểm 0: Không làm bài.
 - Sau 90’ HS viết bài, GV thu bài về nhà chấm.
4. Nhận xét đánh giá của GV sau khi chấm bài kiểm tra
Lớp 7C: 
 Nhân dân ta thường khuyên nhau: 
	 “ Có công mài sắt có ngày nên kim.”
	Em hãy CM lời khuyên trên.
a. Yêu cầu chung: 
 - Về ND: HS viết được 1 bài văn lập luận chứng minh được l. điểm: Kiên trì là 1 trong 
 những yếu tố dẫn đến thành công. Từ đó rút ra bài học thiết thực cho bản thân trong 
 đời sống.
 - Về kiến thức:
 + Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
 + Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
 + Văn phong sáng sủa, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
b.Yêu cầu cụ thể:
 (*)Mở bài:
 - Giới thiệu vấn đề: Kiên trì là 1 trong những yếu tố dẫn đến thành công trong 
cuộc sống. Vì thế ND ta thường khuyên nhau: “Có công.....nên kim”.
 (*)Thân bàiT:
 - Giải thích sơ lược về ý nghĩa câu tục ngữ: 
 + Chiếc kim được làm bằng sắt trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để lầm ra nó người ta phải mất nhiều công sức, bền bỉ.
 + Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
- Chứng minh về ý nghĩa câu tục ngữ:
 + Các cuộc kh.chiến chống xâm lăng của dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi.
 + Nhân dân ta bao đời bền bỉ dắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ
 + HS kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức PT 
 + Anh Nguyễn Ngọc Kí kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích. Anh là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.
 (*)Kết bài:
 - Khẳng định giá trị ý nghĩa bài học mà câu tục ngữ đưa ra.
 - Rút ra bài học cho bản thân.
 2. Biểu điểm: Cho tổng điểm là 10. Không tính điểm thập phân 
 - Điểm 9,10: Đúng kiểu bài, ND cơ bản như đáp án. Bố cục chặt chẽ nhưng cân đối. Các ý được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí. Bài viết mạch lạc, văn phong sáng sủa. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục dẫn chứng phong phú.
 -Điểm 7,8: Đúng kiểu bài, ND đầy đủ, bố cục rõ ràng. Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, dẫn chứng phong phú.
 - Điểm 5,6: Đúng kiểu bài, ND đủ nhưng trình bày còn sơ sài. Bố cục rõ ràng. đổi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 3,4: Đúng kiểu bài, còn thiếu ND, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 1,2: Sai kiẻu bài, bàn luận quá yếu.
 - Điểm 0: Không làm bài.
 - Sau 90’ HS viết bài, GV thu bài về nhà chấm.
 - Nhận xét giờ làm bài của HS.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Ôn tập toàn bộ, kiến thức về kiểu bài lập luận chứng minh.
Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc