Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 34 - Tiết 138: Chương trình địa phương phần tiếng việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 34 - Tiết 138: Chương trình địa phương phần tiếng việt

A.Mục tiêu cần đạt.

 - HS biết cách sửa một số lỗi chính tả thường mắc.

 - Đặc biệt các lỗi phân biệt tr/ch; s/x; g/d/gi.

 - Sử dụng đúng khi nói và viết.

B. Phương pháp: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu

C. Chuẩn bị:- HS xem lại tất cả các bài TLV của mình đã viết trong năm học để phát hiện lỗi chính tả, đánh dấu vào những lỗi chính tả đó.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 34 - Tiết 138: Chương trình địa phương phần tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 34. 
 Tiết 138. Chương trình địa phương 
 Phần Tiếng Việt.
A.Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết cách sửa một số lỗi chính tả thường mắc.
 - Đặc biệt các lỗi phân biệt tr/ch; s/x; g/d/gi.
 - Sử dụng đỳng khi núi và viết.
B. Phương pháp: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu
C. Chuẩn bị:- HS xem lại tất cả các bài TLV của mình đã viết trong năm học để phát hiện lỗi chính tả, đánh dấu vào những lỗi chính tả đó.
D. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động.(5’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.
- Hoạt động 2: Bài học.(35’)
* GV yêu cầu HS nêu những lỗi chính tả thường mắc.
- GV hướng dẫn HS một số cách phân biệt các chữ hay mắc lỗi về chính tả. 
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
I.Một số qui luật phân biệt các chữ hay mắc lỗi về chính tả.
1, Phân biệt ch/tr.
- tr không kết hợp với các vần oa,oă, oe; 
ch lại kết hợp với các vần trên.
- Những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr.
( Ví dụ: trụ sở, triệu phú, trạng nguyên, trật tự, doanh trại, trình độ, lập trường, trừng phạt).
- ch không kết hợp với các từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền.
( chuyện, chuyền nhau, chèo, chìm... là từ thuần Việt).
- Không bao giờ tr láy âm với ch và ngược lại.
- Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn hoặc chỉ ý phủ định đều dùng ch.
( cha, chú, cháu, chắt, chút, chõng, chạn, chum, chĩnh,chậu, chiếu, chăn, chày, chảo, chổi...) ( chẳng, chăng, chưa, chớ...)
2, Phân biệt s/x.
- S không kết hợp với các vần oă, oe, uê; Còn X kết hợp được với các vần trên.
( Ví dụ: xoắn ốc, xun xoe, xuê xoa...)
* GV nhấn mạnh những lỗi thường mắc và cách chữa.
- Hoạt động 3: Tổng kết.(3’)
 GV giải thích những điều HS chưa hiểu rõ. Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Hoạt động 4: Củng cố.(1’)
- Hướng dẫn HS tiếp tục rèn luyện chính tả.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị cho bài sau.
- S và X không láy âm với nhau.
( Các từ sản xuất, xuất sắc không phải là từ láy).
- S hầu như không láy với các phu âm khác, trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc. 
Còn x thì phổ biến ( lao xao, bờm xơm, xích mích, loăn xoăn...).
- Những từ chỉ loài vật cây cối thường viết là s ( sả, sung, sến, sói).
- Những từ chỉ mức độ tính chất không bình thường, thườg viết là X.
( Ví dụ: xiên xẹo, xếch, xoàng, xui)
3, Phân biệt D/R/ GI.
- R và GI không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uê, uy, uâ. Còn D thì kết hợp được với các vần trên.
- R không có trong yếu tố Hán Việt.
 Tiết 139. Chương trình địa phương 
 Phần Tiếng Việt.
A. Mục tiêu cần đạt.
 HS biết cách sửa một số lỗi chính tả thường mắc.
 Luyện tập rèn luyện viết và sửa lỗi chính tả. 
B. Phương pháp: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu
C. Chuẩn bị
 HS xem lại tất cả các bài TLV của mình đã viết trong năm học để phát hiện lỗi chính tả, đánh dấu vào những lỗi chính tả đó. Đọc kĩ các cách phân biệt cách dùng các chữ thường mắc lỗi về chính tả.
D. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động.(5’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những lỗi thường mắc về chính tả.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.
- Hoạt động 2: Luyện tập.(35’)
* GV yêu cầu HS nêu những lỗi chính tả thường mắc.
- GV hướng dẫn HS một số cách phân biệt các chữ hay mắc lỗi về chính tả. 
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
II. Luyện tập.
1, Phân biệt các cặp phụ âm đầu S/X.
- ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
- Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo, sục sạo suốt buổi chiều trong rừng sâu xào xạc lá tươi.
- Nghe xong câu chuyện của Xuân, anh thấy lòng xót xa sâu sắc, liền giúp Xuân sửa soạn ra xe về quê.
- Xúng xính trong bộ quần áo mới, bé Xoan sốt ruột, cứ giục mẹ đi xem xiếc. 
- Sa vào trò đỏ đen cờ bạc, sớm muộn cũng khuynh gia bại sản, xơ xác thân tàn ma dại, xin sớm suy xét lợi hại xem sao!
2, Phân biệt các cặp phụ âm đầu CH/ TR
- Trời nắng chang chang, chú Trung vẫn trực trên một mỏm đá chông chênh giữa trùng khơi mênh mông.
- Chiều chiều, trên trảng cát, lũ trẻ con làng Trình vẫn chơi trò đánh trận giả khôn biết chán.
- Chú Chung chăm chút những chậu hoa trà với một thái độ trân trọng hiếm thấy.
- Trò chuyện với chú Trình suốt một buổi tối, đêm ấy Trang trằn trọc vì thương các chú bộ đội nên không sao chợp mắt được, nhìn ra đã thấy nắng sớm chói chang.
* GV nhấn mạnh những lỗi thường mắc và cách chữa.
- Hoạt động 3: Tổng kết.(3’)
- Tổ chức chơi trò chơi Tiếng Việt vui.
- Đọc những câu chuyện vui về dấu câu Tiếng Việt.
- Hoạt động 4: Củng cố- Hướng dẫn.(2’)
 Yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện chính tả.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(2’)
Chuẩn bị nội dung cho bài học kế tiếp.
- Trầy chật mãi, chú Trịnh mới tròng được các chạc vào cổ con trâu sổng chuồng chạy rông từ chiều trên cánh đồng trống trải, trơ trụi.
3, Phân biệt D/R/ GI.
- Rõ ràng đã có ai đó giấu con dấu khiến cô văn thư rầu rĩ, rên rẩm vì việc đang dở dang.
- Thầy giáo giảng bài rõ ràng, dễ hiểu, thế mà vẫn có tiếng cười rúc ra rúc rích ở cuối lớp, thật vô duyên.
- Giỏi giang, khiêm tốn thì rõ ràng có tác dụng giáo dục, còn cứ dương dương tự đắc thì chỉ tổ rước mấy cái vạ vào thân.
- Những chú chim ra giàng ríu rít giành nhau chỗ đậu trên cành bạch dương, dưới ánh nắng vàng rực rỡ.
 Tiết 140. Trả bài kiểm tra tổng hợp.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Qua điểm số và nhận xét của GV, HS nắm được yêu cầu cụ thể của đề bài. Từ đó tự đánh giá kết quả kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt: kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt...
- HS biết chữa lỗi trong bài làm của mình.
B. Phương phỏp: Phõn tớch- Tổng hợp.
C. Chuẩn bị.
- GV chấm bài, nhận xét chi tiết ưu và nhược điểm bài làm của HS, ghi lại một số lỗi phổ biến để chữa chung cả lớp.
- HS nghiên cứu kĩ đề bài và bước đầu tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
D. Tiến trình lên lớp.
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt.
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.
- Hoạt động 2: Tổ chức trả bài trên lớp.
- HS quan sát và đọc lại đề bài 
( Cả đề I và đề II).
- GV trình bày yêu cầu của đề theo đáp án 
- GV nhận xét khái quát kết quả bài làm của cả lớp.
- HS đọc lại bài làm bài làm của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rồi tự nhận xét, đóng góp ý kiến..
- Hoạt động 3: Tổng kết.
- Nhấn mạnh, khắc sâu những ưu, nhược điểm trong bài làm của HS.
- Hoạt động 4: Củng cố(1’)
 Phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1)
I.Yêu cầu của đề.
 Theo đáp án chấm. (Tiết 131, 132)
II. Nhận xét bài làm
a, ưu điểm:
- Có kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp. Kĩ năng trình bày đoạn văn, bài văn có tiến bộ.
- Xác định đúng các biện
- Nắm được và biết cách vận dụng kiến thức cơ bản vào bài kiểm tra, nhất là đối với bài văn nghị luận.
- Nhiều bài làm trình bày sạch đẹp.
 b, Nhược điểm:
* Về nội dung bài làm:
- Bài tự luận một số em chưa xác định trúng yêu cầu của đề bài.Dẫn chứng còn sơ sài.
* Về kĩ năng:
- Nhiều bài viết trình bày luận điểm chưa rõ ràng.
- Còn mắc lỗi về dựng đoạn, viết câu, chính tả, dùng từ...Đặc biệt giữ các câu trong đoạn thiếu liên kết.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Phần Ký- Duyệt giáo án
Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Cường
Tổ chuyên môn
 Hà Thu Hương
Tiết 140. 
Trả bài kiểm tra tổng hợp (tiếp).
A. Mục tiêu cần đạt.
- Qua điểm số và nhận xét của GV, HS nắm được yêu cầu cụ thể của đề bài. Từ đó tự đánh giá kết quả kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt: kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt...
- HS biết chữa lỗi trong bài làm của mình.
B. Chuẩn bị.
- GV chấm bài, nhận xét chi tiết ưu và nhược điểm bài làm của HS, ghi lại một số lỗi phổ biến để chữa chung cả lớp.
- HS nghiên cứu kĩ đề bài,tự đánh giá kết quả bài làm của mình, phát hiện và tự chữa lỗi.
C. Tiến trình lên lớp.
	Hoạt động của GV- HS.
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
 Lớp Ngày dạy Sĩ số
 7A1
 7A2
 7A4
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận xét và chữa phần tự luận.
- HS quan sát lại đề bài và phát biểu về các yêu cầu cần đạt của bài tự luận.
- GV nhận xét cụ thể về những lỗi cần sửa trong bài làm.
- HS đọc lại bài làm bài làm của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rồi tự chữa lỗi.
III. Tổng kết.
Hệ thống những kiến thức trọng tâm đã học trong Ngữ văn 7.
IV. Củng cố- Hướng dẫn.
 Tiếp tục ôn tập và rèn kĩ năng.
III Chữa lỗi.
1, Lỗi về nội dung.
a. Bổ sung ý cho phần phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Chỉ rõ tên biện pháp tu từ được sử dụng, được thể hiện như thế nào: Nếu là liệt kê thì những từ, cụm từ nào được sắp xếp theo một trình tự hợp lí; Nếu là điệp ngữ thì những rừ ngữ nào được lặp lại.
- Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó:
+ Liệt kê có tác dụng gì?
+ Điệp ngữ có tác dụng gì?
b. Tìm thêm ý bổ sung cho phần thân bài của bài văn nghị luận.
- Trả lời câu hỏi Tại sao?
- Lấy thêm các dẫn chứng trong thực tế.
2, Chữa lỗi về trình bày, diễn đạt.
- Chữa lại những đoạn văn mắc lỗi về liên kết, mạch lạc và cách trình bày.
- Chữa các lỗi về chính tả.
- Chữa lỗi câu: Thiếu CN, VN, cả CN-VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 34.doc