Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 30, 31

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 30, 31

A.MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh : Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế- một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản.

- Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp và truyền thống một vùng non nước của đất nước.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , bảng nhóm .

 - Băng ,đĩa về ca Huế , tranh vẽ về xứ Huế .

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Thảo luận , nêu vấn đề , phân tích , bình giảng .

 - Hoạt động nhóm , cá nhân .

D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 I. Ổn định lớp :

 

doc 32 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :...../..../2010 Tuần 30 
Ngày giảng:..../..../2010 Bài 28: Văn bản Tiết 113
 Ca huế trên sông hương
 ( Hà ánh Minh )
A.Mục tiêu 
- Kiến thức: Giúp học sinh : Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế- một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản.
- Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp và truyền thống một vùng non nước của đất nước.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , bảng nhóm .
 - Băng ,đĩa về ca Huế , tranh vẽ về xứ Huế .
C. Phương pháp 
 - Thảo luận , nêu vấn đề , phân tích , bình giảng .
 - Hoạt động nhóm , cá nhân . 
D.Tiến trình bài dạy 
 I. ổn định lớp :
 II. Kiểm tra bài cũ 
 ? Tóm tắt những trò lố của Va - ren . Tại sao những trò ấy lại được coi là trò lố ? 
 - H tóm tắt 
 III. Bài mới : 
*GTB: ? Em biết gì về cố đô Huế. Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế?
- Vùng đất cố đô văn hiến- Di sản văn hoá thế giới với nhiều phong cảnh đẹp nên thơ cùng những làn điệu dân ca mượt mà, con người hiền hoà.
- Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng. Hôm nay học bài văn này chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chú thích :
GV : Hướng dẫn HS đọc bài 
GV : Đọc mẫu , HS đọc . GV uốn nắn , sửa chữa .
GV ? : Em biết gì về cố đô Huế ? Nêu một vài đặc điểm về xứ Huế mà em biết ? 
HS : Huế được coi là vùng đất mộng và thơ . Một trong những chất thơ mộng ấy là kho tàng những bài ca dao , dân ca , những cuộc biểu diễn , thưởng thức ca Huế trên sông Hương vào những đêm gió mát , trăng thanh là một sinh hoạt đặc sắc mang đậm màu sắc văn hoá độc đáo của xứ Huế – vùng đất miền trung ruột thịt .
GV : Dùng 2 bức tranh trong SGKgiới thiệu về vẻ đẹp Huế.
Cố đô của nhà Nguyễn .
Thành phố Huế nằm bên bờ sông Hương 
Cung vua vẫn còn đã được tu bổ lại . Đó là Đại nội với sân rang , nơi các quan đến để chầu vua , dâng sớ tấu .
Có nhiều lăng tẩm chôn cất các bậc quân vương
Có nhiều món ăn đặc sản .
Có nón bài thơ...
GV ? Thế nào là ca Huế ? 
HS : Trả lời theo chú thích SGK /102 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản :
GV?: Ca Huế trên sông Hương được viết theo thể loại nào trong các thể loại sau : truyện ngắn , bút kí ? Vì sao em chọn như vậy ? 
HS : Bút kí vì ghi chép 1 sinh hoạt văn hoá ở xứ Huế . 
GV : Chốt ghi bảng .
GV : Bút kí là thể loại văn xuôi trữ tình thường không có sự hư cấu mà chủ yếu ghi chép lại những vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày . ở bài này , tác giả ghi chép lại sự thật diễn ra trong cuộc sống thực ở Huế g Có thể coi đây là 1 văn bản có tính chất nhật dụng.
Vì là bút kí nên bố cục không chặt chẽ , việc chia đoạn chỉ là tương đối.
GV? : Theo em nội dung của văn bản Ca Huế trên sông Hương là gì ? 
HS: Tả cảnh ca Huế trong 1 đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng.
Giải thích những làn điệu dân ca Huế.
GV? : Để làm rõ những nội dung trên , tác giả đã tập trung giới thiệu những ý cơ bản nào ? 
HS : Phát biểu ý kiến.
GV : Chốt : khai thác 3 nội dung cơ bản : 
 - Vẻ đẹp của các làn điệu ca Huế.
 - Cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương.
 - Nguồn gốc của 1 số làn điệu ca Huế.
HS : Đọc lại văn bản 1 lần : 
GV : Quan sát 2 đoạn văn đầu . Mở đầu tác giả đã giới thiệu “ Huế nổi tiếng ... hò ”. Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế , tên nhạc cụ âm nhạc được nhắc tới trong văn bản.
HS : Thống kê 2 bản treo lên bảng g HS dưới lớp gạch vào SGK.
- Bảng 1 ghi tên các điệu ca Huế.
- Bảng 2 ghi tên các nhạc cụ.
GV ? : Em có nhớ hết các làn điệu dân ca và các nhạc cụ nhắc đến trong văn bản không ? 
HS : Không g Chứng tỏ sự phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca xứ Huế.
GV : - Chốt – ghi.
 - Bình : ca Huế phong phú và đa dạng đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu , các nhạc cụ và các ngón đàn của các ca công . Mỗi làn điệu có 1 vẻ đẹp riêng , có những đặc điểm rất nổi bật.
GV ? :Em hãy tìm trong bài một số làn điệu ca Huế có những đặc điểm nổi bật ? Cảm nhận của em về những làn điệu ấy ? 
HS : PBYK :
- Chèo cạn , bài thai , hò đưa linh : buồn bã .
- Hò giã gạo , giãđiệp : náo nức , nồng hậu tình người.
- Hò lơ , hò ô ... : gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh g thể hiện khao khát , nỗi mong chờ , hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Nam ai .. hành vân : buồn man mác , thương cảm , bi ai , vương vấn 
- Tứ đại cảnh : không vui , không buồn.
- Các điệu lí : lí con sáo ...
GV : Mỗi làn điệu có 1 vẻ đẹp riêng , ngọt ngào tình tứ , có sức lan toả lay động lòng người mạnh mẽ . Dường như dân ca xứ Huế đều thể hiện lòng khát khao , nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế g gửi gắm ý tình trọn vẹn.
GV Chuyển ý :
Sau khi giới thiệu kho tàng các làn điệu ca Huế , tác giả dẫn người đọc tham dự cảnh ca Huế trên sông Hương.
GV ? : Cảnh ca Huế trên sông Hương được giới thiệu và gợi tả qua những chi tiết hình ảnh nào ?
HS : - Cảnh sắc thiên nhiên.
 - Chiếc thuyền rồng.
 - Ca công , nhạc công.
 - Âm thanh.
GV ? : Tác giả thưởng thức cảnh ca Huế trên sông Hương trong khung cảnh như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện khung cảnh thiên nhiên trong đêm ấy ?
HS : Tìm – gạch chân SGK.
 * Đêm . Thành phố lên đèn như sao sa . Sương , cảnh vật mờ ảo 
 * Trăng lên , gió mơn man .. dòng sông trăng gợn sóng con thuyền bồng bềnh ... 
 * Đêm khuya : Thiên Mụ mờ ảo , trăng dát ánh vàng...
GV ? : Nhận xét cách miêu tả của tác giả ở đây , hình dung của em về khung cảnh thiên nhiên ( trình tự miêu tả , từ ngữ miêu tả ) 
HS : PBYK.
GV : Chốt – bình : ngòi bút miêu tả của tác giả thật là êm nhẹ , trong trẻo , say đắm g gợi lên 1 khung cảnh đất trời sông nước mộng và thơ , không gian ấy càng đẹp hơn bởi sự xuất hiện của chiếc thuyền rồng.
GV ? : Hình ảnh chiếc thuyền rồng có gì độc đáo và đặc biệt ?
HS : Phát bỉểu như bảng chính.
GV : Chốt – ghi : thuyền rồng : đẹp , sang trọng khi xưa chỉ dành cho vua chúa ; không gian rộng , trang trí lộng lẫy để làm sân khấu , khác sân khấu ở trong rạp vì khán giả và người biểu diễn gẫn gũi cận kề bên nhau như trong 1 nhà . Chính vì vậy mà tác giả có dịp quan sát trực tiếp các ca công nhạc công và những ngón đàn và nghệ thuật biểu diễn của họ.
GV ? : Hình ảnh các ca công , nhạc công xuất hiện ntn dưới ngòi bút của Hà ánh Minh ? Cảm nhận của em về họ ?
HS : Tìm – gạch chân SGK g phát biểu như bảng chính.
GV : Chốt – ghi : nhưng điều đặc biệt nhất , ấn tượng nhất mà tác giả muốn nói khi thưởng thức ca Huế trtên sông Hương là những âm thanh , do những ngón đàn tài ba điêu luyện và những giọng ca hay của các ca công và nhạc công đem lại.
GV? : Âm thanh của giàn hoà tấu được cảm nhận như thế nào? 
HS : Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên ... du dương , trầm bổng , réo rắt. 
 - Ngón vỗ , ngón mổ , ngón vả ...
 - Tiếng đàn khoan nhặt.
 - Lời ca thong thả , trang trọng ... ( SGK/ 101 )
GV : Chốt – ghi : hoà cùng với tiếng đàn , lời ca , nhịp phách là âm thanh của tiếng sóng ru vỗ mạn thuyền , là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương , tiếng chuông chùa Thiên Mụ . Tất cả như hoà quyện với nhau , khi sôi nổi , tươi vui , luc bâng khuâng tiếc thương ai oán ; khi thong thả trang trọng , lúc dồn dập thiết tha gợi tình người , tình đất nước.
GV ? : Ca Huế trên sông Hương được hình thành từ đâu ? 
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV ? : Em hiểu nhã nhạc là gì ? ( Chú thích/ SGK )
GV : Bổ sung : 
- Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca , hò , lí , thương sô nổi , lạc quan , tươi vui.
- Nhạc cung đình , nhã nhạc : là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình vua chúa , nơ tôn miếu của triều đình phong kiến , thường có sắc thái uy nghi . Nhã nhạc Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cua thế giới.
GV ? : Từ đó em có thể giải thích vì sao các điệu ca Huế vừa sôi nổi , vui tươi , vừa trang trọng uy nghi ?
HS : Đó là nét rất riêng biệt độc đáo của các làn điệu ca Huế mà chủ yếu do nguồn gốc hình thành như trên.
GV : Cảm nhận được điều đó , tác giả đã khẳng định nghe ca Huế là 1 thú tao nhã.
GV ? : Giải nghĩa từ tao nhã ? (Thanh cao , lịch sự) 
 Đặt câu có từ tao nhã ?
HS : Giải thích và đặt câu.
GV ? : Vì sao nghe ca Huế là 1 thú tao nhã ? 
HS : Ca Huế thanh cao , lịch sự , nhã nhặn , sang trọng , và duyên dáng từ nội dung đến hình thức , từ ca công đến nhạc công , từ giọng ca đến cách trang điểm ăn mặc ... g là 1 thú tao nhã.
GV ? : Tìm những câu văn thể hiện suy nghĩ , cảm xúc , rung động của tác giả khi chứng kiến cảnh ca Huế trên sông Hương ? Qua đó em hiểu gì về tác giả Hà ánh Minh 
HS : - Tìm trong SGK và gạch chân.
 - Mỗi câu hò Huế dù ngắn... trọn vẹn ( trang 99 ) 
 - ...náo nức , nồng hậu tình người .
 - Lữ khách giang hồ với hồn thơ...
 - Tâm trạng chờ đợi rộn lòng .
gYêu say mê những làn điệu ca Huế , hiểu biết sâu sắc , cảm nhận tinh tế , biết thưởng thức nét đẹp của VH truyền thống của dân tộc .Vừa tinh tế đắm say khi MT phong cảnh , vừa ghi âm các bản nhạc , lời ca ; vừa suy ngẫm , nhận diện tên tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế ; vừa thể hiện niềm trân trọng tự hào ngưỡng mộ nét SH văn hoá dân gian đặc sắc của người dân xứ Huế .
Hoạt động 3 : Tổng kết :
GV ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào để làm nổi bật cảnh ca Huế trên sông Hương ? Cảm nhận của em? 
HS :Phát biểu như ghi bảng . 
GV : Tổng kết , chốt ghi gtích hợp với phép liệt kê. 
GV ? Chúng ta cần có thái độ ntn đối với SH văn hoá này 
HS : Cần trân trọng , tự hào ,giữ gìn và phát huy nét đẹp VH truyền thống ấy .
GV ? Sau khi học xong văn bản em biết thêm gì về vùng đất kinh kì này ?
GV : Gợi ý : em hiểu gì về tâm hồn con người nơi đây ?
 Huế có phải chỉ nổi tiếng về những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử không ? Nó còn nổi tiếng bởi những sản phẩm gì nữa ?
HS : Phát biểu theo ghi nhớ SGK , đọc ghi nhớ trang 104.
GV ? : Văn bản bồi đắp cho em những tình cảm gì ? Ngày nay chúng ta cần có thái độ ntn đối với những sinh hoạt văn hoá như ca Huế ?
HS : 
- Tìm hiểu thêm sinh hoạt văn hoá độc đáo của xứ Huế.
- Biết thêm nhiều điều về kho tàng ca dao , ca nhạc ở vùng đất cố đô g yêu mến , tự hào về địa danh miền Trung của Tổ quốc.
- Chúng ta cần tự hào giữ gìn và phát huy.
Hoạt động 4 : Luyện tập.
GV : Cho HS nghe 1 vài làn điệu dân ca Huế qua băng đĩa.
- Nếu thuộc cho HS ( hoặc GV ) trình bày 1 làn điệu ca Huế. 
- Liên hệ địa phương em có những làn điệu dân ca nào ? Kể tên.
I . Đọc và tìm hiểu chú thích :
1.Đọc : Ca Huế – SGK / 102. 
2 . Chú thích SGK / 103.
II. Phân tích văn bản :
1. Kết cấu và bố cục : 
- Thể loại: Bút kí ghi chép một sinh hoạt văn hoá của xứ Huế .
- Vẻ đẹp  ...  - Kiến thức: Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 - Kĩ năng: Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
 - Thái độ: ý thức đúng khi dùng dấu câu.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy: SGK , SGV , tài liệu tham khảo ; bảng phụ , bảng nhóm.
 - Trò : Ôn tập kiến thức đã học .
C. Phương pháp 
 - Quy nạp + vấn đáp , trao đổi + thực hành.
 - Hoạt động : cá nhân , nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II.Kiểm tra bài cũ. 
 Tìm trong VB “ Ca Huế ... ” phép liệt kê ? Xác định kiểu liệt kê ? 
 - Liệt kê là gì ? Vẽ sơ đồ các kiểu liệt kê ?
( Tiết 114 ) 
 III. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung của dấm chấm lửng
HS : Đọc VD trong SGK/ 121 – chú ý các dấu chấm lửng.
GV? Trong 3 VD a , b , c vừa đọc , dấu chấm lửng được dùng để làm gì ? 
HS : Lần lượt trả lời công dụng của dấu chấm lửng trong từng VD.
GV : Chốt ghi bảng.
GV ? : Từ VD trên hay nêu công dụng của dấu chấm lửng ?
HS : - Nêu 3 công dụng theo ghi nhớ 1/ 122.
 - Đọc ghi nhớ.
GV ? : Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng đó ?
HS : Đặt câu theo nhóm trong thời gian 1 phút.
GV : Nhận xét – sửa.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy.
HS : Đọc VD a , b ( II1/ SGK/ 122 ) 
GV ? : Trong các câu a , b ; dấu chấm phẩy dùng để làm gì ? 
HS : PBYK.
GV : Chốt ghi bảng.
GV ? : Có thể thay thế dấu chấm phẩy trong 2 VD trên bằng dấu phẩy được không ? Vì sao ? 
HS : Không . Vì : 
 (a) : Trong vế 2 của câu đã dùng dấu phẩy để ngăn 
 cách các bộ phận đồng chức.
 (b) : Đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần 
 đồng chức trong từng bộ phận liệt kê . Còn dấu 
 chấm phẩy được dùng để phân giới các bộ phận 
 liệt kê ấy trong phép liệt kê chung.
GV ? : Từ nhận xét trên hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy ?
HS : - Phát biểu như ghi nhớ.
 - Đọc ghi nhớ/ 122.
GV ? : Đặt câu có sử dụng dấu chấm phẩy ?
HS : Hoạt động theo nhóm – ghi vào bảng nhóm.
GV : _ Treo bảng nhóm , chữa đúng.
 _ Yêu cầu 2 – 3 HS đọc lại 2 ghi nhớ/ 122.
Hoạt động 3 : Luyện tập : 
HS : Hoạt động theo nhóm : làm các BT.
I. Dấu chấm phẩy : 
1. VD : SGK/ 121.
2. Nhận xét :
- Công dụng của dấu chấm lửng trong : 
a) Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được liệt kê.
b) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói do mệt , hoảng sợ.
c) Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “ bưu thiếp ”.
3. Ghi nhớ :/ 122.
II. Dấu chấm phẩy : 
1. VD : SGK/ 122.
2. Nhận xét : 
 Dấu chấm phẩy trong VD : 
a) Dùng để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép ( cấu tạo phức tạp ) 
b) Để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
3. Ghi nhớ :/ 122.
III. Luyện tập : 
BT1/ 123 : Nêu công dụng của dấu chấm lửng : 
 a) Dùng để biểu thị lời nói bị ngắt ngứ , đứt quãng do sợ hãi , lúng túng.
 b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
 c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
BT2 : Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp.
BT3 : Viết 1 đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó :
 a) Có câu dùng dấu chấm lửng.
 b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.
GV : Hướng dẫn HS viết đoạn văn ( có thể nêu cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên , về đêm ca Huế ) dựa vào VB “ Ca Huế trên sông Hương ” và 2 nội dung ghi nhớ. Có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
HS : 1 em lên bảng viết g dưới lớp thực hành cá nhân.
GV + lớp : Nhận xét – sửa chữa.
IV. Củng cố : 
 ? Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?
 ? Khi viết ta vận dụng 2 loại dấu trên như thế nào ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: 
 1. Thuộc ghi nhớ/ SGK ; hoàn thành BT SGK ; BT4 , 5 , 6/ SBT/ 77.
 2. Tiết sau : Tìm trong các văn bản đã học , những câu văn có sử dụng 2 loại dấu trên g nêu tác dụng. VB đề nghị.
E. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :...../..../2010 Tuần 31 
Ngày giảng:..../..../2010 Bài 29:Tập làm văn Tiết 119
 Văn bản đề nghị
A. Mục tiêu 
 - Kiến thức: Nắm được đặc điểm của VB đề nghị : MĐ , yêu cầu , ND , cách làm loại VB này.
 - Kĩ năng: Hiểu được các tình huống cần ciết VB đề nghị : khi nào viết VB đề nghị ? Viết để làm gì ? 
 - Thái độ: Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết VB đề nghị.
B.Chuẩn bị 
 - SGK , SGV , tài liệu tham khảo ; bảng phụ , bảng nhóm ; VB đề nghị có lỗi sai.
C.Phương pháp 
 -Quy nạp + vấn đáp , trao đổi + nêu vấn đề , giải quyết vấn đề + hoạt động nhóm , cá nhân.
D. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II.Kiểm tra bài cũ : 
 Thế nào là VB ? Các mục quy định trong một VB hành chính ?
 III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm của VB đề nghị 
HS : Đọc 2 VB đề nghị trong SGK .
GV : Đây là 2 văn bản đề nghị 
 Hai VB đề nghị việc gì ? đề nghị ai ? 
HS : 
- VB1 : Đề nghị cá nhân ( GVCN) về việc sơn lại bảng .
- VB2 : Đề nghị với UBND phường về việc một số gia đình lấn chiếm trái phép khi xây dựng gây úng lụt , đề nghị có biện pháp giải quyết .
GV ? : Viết giấy như vậy nhằm mục đích gì ? 
HS : Phát biểu như bảng chính .
GV? :Giấy đề nghị cần chú ý những điều gì về ND và hình thức trình bày .
HS : Phát biểu như bảng chính .
GV ? : VB đề nghị là loại VB có xuất hiện nhiều trong CS không ? Hãy nêu 1 tình huống trong SH và học tập ở trường , lớp mà em thấy cần viết VB đề nghị . HS : Tự do lựa chọn , phát biểu .
GV : Nhận xét , sửa .
GV? : Trong các tình huống sau , tình huống nào cần viết VB đề nghị ? 
 (Câu hỏi 3 SGK / 125. )
HS : Lựa chọn a, c ggiải thích vì viết giấy đề nghị để giải quyết nhu cầu của tập thể : xem phim , phục vụ cho học tập ; sinh hoạt , trau dồi môn toán .
GV? : Nếu là em , em sẽ đề nghị ai? đề nghị điều gì ? 
HS :
 a, Đề nghị BGH và GVBM cho tập thể lớp đi xem phim .
 c, Đề nghị GVCN bố trí buổi sinh hoạt phủ đạo thêm về môn toán .
GV ? : Các tình huống ( b , d ) sẽ viết loại VB nào ? 
HS : b : VB tường trình .
 d : Bản kiểm điểm .
GV ? : Từ các nhận xét trên, hãy cho biết mục đích yêu cầu của VB đề nghị ? Có phải tình huống nào cũng viết giấy đề nghị không ? cần phân biệt khi nào cần viết giấy đề nghị , khi nào cần viết những loại VB khác ? 
HS : Trả lời như ghi nhớ chấm 1 / SGK.
Hoạt động 2 : Cách làm VB đề nghị 
HS : Đọc lại 2 VB SGK. 
GV ? : Các mục trong VB đề nghị được trình bày theo thứ tự nào ? Có những mục nào ? cách sắp xếp ? 
HS : PBYK theo dàn mục SGK/126.
GV ? : Hai VB đề nghị trên giống và khác nhau ở diểm nào ? 
HS : - Giống nhau ở cách trình bày các mục 
 - Khác nhau ở ND cụ thể . 
GV ? : Hai VB trên , những mục nào là quan trọng, không thể thiểu trong VB đề nghị ? Vì sao em cho các mục đó là quan trọng ?
HS : Thiếu 1 trong các mục đó đều không thể giải quyết được nguyện vọng trong VB đề nghị .
GV ? : Từ đó rút ra cách làm 1 VB đề nghị ? 
HS : PBYK .
GV : Chốt = mục 2. SGK /126. 
HS : Đọc mục 2 .
GV? : Quan sát 2 VB và nhận xét : 
 - Tên VB được viết ntn ? 
 - Các mục được trình bày ra sao ? 
 - Khoảng cách giưã các mục , lề trên , lề dưới ?
HS : Trao đổi nhóm .rút sa nhận xét trong phần lưu ý .
GV : Chốt ND bài học .
 - Đặc điểm của VB đề nghị .
 - Cách làm VB đề nghị .
HS : Đọc ghi nhớ SGK / 126. 
I . Đặc điểm của VB đề nghị
 1. Ví dụ :SGK /124.
 Tìm hiểu các VB đề nghị . 
2. Nhận xét .
 Hai VB đề nghị trên : 
* Mục đích : Đề đạt nguyện vọng , nhu cầu chính đáng nào đó của cá nhân , tập thể mong muốn được giải quyết , giúp đỡ 
* Yêu cầu cách trình bày : 
 - ND : Ngắn gọn , rõ ràng , trang trọng .
- Hình thức : theo một số mục nhất định .
II. Cách làm VB đề nghị :
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị .
a : Ví dụ SGK / I . 1 / 124.
b . Nhận xét
* Thứ tự các mục :
 - Quốc hiệu , tiêu ngữ .
 - Địa điểm , thời gian..
 - Tên VB đề nghị .
 - Nơi nhận đề nghị . 
 - Người ( tổ chức ) đề nghị .
 - Sự việc cần đề nghị .
 - Kí tên . 
* Các mục quan trọng : 
 - Đề nghị ai ? 
 - Ai đề nghị ? 
 - Đề nghị điều gì ? 
2. Dàn mục 1 VB đề nghị : 
 SGK / 126. 
3. Lưu ý : 
 SGK / 126 .
* Ghi nhớ : SGK / 126.
Hoạt động 3 . Luyện tập : III. Luyện tập :
Bài tập 1 : SGK / 127 .
 So sánh lí do viết đơn với lí do viết đề nghị , giống và khác nhau ở điểm nào ? 
 * Giiống nhau : Đều là những yêu cầu , nguyện vọng chính đáng mong được giải quyết .
 * Khác nhau : 
 + Đơn : Lí do viết chủ yếu liên quan đến nguyện vọng cá nhân.
 + Đề nghị : Lí do có nhiều khi là nhu cầu của tập thể .
Bài tập 2 : SGK / 127. 
 GV : Đưa ra một văn bản đề nghị có lỗi sai lên bảng phụ . 
 HS : Đọc VB đề nghị , NX các lỗi mắc phải : : - D iễn đạt dài dòng , sai chính tả , trình bày không rõ ràng , chưa ngắn gọn , . chưa cân đối 
- Khoảng cách giữa các phần quốc hiệu , tiêu ngữ , tên VB , nơi nhận và ND đề nghị không cách nhau - 
- Trình bày viết sát lề giấy .
- Địa chỉ nơi nhận , người gửi không cụ thể, , phần kí tên không ghi rõ họ tên (chỉ ghi tên )
Bài tập 3 : Hoạt động nhóm : Viết 1 VB đề nghị , ND tự chọn .
 HS : - Làm bài .
 - Một em viết phần mở đầu ; một em viết phần ND chính ; một em viết phần kết .
 HS + GV : Nhận xét sửa lỗi sai. 
IV. Củng cố 
GV : Khái quát lại ND bài học .
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài và chuẩn bị bài sau : 
 - Tiết sau ôn tập VH .
 - GV chia nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 1 ND vào bảng nhóm :
 - Nhóm 1 : Câu hỏi số 2 (trừ ý cuối cùng .)
Thể loại 
Định nghĩa - đặc điểm 
Tục ngữ 
 - Nhóm 2 : câu 3, 4 .
 - Nhóm 3 : câu 5 .
 - Nhóm khá giỏi : câu 7,8,9 .
 GV yêu cấu HS kẻ bảng ôn tập vào vở ghi theo mẫu . Lưu ý , mỗi cột để trốnh 2, 3 dòng để bổ sung kiến thức nếu thiếu . 
STT
Thể loại
Định nghĩa
đặc điểm
Tên bài
Nội dung chính
Nghệ thuật đặc sắc
E. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 _ 31.doc