Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 33

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 33

1. Mục tiêu bài dạy:

a. Về kiến thức: giúp HS

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.

b. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tái hiện,hệ thống hoá kiến thức cơ bản ; kỹ năng lập sơ đồ điền biểu bảng

 c. Về thái độ:

 - HS thấy được tầm quan trọng của bài ôn tập; có ý thức, thái độ đúng đắn trong khi ôn tập.

2. Chuẩn bị cuả GV và HS:

a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án

b. Trò : Đọc bài , chuẩn bị nội dung ôn tập ở nhà

3. Tiến trình dạy học:

a Kiểm tra bài cũ: (3’)

(Kiểm tra phần chuẩn bị của HS )

* GTB: (1’) Để củng cố kiến thức đã được học về phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã được học, chúng ta vào bài hôm nay

 b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 - Bài: 32.
Kết quả cần đạt
Hệ thống hoá k.thức và các phép biến đổi câu và các phép tu từ ngữ pháp.
Nắm vững các nội dung cơ bản của 3 phần trong ngữ văn 7, đặc biệt là tập 2 biết cách vận dụng cơ bản của 3 phần đã học 1 cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
Ngày soạn: 25/04/2010	 Ngày dạy: 29/04/2010 - Lớp 7B
 Tiết 129: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
 (tiếp theo) 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tái hiện,hệ thống hoá kiến thức cơ bản ; kỹ năng lập sơ đồ điền biểu bảng
 c. Về thái độ:
	- HS thấy được tầm quan trọng của bài ôn tập; có ý thức, thái độ đúng đắn trong khi ôn tập.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài , chuẩn bị nội dung ôn tập ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (3’)
(Kiểm tra phần chuẩn bị của HS )
* GTB: (1’) Để củng cố kiến thức đã được học về phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã được học, chúng ta vào bài hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới: 
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
? 
H
H
H
G
H
H
G
H
H
H
G
Có mấy cách cách biến đổi câu cơ bản nào?
Có mấy cách để thêm bớt t/p câu?
Thế nào là câu rút gọn?
Lấy VD?
Khi sử dụng câu rút gọn, cần chú ý điều gì?
Có những cách mở rộng câu nào?
TR là gì? có mấy loại TR?
Lấy VD?
Thế nào là dùng cụm C.V để mở rộng câu?
Có thể mở rộng câu = cách dùng cụm C.V ở những trường hợp nào?
Trong chương trình NV7, chúng ta đã học cách chuyển đổi câu nào?
Thế nào là câu CĐ? lấy VD?
Chúng ta phải lưu ý điều gì khi chuyển fđổi câu CĐ sang câu BĐ?
Chia làm 4 nhóm TL
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày
Nhận xét
Nhận xét bổ sung
TL làm BT theo nhóm
Trình bày
Nhận xét bổ sung
Chia làm 4 nhóm TL
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày
Nhận xét
Nhận xét bổ sung
I. Nội dung ôn tập.
3. Các phép biến đổi câu. ( 20’)
- Có 2 cách biến đổi câu cơ bản đó là:
 + Thêm hoặc bớt thành phần câu
 + Chuyển đổi kiểu câu
a. Thêm bớt thành phần câu.
- Có 2 cách: Rút gọn câu và mở rộng câu
* Rút gọn câu: Lược bỏ đi 1 số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn để làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước hoặc chỉ nêu ngụ ý hđ mà lược bỏ CN, VN hoặc TRN)
VD1: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
VD2: A: - Ai làm đấy?
 B : - Tôi.
- Chú ý: Ko làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu ko đầy đủ ND câu. Ko làm cho câu trở nên cộc lốc, khiếm nhã
* Mở rộng câu.
- có 2 cách: Thêm TRN cho câu và dùng cụm C-V để mở rộng câu.
+ TR là thành phần phụ của câu, bổ xung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phượng tiện, cách thức, điều kiệncho sự việc nói đến trong câu (đây là 1 cách để mơ rộng câu). TR có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
+ Các loại TR thường gặp.
. TR chỉ nchốn: Ngoài sân, HS đang nô đùa.
. TR chỉ TG: Hôm qua, mẹ về thăm bà ngoại.
. TR chỉ nguyên nhân: Vì chị, tôi đến đây
. TR chỉ mđích: Để đạt kết quả cao trong học tập, Lan luôn chăm chỉ.
. TR chỉ phương tiện: Bằng chiếc xe đạp,Em đi học .
. TR chỉ cách thức: Vội vàng, chị chạy đến bên nó.
- Dùng cụm C -V để mở rộng câu: Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C -V làm thành phần của câu.
+ Các thành phần câu có thể dùng cụm C-V mở rộng như: CN, VN, các phụ ngữ trong cụm DT, ĐT, TT đều có thể cấu tạo bằng cụm C -V.
b. Chuyển đổi câu.
Chuyển đổi câu CĐ thành câu bị động.
* Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thực hiện 1 hđ hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hđ)
VD: Nhà vua truyền ngôi cho chú bé
* Mục đích chuyển đổi: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch thống nhất.
* Có 2 cách chuyển đổi:
c1: chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hđ lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
-C2: chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hđ lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ ) chỉ chủ thể hđ thành 1 bộ phận ko bắt buộc trong câu.
- Ko phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu BĐ.
- Ko phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ được.
II. Luyện tập: ( 15’)
BT1: Đặt 4 câu văn ngắn chỉ hoạt động học tập của HS sau đó thêm vào t/p phụ TRN cho mỗi câu
Mẫu: 
Em / đi đến trường rất sớm.
C1:Bằng chiếc xe đạp,em / đi đến trường rất sớm.
C2: Vì sợ mưa, nen em đi tới trường rất sớm 
BT2: Phân tích t/p câu được dùng để mở rộng trong câu sau:
Chiếc cặp sách tôi / mới mua rất đẹp.
 c - v
 C - V
Chị nói làm tôi / ngượng chín cả người
 c - v
 C - V
Chiếc ô tô / chở chiếc máy húc nặng nề đi .. c - v
 C - V
Tôi đến nơi đã thấy Lan / đứng ở cửa lớp
	c - v
C - V 
BT3: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động
Tôi đánh nó làm nó lồng lên.
Ong đén lấy nhị hoa.
 Mặt trời mọc xua tan màn sương
 Cá đớp làm rung mặt nước 
 c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
Các kiểu biến đổi câu cơ bản
Cách rút gọn ,mở rộng câu va chuyển đổi từ câu CĐ -> câu BĐ	
	* Luyện tập:
 - Vẽ sơ đồ các phép biến đổi câu SGK – tr 144
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
Ôn tập toàn bộ KT TV
Làm các bài tập.
Chuẩn bị phần ôn tập tiếp.
Ngày soạn: / /2010 	Ngày dạy: / /2010 - Lớp 7B
Bài 32- Tiết 130:
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Hướng dẫn làm bài tổng hợp.
(tiếp theo) 
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS
 	- Củng cố,hệ thống hoá kiến thức về các phép tu từ cú pháp. Vận dụng kiến thức
 vào nhận diện một số bài tập ôn tập.
b. Về kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép tu từ đã học.Ký năng nhận diện các đơn 
 vị kiến thức trong câu van, đoạn văn.
 c. Về thái độ:
	- HS thấy được vài trò của bài ôn tập; có ý thức tự giác, nghiêm túc ôn tập.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (2’)
( Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của Hs)
* GTB: (1’) Để củng cố kiến thức về các biện pháp nghẹ thuật tu từ đã được học, chúng ta vào bài hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới: 
?
?
?
H
?
?
?
H
?
H
G 
Trong chương trình NV7 đã học chúng ta được học những phép tu từ nào?
- Điệp ngữ, liệt kê.?
Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có tác dụng gì trong cách diễn đạt?
Điệp ngữ có những dạng nào? Lấy VD?
Lây VD
Liệt kê là gì?
Có mấy kiểu liệt kê?
Lấy VD?
- GV yêu cầu HS làm lại các bài tập ở các bài: Điệp ngữ (NV kìI Tr152)
Liệt kê (NV kì II Tr106)
- GV hướng dẫn HS Luyện tập
Xác định các điệp tư, điệp ngữ trong đoạn văn trên và chỉ ra tác dụng?
Đọc v/b : Tinh thần yêu nước của ND ta” - HCM
Chỉ ra các phép liệt kê trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của các phép liệt kê đó
Xác định
bổ sung
I. Nội dung ôn tập. (20’)
4. Các phép tu từ cú pháp đã học.
Điệp ngữ.
Liệt kê.
a. Điệp ngữ.
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
+ Điệp ngữ nối tiếp:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
 (Phạm Tiến Duật)
+ Điệp ngữ cách quãng:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ố
 “Cụccục tác cục ta”
Nghe xao dộng nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 (Xuân Quỳnh)
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (ĐN vòng)
Cũng trông lại mà cũng chẳng thấy 
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh biếc 1 màu
Lòng nàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
 (Đoàn Thị Điểm)
b. Liệt kê.
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay t.tưởng tình cảm
- Các kiểu kiệt kê:
+ Xét theo cấu tạo:
. Liệt kê theo từng cặp:
VD: Nhân dân đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ.
. Liệt kê ko theo từng cặp:
VD: Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng ko biết chán. (Nam Cao)
+ Xét theo ý nghĩa:
. Liệt kê tăng tiến:
VD: Chao ơi! Dì Thảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thở. Dì thở ra nước mắt.
 (Nam Cao)
. Liệt kê ko tăng tiến:
VD: Chập chùng, thác lửa, thác chông
 Thác Dài, thác Khơ, thác Ông, thác Bà.
 (Tố Hữu)
II. Luyện tập. (15’)
Bài tập 1
a. Điệp ngữ:
+ một dân tộcđã gan góc
+ dân tộc đó phải được
->Khẳng định ý chí, bản lĩnh dân tộc; nhấn mạnh đanh thép về quyền độc lập, tự do bất khả xâm phậm của dân tộc Việt nam.
b. Điệp ngữ: Trông
-> Nhấn mạnh về hoàn cảnh lao động, tâm lí bấp bênh của người nông dân trong xã hội cũ.
Bài tập 2:
- Phép liệt kê sử dụng trong VB: tinh thần yêu nước.
MB: + Nó kết thành lũ cướp nước.
-> sức mạnh của tinh thần yêu nước.
TB:
1. + Bà Trưng Quang Trung.
-> lòng tự hào về những trang lịch sử qua gương anh hùng dân tộc.
2. + Từ các cụ  cho chính phủ.
-> sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp NDVN đứng lên đánh Pháp.
 c. Củng cố, luyện tập: (5’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê
Vận dụng hợp lý các biện pháp nghệ thuật tu từ này vào việc tạo lập v/b nói,viết.	
	* Luyện tập:
	- Viết một đoạn văn ngắn kết hợp biện pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê.
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) 
Ôn tập toàn bộ kiến thức NV7.
Chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
( nga ra và in đề- g/án)
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 131, 132:
 kiểm tra tổng hợp cuối năm.
A, Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức, kĩ năng, tư duy 
 *Giúp HS :
 - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức về NDKT đã học trong năm học của 
 HS .
 - HS vận dụng những KT đã học vào làm bài.
 - Rèn luyện kĩ năng làm bài KT tổng hợp.
2. Giáo dục tư tưởng tình cảm:
- HS có ý thức nghiêm túc, độc lập tự chủ khi làm bài.
 II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2.Trò : Ôn tập kĩ phần kiến thức đã học.
B. Phần thể hiện trên lớp :
 I. Ôn định tổ chức: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS. (5’) 
 II. Đề kiểm tra:
 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 “Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên 1 người nhà quê, mình mấy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở ko ra hơi.
- Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi!
quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ mất rồi!...Đê vỡ mất rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết ko?...” 
 (Trích “Sống chết mặc bay. Ngữ văn7T, tập 2)
Hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau?
1. Đoạn văn trên của tác giả nào?
 A. Phạm Duy Tốn B. Đặng Thái Mai
 C. Nguyễn ái Quốc D. Phạm Văn Đồng.
2. Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?
 A. Nghị luận chứng minh B. Nghị luận giải thích
 C. Miêu tả D. Tự sự.
3. Hai dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để:
 A. Nối các lời nói của nhân vật.
 B. Phân cách lời nhân vật này với nhân vật khác.
 C. Thay cho dấu ngoặc kép khi muốn thể hiện nguyên văn lời, câu nét, ý kiến của ai đó.
 D. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
4. Đoạn văn trên SD phép tu từ nào?
 A. Liệt kê B. So sánh
 C. Đảo trật tự từ D. Cả 3 biện pháp trên.
 Phần II: Tự luận. (8 điểm)
1. Cảm nhận của em về sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện “Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu”
2. Hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
 III. Đáp án, biểu điểm.
1. Đáp án:
 Phần I: Trắc nghiệm.
 1-A ; 2-D ; 3-C ; 4-A .
 Phần II: Tự luận.
a. Yêu cầu chung:
* Về nội dung: Giải thích được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”. (Nghĩa đen, nghĩa bóng)
 * Về hình thức:
- Thể loại: Nghị luận giải thích.
- Bố cục bài viết phải đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, khoa học, văn phong mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, tiêu biểu, xác thực. Giữa các phần có sự liên kết chặt chẽ, viết đúng ngữ pháp, chính tả.
b. Yêu cầu cụ thể. 
* Mở bài:
- Nêu vấn đề cần giải thích.
- Giới thiệu câu tục ngữ .
* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Được ăn quả ngon ngọt phải nhớ kẻ trồng cây.
+ Nghĩa bóng: Lòng biết ơn, thái độ trân trọng với những người đã tạo ra thành quả cho XH.
- Tại sao ăn quả phải nhớ đến kẻ trồng cây?
+ Vì mọi thành quả mà chúng ta được hưởng là do công sức bao thế hệ tạo nên
+ Người được hưởng phải hiểu, biết ơn công lao to lớn của lớp người đi trước.
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải làm gì?
+ Có ý thức trân trọng, giữ gìn, vun đắp và phát huy những thành quả mà thế hệ đi trước tạo dựng (ko biết “Ăn quả” mà còn phải biết “trông cây”)
+ Phê phán những biểu hiện vô ơn, phủ nhận công lao của lớp người đi trước.
* Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của câu TN (lòng biết ơn là tính chất tốt đẹp, truyền thống của dân tộc VN)
+ Nêu suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.
2. Biểu điểm:
- Phần trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5điểm).
Câu 1:
- Yêu cầu HS viết 1 đoạn văn thể hiện được sự hiểu biết của bản thân mình về sự im lặng của Phan Bội Châu suốt cuộc gặp gỡ với Va Ren. Cụ thể cần làm rõ những ND cơ bản sau:
+ Suốt cuộc gặp gỡ với Va Ren, PBC chỉ hoàn toàn im lặng (hoàn toàn dửng dưng, như nước đổ lá khoai)
+ ý nghĩa của sự im lặng đó:
. Thể hiện sự coi thường, khinh bỉ, bất hợp tác, sự phất lờ.
. bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù (ko mềm lòng trước mọi lời dụ dỗ, phỉnh nịnh, vuốt ve, mua chuộc của Va Ren)
2. Biểu điểm:
* Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Mỗi câu trae lời đúng: 0.5 điểm
* Phần tự luận.
Câu 1: 2 điểm.
Câu 2: Cho điểm tổng hợp là 6, ko tính điểm thập phân.
- Điểm 5;6:
+ ND: Cơ bản như đáp án, giải thích được ý nghĩa câu TN 1 cách chi tiết, cụ thể.
+ HT: Người viết tỏ ra nắm chắc kiểu bài, có tính thuyết phục cao. Bố cục chắt chẽ cân đối, hợp lý. Văn phong sáng sủa mạch lạc, có thể mắc 1 vài lỗi nhỏ về chính tả dùng từ
- Điểm 3;4:
+ ND: Cơ bản như đáp án. song quá trình gthích có thể việc lập luận ở 1 vài chi tiết chưa có sức thuyết phục cao.
+ HT: Đúng kiểu bài, bố cục khá chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng còn mắc 1 vài lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi chính tả.
- Điểm 1;2:
+ Về ND: Vừa thiếu vừa sơ sài.
+ Về HT: Đúng kliểu bài. Bố cục chưa chặt chẽ còn mắc những lỗi quan trọng
-Điểm 0: Không làm bài.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Ôn tập toàn bộ chương trình.
Chuẩn bị: Chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc