I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận g/th. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn g/th một nhận định, một ý kiến về vđ XH gần gũi.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng kiến thức để tập viết đoạn văn giải thích.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: luyện tập
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 27 Tiết : 108 luyện tập lập luận giải thích I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận g/th. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn g/th một nhận định, một ý kiến về vđ XH gần gũi. *Kĩ năng cần rèn: Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn. *Giáo dục tư tưởng: vận dụng kiến thức để tập viết đoạn văn giải thích. II.Trọng tâm của bài: luyện tập III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) ? Nêu các bước làm bài giải thích? Cách tìm ý cho bài văn giải thích? ?Bố cục và yêu cầu từng phần của bài giải thích? Ghi nhớ sgk B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 25’ 10’ Hoạt động của Thầy và trò HS đọc đề bài trên bảng phụ. ? Em hãy nhắc lại các bước làm một bài văn giải thích ? ? Đề trên thuộc kiểu bài nào ? ? Yêu cầu giải thích vấn đề gì ? - Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó? (Căn cứ vào mệnh đề và căn cứ vào các từ ngữ trong đề). ? Hãy chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích ? ? Em suy nghĩ gì về hình ảnh "ngọn đèn sáng" ? ? Vì sao sách là "ngọn đèn ..." ? ? Vì sao nói đến sách là nói đến trí tuệ của con người ? (Trí tuệ là gì ?). ? Mọi quyển sách đều có thể được coi là "ngọn đèn ..." không ? Vì sao ? ? Để đạt được yêu cầu giải thích đã nêu, bài làm cần có những ý gì ? ? Bố cục bài văn LL giải thích ? ? MB cần nêu những gì ? ? Ta có thể sắp xếp các ý của phần TB như thế nào ? ? Giải thích sách là gì ? ? Giải thích tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ ? ? Thái độ của em đối với việc đọc sách như thế nào ? ? KB cần phải nêu gì ? - Hs viết đoạn MB và KB. - Hs đọc đoạn văn cho các bạn trong lớp đánh giá, góp ý. - Gv nhận xét - sửa chữa và tổng kết rút kinh nghiệm. Nội dung kiến thức I. Luyện tập *Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó? Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. + Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Giải thích. - ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người. Vấn đề cần g/th là câu nói “Sách là ngọn đèn sáng ...” -> Vai trò của sách đối với trí tuệ con người. * Tìm ý: - Trí tuệ: tinh tuý, tinh hoa của con người. - Sách chứa đựng trí tuệ con người: Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích lũy được trong mọi lĩnh vực. Những hiểu biết sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà cho mọi thời đại. Nhờ có sách, ánh sáng ấy của trí tuệ sẽ được truyền lại cho các đời sau. (VD: Bách khoa toàn thư.) => Sách là ngọn đèn sáng bất diệt. "Ngọn đèn sáng" không bao giờ tắt, rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi tối tăm của sự không hiểu biết. -> Nhiệm vụ: - Chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn -> Sống tốt hơn. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc vì không phải sách nào cũng là "ngọn đèn ...", thậm chí có những sách còn có hại. - Khi đã có sách tốt, đọc sách tốt cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách, cố hiểu nội dung sách và làm theo sách. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển trí tuệ con người. - Dẫn câu nói “Sách là ...” b. Thân bài: 1. Câu nói có ý nghĩa ntn? + Giải thích khái niệm. - “Ngọn đèn sáng”- Nguồn sáng, chiếu rọi, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm để nhìn rõ mọi vật. - “bất diệt”: không bao giờ tắt. - “Trí tuệ” : là tinh hoa của sự hiểu biết. + Hình ảnh so sánh “Sách là ...” nghĩa là:Sách là nguồn sáng bất diệt soi tỏ cho trí tuệ con người, giúp con người hiểu biết. - Sách là kho trí tuệ vô tận. - Sách có giá trị vĩnh cửu. 2. Tại sao có thể nói như vậy? - Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng. - Chỉ đúng với những quyển sách có giá trị vì: + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thu được trong lao động, sản xuất, xây dựng ..., quan hệ xã hội. ( dẫn chứng : Sách lịch sử, khoa học) + Những hiểu biết đó không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời. 3. Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng? - Đối với người viết sách: cần lao động nghiêm túc có trách nhiệm cho ra đời những cuốn sách có ích. - Đối với người đọc sách cần: Biết chọn sách tốt, hay để đọc. Biết cách đọc sách đúng đắn, khoa học. c. Kết bài. - Khẳng định, chốt lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. Bước 3: Viết đoạn văn. - Viết đoạn mở bài, kết bài. - Viết các đoạn thân bài. Bước 4: Sửa lỗi. C. Củng cố(1’) Hướng dẫn học bài: - Tiếp tục viết thành bài văn đề bài trên. - Chuẩn bị viết bài TLV số 6 - Văn lập luận giải thích (ở nhà). Viết bài tập làm văn số 6 Văn lập luận giải thích I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: thể hiện năng lực làm văn lập luận giải thích qua việc làm một bài văn cụ thể. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng trình bày một bài văn lập luận giải thích theo bố cục 3 phần. *Giáo dục tư tưởng: vận dụng kiến thức để tập viết đoạn văn giải thích. II.Trọng tâm của bài: viết bài III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, đề bài, đáp án, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, viết bài ở nhà nghiêm túc. IV. Tiến trình bài dạy: A. Đề bài: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin: “ Học, học nữa, học mãi” ? * Yêu cầu: 1. Lập dàn ý 2. Viết thành bài văn hoàn chỉnh B. Đáp án * Dàn bài 1. Mở bài: 1,5 điểm. - Thời đại mới, XH mới đòi hỏi mọi người phải học tập mới tồn tại được. - Trích câu nói của Lênin. 2. Thân bài: 6 điểm - Yêu cầu của XH hiện đại, đòi hỏi mọi người phải học tập. - Học tập những gì : Học mọi điều cần cho cuộc sống của mình. - Học tập ở đâu: Học ở thầy, ở bạn, ở sách, ở đời. - Học tập như thế nào: Học tập không ngừng để vươn lên đến đỉnh cao của tri thức, phải tự học là chính. - Lấy dẫn chứng về những tấm gương tự học thành công. 3. Kết bài: 1,5 điểm. - Câu nói của Lênin giáo dục tinh thần phấn đấu trong học tập khi ở nhà trờng và khi bước vào đời. - Liên hệ bản thân đã thực hiện lời khuyên đó như thế nào ? - Trình bày sạch đẹp(1đ). * Viết bài - Trình bày đúng kiểu bài NL giải thích. - Lời văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. - Không sai quá 5 lỗi chính tả, trình bày khoa học, sạch đẹp. D. Hướng dẫn về nhà(1’) - Hoàn thành bài viết và nộp vào giờ sau. - Soạn bài: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.
Tài liệu đính kèm: