Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.

- Biết trình bày miệng về một vấn đề XH hoặc văn học, để thông qua đó, tập nói năng một cách mạch lạc, mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.

*Giáo dục tư tưởng: Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho hs.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 28
 Tiết : 112 luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.
- Biết trình bày miệng về một vấn đề XH hoặc văn học, để thông qua đó, tập nói năng một cách mạch lạc, mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.
*Giáo dục tư tưởng: Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho hs.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Nối các phần của cột A với các phần của cột B để có kiến thức đúng về bố cục bài văn lập luận giải thích
A
B
a. Mở bài
1. Nêu ý nghĩa của diều được giải thích với mọi người
b. Thân bài
2. Giới thiệu điều cần giải thích và phương hướng giải thích.
c. Kết bài
3. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) GV nhấn mạnh nội dung, yêu cầu, ý nghĩa bài học.
2.Nội dung bài dạy (35’
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra: (Chuẩn bị của hs)
 3. Giới thiệu bài : (Nêu mục đích của tiết học).
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
- Đề bài: Vì sao những tấn trò lố mà Varen bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là "những trò lố" ?
Bước 1: Gv nêu yêu cầu của bài nói.
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận giải thích.
 - Vấn đề giải thích: Trò lố là gì ? Varen đã giở các trò lố gì ? Giải thích các trò lố đó ở chỗ nào ?
2. Lập dàn ý: 
a, Mở bài:
- Xuất xứ của đề.
- Nêu nội dung khái quát.
b, Thân bài:
Các trò lố của Va ren bày ra là:
- Lời hứa không chính thức để vua sự yên vị chức Toàn quyền.
- Một kẻ phản bội giai cấp, lại ban ơn cho một vị thiên sứ, anh hùng dân tộc.
- Miệng nói: Tôi đem tự do đến cho ông, tay lại nâng cái gông to kệch ở cổ PBC.
- Lố hơn cả là lời dụ dỗ: Hãy hợp tác với Pháp để thực hiện sự khai hoá và công lý để xây ...... bản thân Varen.
- Các triết lý bịp bợm, trắng trợn "ý tưởng hào hiệp ...".
c, Kết bài:
- Khẳng định tính cách đối lập của 2 nhân vật.
- Suy nghĩ của bản thân.
* Yêu cầu luyện nói.
 + Cách trình bày:
- Nói to, rõ ràng, không lắp, ngọng.
- Tư thế đứng nói tự nhiên, thoải mái.
- Cố gắng truyền cảm, thuyết phục người nghe.
- Thời gian 4 - 5 phút.
 + Nội dung:
 Mở bài: Phải giới thiệu được điều cần giải thích.
	 Gợi ra phương hướng giải thích.
 Thân bài: (Có 3 ý cơ bản)
 Vấn đề ấy nghĩa là gì?
 Tại sao lại có vấn đề ấy?
 Làm thế nào để vận dụng( thực hiện) vấn đề ấy.
 Kết bài: Nêu được ý nghĩa của vđ đối với mọi người.
Bước 2: Tiến hành.
	+ Hs: Chuẩn bị: góp ý, thảo luận trong nhóm 5’.
	 - Cử đại diện trình bày vđ.
	 (Hs TB, yếu trình bày từng phần. 
 Hs khá, giỏi trình bày tổng hợp cả bài)
	 - Các hs cùng nhóm nhận xét, bổ sung.
	 - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
	+ Gv: Đánh giá bài nói của hs.
	 - Cho điểm các cá nhân tiêu biểu đã thực hành.
	 - Đánh giá giờ học: Ưu, khuyết điểm của hs về cách diễn đạt, nội 
 dung, tư thế.
C.Luyện tập(13’)
+ Nhóm 1: Mở bài - Kết bài.
+ Nhóm 2: Phần 1 - Thân bài.
+ Nhóm 3: Phần 2 - Thân bài.
D.Củng cố(1’)
1. Muốn bài luyện nói đạt kết quả cao ta cần phảI làm gì?
2. GV nhận xét ưu, nhược điểm của giờ luyện nói.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Hoàn chỉnh bài làm.
- Tập nói theo các đề trong SGK.
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 112-Luyen noi bai van giai thich mot van de.doc