I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
*Kĩ năng cần rèn: Đọc , tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng
*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật văn hoá các vùng miền
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Tìm hiểu chi tiết
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh minh họa.
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 29 Tiết : 113 ca huế trên sông hương (Theo Hà ánh Minh) I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. *Kĩ năng cần rèn: Đọc , tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng *Giáo dục tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật văn hoá các vùng miền II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh minh họa. *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) ? Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND và nghệ thuật của VB Những trò lố...? ? Qua tác phẩm em có thể khái quát n/t/n về 2 nhân vật Varen và Phan Bội Châu ? Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá. B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 nh Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hơng lại giúp ngời đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 05’ 10’ 20’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung ?Em hiểu gì về ca Huế ? ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ? ? VB thuộc thể loại gì? Kiểu bài nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. - Cách đọc: chậm. rõ ràng, mạch lạc, chú ý câu đb, rút gọn. - H. Đọc vb. Giải thích 1 vài chú thích. ? Đại ý của vb là gì? ? Vb có thể chia làm mấy đoạn? ND chính của từng đoạn? ?Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn văn ? - Phần thứ nhất: Nghị luận chứng minh. - Phần thứ hai: Kết hợp miêu tả với biểu cảm. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết ? Phần đầu văn bản tác giả giới thiệu về Huế với chúng ta n/t/n ? ? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của xứ Huế ? ? Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế ? ? Em hãy tìm trong bài viết một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật ? ? Em có nhận xét chung gì về ca Huế ? ? Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ? * Phép liệt kê dẫn chứng, tg làm nổi bật sự phong phú của dân ca Huế về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm. ? Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ? (Dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca đồng bằng Bắc bộ, Dân ca miền núi.) ? Phần tiếp theo của văn bản giới thiệu với ta điều gì về ca Huế ? ? Nội dung và ý nghĩa của từng loại bài ca, điệu hò, bản nhạc ntn? ? Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? ? Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ? ? Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào ? * Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức. ? Ca Huế được hình thành từ đâu ? (Nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò ... thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.) H: Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này ? ? Từ đó nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ? * Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế. ? Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã ? (Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ...Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.) ? Khi viết lời cuối văn bản “Không gian như lắng đọng ... kín đáo, sâu thẳm” tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ? Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. ? Sau khi đọc văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ? - Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình. - Qua âm nhạc, con người Huế càng thêm thanh lịch, trữ tình. - Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở lên thanh lịch, tài tình hơn. ? Học văn bản đã gợi lên tình cảm nào trong em ? ? Văn bản có những nét thành công nào về ND và NT ? (H/s đọc ghi nhớ. Nội dung kiến thức I. Đọc tìm hiểu chung 1. Ca Huế: - Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Là một sinh hoạt độc đáo của cố đô Huế. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác :Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà ánh Minh, in trên báo Người HN. b. Thể loại : bút kí - Kiểu văn bản: Nhật dụng. II. Đọc tìm hiểu chi tiết 1.Đọc tìm hiểu từ khó *Đọc: *Từ khó: 2. Đại ý : Giới thiệu về ca Huế, một nét văn hóa dân gian độc đáo. 3. Bố cục: 2 phần - Từ đầu đến "Lí hoài nam": Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca. - Tiếp ... đến hết: Những đặc sắc của ca Huế. 4.Tìm hiểu chi tiết a, Huế - cái nôi của dân ca. - Dân ca Huế. Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. => Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của nước ta. - Nhiều làn điệu hò: đánh cá, cấy trồng, chăn nuôi, đưa linh, chèo cạn... - Nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân... gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. - Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn,... - Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn. => Bắt nguồn từ cuộc sống, thể hiện khát khao của con người. - Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận. - Phong phú về làn điệu. - Sâu sắc thấm thía về nội dung, tình cảm. - Mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế. b, Những đặc sắc của ca Huế: * Nguồn gốc. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình : - Nhạc dân gian thường sôi nổi , lạc quan , tươi vui. - Nhạc cung đình nhã nhặn, trang trọng, uy nghi. * Mỗi làn điệu dân ca, bản nhạc có nội dung, ý nghĩa riêng. - Các điệu hò, điệu lí: có điệu buồn bã có điệu náo nức, nồng hậu tình người, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. - Các điệu nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, có khi ko vui ko buồn. - Các bản đàn: du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt. * Cách biểu diễn. - Dàn nhạc gồm nhiều loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh. - Nhạc công: còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng ...; Nữ mặc áo dài, khăn đóng. Dùng các ngón đàn trau chuốt ngón nhấn, mổ, vỗ. - Ca công, ca nhi: rất trẻ, vận áo dài the theo lối cổ truyền duyên dáng, lịch sự. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. * Cách thưởng thức ca Huế: - Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng. - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc và cách chơi đàn. - Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. - Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế. => Thanh lịch, tinh tế. Tính dân tộc cao trong biểu diễn. 5. Tổng kết a.Nghệ thuật: - Phương thức NLCM kết hợp miêu tả, biểu cảm và liệt kê. b. Nội dung: Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và nhạc cung đình; con người Huế thanh lịch. * Ghi nhớ C.Luyện tập(3’) - Hãy liên hệ với địa phương mình đang sống xem có những làn điệu dân ca nào? Kể tên các làn điệu ấy (Khuyến khích hát) D.Củng cố(1’) - H/ảnh trong vb có ý nghĩa gì? (Ca Huế trên sông Hương - Cố đô Huế) - Các vùng dân ca nổi tiếng của nước ta? (Quan họ Bắc Ninh; dân ca ĐBBB; dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và TN) E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Tìm hiểu về Huế, dân ca và âm nhạc địa phương. - Chuẩn bị: Liệt kê.
Tài liệu đính kèm: