Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.

- Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.

*Kĩ năng cần rèn: Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức Sử dụng phép liệt kê đúng.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 2136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 29
 Tiết : 114 liệt kê
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.
*Kĩ năng cần rèn: Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức Sử dụng phép liệt kê đúng.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
 ? Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Cho ví dụ và p/ tích?
Gv nhận xét, đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) GV nêu yêu cầu, nội dung sẽ tìm hiểu trong bài học.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
 Gv treo bảng phụ, ví dụ sgk
- Giáo viên ghi VD ra bảng phụ.
- Gọi học sinh đọc VD, xác định yêu cầu câu hỏi.
? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm ?
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
 GV cho HS đọc ghi nhớ
- G/v ghi VD lên bảng phụ, học sinh đọc.
? Em có nhận xét gì về cấu tạo các phép liệt kê ở VD 1 ?
? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê ở VD 2 và cho biết ý các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ?
? Vậy qua VD, ta thấy có mấy kiểu liệt kê ?
? Bài học hôm nay ta cần ghi nhớ mấy ý ?
(H/s đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Thế nào là phép liệt kê.
1. Ví dụ: 
- Bát yến hấp đường phèn.
- Tráp đồi mồi chữ nhật để mở. 
- Trầu vàn cau đậu, rễ tía
2. Nhận xét: 
- Về cấu tạo: có mô hình cú pháp tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ, đắt tiền.
- Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. 
3. Kết luận: 
- Sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
* Ghi nhớ: SGK. T 105
II. Các kiểu liệt kê:
1. Ví dụ: 
1a: tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
1b: Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải. 
2a: tre, nứa, trúc, mai, vầu.
2b: Hình thành và trưởng thành.
Gia đình, họ hàng, làng xóm.
2. Nhận xét: 
* Về cấu tạo:
- Câu a: liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.
- Câu b: liệt kê theo từng cặp.
 (Dấu hiệu: qht “và”)
* Về ý nghĩa:
- Câu a: có thể đổi trật tự các bộ phận liệt kê mà ko thay đổi ý nghĩa của câu.
- Câu b: ko thay đổi các bộ phận liệt kê được vì chúng được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa.
3. Kết luận: 
- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
* Ghi nhớ: SGK. 
C.Luyện tập(13’)
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- H. Làm bài tập, chữa bài.
- G. Hướng dẫn, chốt đáp án.
- H. Vận dụng :Phân loại phép liệt kê trong vb “Ca Huế ...”?
- Bài 3 : Khuyến khích hs làm đề b,c - Nhóm.
III. Luyện tập
Bài 1: Xđ phép liệt kê trong vb “Tinh thần yêu nước...”.
 Đoạn 1: Diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước.
 Đoạn 2: Diễn tả sự tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dt.
 Đoạn 3: Diễn tả sự đồng tâm, nhất trí của người VN đứng lên chống Pháp.
Bài 2: Xđ phép liệt kê.
a, Dưới lòng đường ... trên vỉa hè, trong cửa tiệm ... những cu li xe ... những quả dưa hấu ... những xâu lạp xường ... cái rốn 1 chú khách ... 1 viên quan uể oải...
b, Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
 -> Sự tàn bạo, dã man của bọn giặc và kđ sự dũng cảm của người con gái VN.
Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
D.Củng cố(1’) Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc bài.
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở. Hoàn thiện bài 3.
- Tập nhận diện, nêu td của phép liệt kê. 
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 114-Liet ke.doc