Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 123: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 123: Ôn tập Tiếng Việt

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng viết câu và sử dụng dấu câu phù hợp.

*Giáo dục tư tưởng: vận dụng linh hoạt khi làm bài thi cuối học kì II.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: ôn tập kiến thức phần tiếng việt.

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 123: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 04 năm 2010
Tuần 31
 Tiết : 123 ôn tập tiếng việt
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng viết câu và sử dụng dấu câu phù hợp.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng linh hoạt khi làm bài thi cuối học kì II.
II.Trọng tâm của bài: ôn tập kiến thức phần tiếng việt.
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Cho một ví dụ?
Nhận xét, bổ sung
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Gv giới thiệu ND ý nghĩa của buổi học.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
H. - Liệt kê các kiểu câu đã học.
 - Nêu lại khái niệm, đặc điểm, tác dụng từng kiểu câu.
 - Ví dụ.
? Phân biệt câu rút gọn, câu đặc biệt?
? Các loại TN, các thành phần có thể dùng cụm chủ - vị để mở rộng?
* Cần phân biệt câu chủ động với câu bị động. Câu bị động với câu có từ bị/được.
? Tác dụng của các loại dấu câu đã học?
- H. Xem sơ đồ sgk.
Nội dung kiến thức
I. Các kiểu câu.
1. Câu rút gọn: được lược bỏ 1 số thành phần.
- Tác dụng: câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
- Chú ý: quan hệ giữa người nói và người nghe để tránh cộc lốc, khiếm nhã.
2. Câu đặc biệt: ko cấu tạo theo mô hình chủ - vị.
 (ko phân biệt được CN, VN)
- Tác dụng: Xđ thời gian, nơi chốn; liệt kê sv, hiện tượng; gọi đáp; bộc lộ cảm xúc.
- Chú ý: Ko thể khôi phục thành phần.
3. Câu mở rộng:
 a, Thêm trạng ngữ cho câu.
 b, Dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Tác dụng: Nội dung, ý nghĩa của câu cụ thể.
4. Câu bình thường.
 Có cấu tạo CN, VN.
5. Câu chủ động, câu bị động.
- Câu chủ động: CN chỉ chủ thể của hoạt động.
- Câu bị động: CN là đối tượng của hoạt động.
- Tác dụng của chuyển đổi kiểu câu: tránh lặp, đảm bảo mạch văn nhất quán.
II. Các loại dấu câu.
 * Công dụng của các dấu: 
- Dấu chấm.
- Dấu phẩy.
- Dấu chấm phẩy.
- Dấu chấm lửng.
 - Dấu gạch ngang.
Sơ đồ các kiểu câu Tiếng việt
STT
Các kiểu
câu đơn
Phân loại
Khái niệm
Ví dụ
1
Phân loại theo mục đích nói
Câu nghi vấn
Dùng để hỏi
- Cậu học bài chưa ?
Câu trần thuật
Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
- Anh ấy là người bạn tốt.
Câu cầu khiến
Dùng để đề nghị yêu cầu ... người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Cho tôi mượn cái bút chì !
- Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật !
Câu cảm thán
Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp
- Trời ôi ! Nó đau đớn quá !
- A ! Mẹ đã về.
2
Phân loại theo cấu tạo
Câu bình thường
Câu cấu tạo theo mô hình CN + VN
Anh ấy / đi học đều.
 CN VN
Câu đặc biệt
Câu không cấu tạo theo mô hình CN + VN
Mưa ! Gió ! Sấm, chớp ... chúng tôi vẫn đi.
Sơ đồ các loại dấu câu Tiếng Việt
S
TT
Các dấu câu
Công dụng
Ví dụ
1
Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật làm dấu hiệu kết thúc câu. Trong một đoạn văn khi viết hết một câu trần thuật ta phải đặt dấu chấm.
Hoa là một học sinh ngoan. Bạn ấy luôn đoàn kết với bạn bè.
2
Dấu phẩy
Dấu được dùng trong câu đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói:
- Thành phần phụ của câu với nòng cốt câu;
- Một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
- Ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ như nhau trong câu.
Tây Bắc, một hòn ngọc ngày mai của Tổ Quốc, đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta.
3
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
4
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi.
5
Dấu gạch ngang
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của n/v hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
C.Luyện tập(13’)
-H. Xác định câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt trong đoạn trích.
- H. Làm bài tập theo hướng dẫn.
- H. Thảo luận nhóm.
- G. Chữa bài.
Bài 1: Xđ kiểu câu.
 Cho đoạn văn: “Đêm ....chờ đợi rộn lòng”.
 (Ca Huế trên sông Hương)
- Câu đơn bình thường:
- Câu đặc biệt:
Bài 2: Cho đoạn văn: “Quan lớn ... cho xiết”(78)
a, Td của dấu chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang.
b, Chỉ rõ các câu đặc biệt trong đ.v.
c, Phân tích 1 câu đơn bình thường.
Bài 3: Cho đoạn văn “Trong đình ...thích mắt”.
a, Tác dụng của dấu chấm phẩy.
b, Tìm trạng ngữ, phân loại.
Bài 4: 
 - Cho ví dụ về câu chủ động (bị động)
 - Biến đổi thành kiểu câu tương ứng.
Bài 5: Viết đoạn văn 3 - 5 câu cảm nhận về “Những trò lố...” trong đó có sử dụng kiểu câu, dấu câu...
D.Củng cố(1’) - Sơ đồ hoá các nội dung kiến thức đã học.
Bài tập thêm: 
Tại sao nói câu sau đây là câu đặc biệt:	
"Một đèo ... một đèo ... lại một đèo" (Hồ Xuân Hương).
(Không theo mô hình CN + VN vẫn nêu trọn vẹn một sự việc)	
Bài tập 2: 
Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng:	
- Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững.
- Ban An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn.
(Việt – Lào – Khơ-me; Bạn An – lớp trưởng lớp tôi)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tập xđ các vđ liên quan trong các vb.
	- Chuẩn bị: Văn bản báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 123-On tap Tv.doc