I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Giúp hs hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép tu từ đã học và cách biến đổi kiểu câu, mở rộng câu.
*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng vận dụng các kiểu câu, các dấu câu trong nói và viết.
*Giáo dục tư tưởng:
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Tìm hiểu chi tiết
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng 04 năm 2010 Ngày dạy: tháng 04 năm 2010 Tuần 33 Tiết : 129 Ôn tập Tiếng Việt (tiếp) I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Giúp hs hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép tu từ đã học và cách biến đổi kiểu câu, mở rộng câu. *Kĩ năng cần rèn: kỹ năng vận dụng các kiểu câu, các dấu câu trong nói và viết. *Giáo dục tư tưởng: II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) - Nêu các kiểu câu đã học? Các kiểu đó khác nhau ntn? Nhận xét, bổ sung B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 15’ 20’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung ? Có thể biến đổi câu bằng cách nào? Mục đích? - H. Cho ví dụ về các kiểu câu, biến đổi câu? ? Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? ? Các biện pháp tu từ đã học ở lớp 7? - H. Nêu khái niệm, phân loại. Hoạt động 2: Nội dung kiến thức I. Nội dung kiến thức. 1. Các phép biến đổi câu: * Có 2 phép biến đổi câu: - Chuyển câu chủ động thành câu bị động. - Mở rộng câu: Bằng trạng ngữ. Bằng cụm chủ - vị. * Tác dụng: - Nội dung ý nghĩa của câu thêm cụ thể. - Tạo nhiều kiểu câu, linh hoạt trong khi nói, viết, tránh lặp từ, tăng hiệu quả diễn đạt. * Ví dụ: ... 2. Các phép tu từ: - Liệt kê. - Điệp. II. Luyện tập. Bài 1. a, Cho ví dụ về câu đơn bình thường. Mở rộng câu (theo 2 cách). b, Cho ví dụ về câu chủ động (bị động). Biến đổi kiểu câu thành bị động (chủ động). Bài 2: Cho ví dụ về các phép liệt kê khác nhau. Nêu tác dụng của phép liệt kê. Bài 3. Viết đoạn văn (3 - 5 câu) có sử dụng câu bị động; có sử dụng câu mở rộng thành phần; có sử dụng phép liệt kê. (Gạch chân các câu theo yêu cầu) C.Luyện tập(3’) ? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu ? - Dấu chấm lửng: + Biểu thị bộ phận chưa liên kết; + Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng; + Làm giãn nhịp điệu câu văn. - Dấu chấm phẩy: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. - Dấu gạch ngang: + Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích của câu; + Đánh dấu lời nói TT của nhân vật; + Biểu thị sự liệt kê; + Nối các từ trong một liên danh. - Dấu gạch nối: Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm. G/v chốt: Dấu gạch nối không phải là dấu câu và nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang. D.Củng cố(1’) - Các cách biến đổi câu. - Các phép liệt kê. Tác dụng. E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Vận dụng kiến thức TV, chọn và phân tích đv trong vb. - Tập viết đoạn văn (Bài 3) - Chuẩn bị: Ôn tập theo câu hỏi, hoàn thiện đề cương.
Tài liệu đính kèm: