I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm được nd của những bài ca dao mang chủ đề châm biếm: Phê phán những hiện tượng không bình thường trong c/sống: Lười biếng lại đòi sống sang trọng, hữu danh vô thực, mê tín di đoan .Nắm được nghệ thuật gây cười: Khai thác chuyện ngược đời, ẩn dụ, phóng đại.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng đọc, hiểu, phân tích ca dao.
*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục hs có ý thức tránh những thói hư tật xấu.
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 4 Tiết : 14 Những câu hát châm biếm I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được nd của những bài ca dao mang chủ đề châm biếm: Phê phán những hiện tượng không bình thường trong c/sống: Lười biếng lại đòi sống sang trọng, hữu danh vô thực, mê tín di đoan ...Nắm được nghệ thuật gây cười: Khai thác chuyện ngược đời, ẩn dụ, phóng đại.. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng đọc, hiểu, phân tích ca dao. *.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục hs có ý thức tránh những thói hư tật xấu. II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án tài liệu: ca dao dân ca Việt Nam *Học sinh: Học bài cũ xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Đọc thuộc lòng 3 bài ca dao thuộc chủ đề than thân. Em xúc động nhất trước bài nào ? Vì sao ? B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Nd cảm xúc và ch/đề của ca dao dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao, dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của NT trào lộng dân gian VN nhằm phơi bày những h/ tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và h/ tượng đáng cười trong xã hội. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 05’ 10’ 15’ 05’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Yêu cầu HS nhắc lại Khái niệm ? Em hiểu thế nào là ca dao châm biếm ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. H/dẫn đọc: rõ ràng, hơi kéo dài giọng một chút để mỉa mai , hài hước. ? Những bài ca dao có chung đại ý là gì ? ? Em có thể chia các bài ca dao thành những ý lớn nào ? ? Vì sao 4 bài này được xếp chung vào 1 văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết ? H/a “cái cò” trong bài 1 có khác h/a “con cò” trong vb trước ko? Kết cấu của bài đ/biệt ntn? ? Từ “ hay ” ở đây hiểu theo nghĩa nào ? + Thường xuyên. + Ham thích. + Giỏi, am hiểu. ? Thói quen của chú cái cò qua cách diễn đạt như thế giúp em hình dung điều gì về con người này? ? Hình ảnh cô yếm đào trong bài ca dao hiện lên có gì đặc biệt? Cô giỏi giang, đẹp, trẻ trung .... ? Cô có giống với “ chú tôi ” hay không ? ? Sự đối lập này cho em thấy một tính nết nào nữa ở “ chú tôi ”? ( muốn cao sang) ? Qua đó, em thấy chú cái cò có những điểm xấu nào? ( Nghiện rượu chè, lười nhác ) ? Vậy em hãy cho biết ý nghĩa của bài ca dao này? ? Nếu phải khuyên “ chú tôi ”, em sẽ khuyên ntn? ? Bài này là lời ru của ai nói với ai? Vì sao con khẳng định như thế? ( Lời thầy bói nói với cô gái vì luôn gắn với “số cô”. ? Cô gái khi đi xem bói, muốn biết điều gì ? Toàn những chuyện hệ trọng trong cuộc đời: Giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con ? Thầy bói đã phán những điều đó ntn? ? Em có nhận xét gì về những điều thầy bói phán? ? Nghệ thuật châm biếm trong bài có gì đặc biệt ? ? Bài ca dao đã phê phán ai? Cái gì? ? Bài ca dao này kể về việc gì? Những nhân vật nào tham gia vào sự việc đó? ? Em hãy hình dung xem, mỗi nhân vật này có những công việc nào? + Con cò: Thản nhiên xem ngày đưa ma. + Cà cuống: Uống rượu say ở đám ma. + Chim ri: Tranh nhau miếng ăn - điệu bộ vui vẻ, ko buồn thảm. + Chim chích: Thô thiển loan báo ầm ĩ . ? Những việc làm của các nhân vật đó có hợp với khung cảnh trong đám ma ko ? Vì sao ? ? Theo em, những nhân vật ở đây tượng trưng cho những con người nào trong xã hội ? Thế giới loài vật giống thế giới của con người; giống truyện ngụ ngôn. ? Em hiểu về thái độ của nhân dân qua bài ca dao này ntn? ? Bài ca dao tả về ai? Em hiểu cậu cai là người ntn trong xh pk ? ? Em có nhận xét gì về ngoại hình, trang phục của cậu cai? ? Bề ngoài cậu cai sang trọng như thế nhưng thực chất thì thế nào? + Ba năm được một chuyến sai: Cách nói thậm xưng: ăn chực nằm chờ mãi mới được quan sai phái. + áo đi mượn, quần đi thuê ? Từ “ cậu cai ” lặp lại có ý nghĩa gì? ? Nhận xét về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao? Gv: Câu thứ hai là một tiếng cười bật lên, con người thật của cậu cai bị lột trần, bị hạ bệ. ? Bài ca dao phê phán ai ? ? Em hãy cho biết, các bài ca dao này đều có điểm chung gì về nghệ thuật ? ? Cả 4 bài ca dao đều hướng về nội dung nào ? Hs đọc ghi nhớ sgk-53 Nội dung kiến thức I. Đọc tìm hiểu chung 1.Tác giả : Nhân dân 2. tác phẩm : Những bài ca dao mang ý mỉa mai châm biếm đả kích chế độ pk. II. Đọc tìm hiểu chi tiết 1.Đọc tìm hiểu từ khó *Đọc: *Từ khó: - La đà: say sưa đi đứng không vững. - Mõ rao: 1 dụng cụ = gỗ, tre tròn hoặc dài, rỗng để báo hiệu, phát hiệu lệnh. 2.Đại ý : Những câu hát châm biếm những điều xấu xa trong xã hội cũ. 3. Bố cục: theo từng bài - Đều phản ánh h/tượng bất bình thường trong xh 4.Tìm hiểu chi tiết: a. Bài 1: - Chân dung của “chú tôi” hiện lên khá rõ nét: - Chú cái cò được giới thiệu ntn về tính nết, thói quen + Thói quen: Nghiện chè, nát rượu lại lười biếng. + ước muốn: - ước mưa: Khỏi phải đi làm. - ước đêm dài: Ngủ được nhiều. đ ước ăn no, ngủ kỹ. - Nghệ thuật: nói ngược, điệp, đối. đ Giễu cợt, mỉa mai những kẻ nghiện chè, nát rượi, lười biếng lại đòi cao sang, sung sướng. * Dân gian đã khéo dùng từ ngữ, h/a đối lập nhằm chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng vô giá trị trong xh. Hạng người này thời nào cũng có và cần phê phán. “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày” “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” b. Bài 2: - Bài ca dao nhại lời của thầy bói. + Điều cô gái muốn bói: Những chuyện hệ trọng trong cuộc sống. + Cách phán của thầy bói: Nói nước đôi. Nói những điều hiển nhiên, chân lí. đ Vô nghĩa, nực cười. - Kết cấu”chẳngthì”: đã lật tẩy bản chất lừa bịp của ông thầy bói. đ Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan. Châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết. 3. Bài 3: - Bài ca dao tả cảnh đám ma con cò, có sự tham gia của nhiều loài. - Cảnh đám ma mà vui vẻ nhộn nhịp tưng bừng như đám hội. - Mỗi con vật tương trưng cho 1 loại người trong XH xưa. Con cò: Người nông đân. Cà cuống: Lí trưởng. Chim ri, chào mào: Cai lệ, lính lệ. Chim chích: Mõ làng. đ Phê phán hủ tục ma chay. đ Chế giễu những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lạc. 4. Bài 4: - Miêu tả chân dung cậu cai lệ trong xh pk: + Bề ngoài: Sang trọng. + Thực chất: - Ăn chực nằm chờ. - áo mượn, quần thuê. + Lặp “ cậu cai ”: Ngữ điệu, giọng điệu mơn trớn, châm biếm, giễu cợt. Nghệ thuật: phóng đại,kiểu câu định nghĩa. đ Mỉa mai bọn cai lệ dởm từ ngoài vào trong. 5 - Tổng kết. a. Nghệ thuật: + Phóng đại. + ẩn dụ. b. Nội dung: Phê phán, phơi bày, chế giễu những hiện tượng xấu trong xã hội. *Ghi nhớ sgk C.Luyện tập(3’) Hs sưu tầm và đọc những bài ca dao có nội dung tương tự như những bài đã học . Gv nhận xét, cho điểm, tuyên dương tổ nào tìm và thuộc nhiều bài ca dao nhất. D.Củng cố(1’) Phương thức biểu đạt của vb này là gì? ( Tự sự + b/cảm ) E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Họcthuộc lòng.Nắm chắc những điều đã phân tích. - Làm bài tập ( sách bài tập.) Sưu tầm ca dao châm biếm. - Soạn bài: “ Đại từ ”
Tài liệu đính kèm: