Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Nhận diện từ Hán Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Nhận diện từ Hán Việt

Mục tiêu cần đạt

 - Giúp học sinh: Nắm được một số đặc điểm cơ bản của từ Hán Việt để từ đó có thể nhận biết và phân biệt đuợc từ Hán Việt và từ thuần Việt.

B. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài

 - Học sinh: Ôn lại kiến thức từ HV đã học ở lớp 6, 7.

C. Tiến trình dạy học

 

doc 49 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Nhận diện từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Nhận diện từ Hán Việt
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh: Nắm được một số đặc điểm cơ bản của từ Hán Việt để từ đó có thể nhận biết và phân biệt đuợc từ Hán Việt và từ thuần Việt.
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức từ HV đã học ở lớp 6, 7.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiếm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại khái niệm từ HV?
Là những từ gốc Hán nhưng được phát âm và đọc theo cách của ngươi Việt
- Một tỉ lệ khá lớn các yếu tố HV cổ đã du nhập vào nước ta từ thế kỉ VIII trở về trước, đã được Việt hoá trở thành thuần Việt(mùi, mùa, buồng, buồm...)
VD: 
- Uyên: duyên(tiền duyên), tuyên(tuyên chiến), quến(gia quyến)...
- Uyết: tuyết(tuyết nguyệt), quyết(quyết tử), thuyết(truyền thuyết)...
- ưu: cửu(Cửu tuyền), cứu( cứu cánh), bưu(bưu chính)...
- Uy: tuỳ(tuỳ tùng), quy(quy lai), tuỷ(cốt tuỷ)...
a. Từ HV không có vần ut chỉ vần ưc, VD: tức khắc, khu vực, cùng cực, chức vụ. phức hợp, ý thức, uy lực...
b. nguyên tắc, phản trắc, nghi hoặc, nghiêm khắc, bắc nam...
d. biến hoá, yên phận,tiến hoá, kiên trì, chiến đấu...
a. Tìm các từ HV có chứa vần: uốc, ân, iêm, ất
b. Đặt câu với các từ Hán việt trên.
Xác định các từ HV được sử dụng trong những câu thơ sau:
- Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Đây cuộc hồi sinh buổi hoá thân
 Mùa đông thế kỉ chuyển sang xuân
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
 Người vươn lên như một thiên thần!
...
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm luơng tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm
I. Nhận biết yếu tố Hán Việt
1. Nhận biết yếu tố Hán Việt
* Trong từ vựng tiếng Việt có khoảng 70% vốn từ Hán Việt, 30% từ thuần Việt, số lượng từ ấn- âu không nhiều
* áp dụng mẫu: Nguyện quyết cứu nguy
- Tất cả các tiếng nào có chứa vần của bốn từ trên đều là yếu tố Hán Việt
- Ngoại lệ các tiếng: nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt 
2. Một số mẹo nhận diện từ Hán Việt
Từ Hán Việt
Những vần có
Những vần không có
-ưc
- ăc
- ât
- ân
- iên
- uốc
- iêm
- ut
- ăt
- âc,ơt
- âng
- iêng
- uốt
- im
(trừ trường hợp kim)
3. Nhận biết từ thuần Việt
- Tất cả các tiếng có kết hợp với vần ết, ưng đều là từ thuần Việt. Ngoại lệ có: kết, ưng, ứng, ngưng là từ HV
- Tất cả các tiếng có phụ âm đầu là r đều là từ thuần Việt.
II. Bài tập
Bài 1
a. 
- quốc gia, thân thuộc, chiến cuộc
- nhân dân, trần tục, thân tín, chân thục, kiên nhẫn, trận mạc, thanh tân, gian lận...
- khâm liệm, tâm niệm, châm biếm...
- nhất trí, tất yếu, thực chất, bất tài, tổn thất, cẩn mật, trật tự, bệnh tật...
b.
- Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam á về xuất khẩu gạo.
- Cây tre đã trở thành hình ảnh thân thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam
- Tôi luôn tâm niệm rằng: mình phải học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
- Tôi tự nhận thấy mình là một người bất tài.
Bài 2
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được khái niệm từ Hán Việt
 - Phân biệt được từ Hán Việt và từ thuần Việt
2. Hướng dẫn về nhà
 - Sưu tầm các đoạn thơ. văn có sử dụng từ HV chép vào vở rèn chữ-> giờ sau kiểm tra vở
Tiết 2 Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh: Nắm được thái độ, tình cảm cần biểu hiện trong văn biểu cảm. Cần biểu hiện những tình cảm nào?
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài
 - Học sinh: Ôn lại khái niệm về văn biểu cảm
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số quy tắc nhận diện từ HV?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm?
Các em cần phân biệt thái độ, tình cảm “tự nhiên” trong cuộc sống hàng ngày với thái độ tình cảm trong văn chương. Không phải mọi thái độ, tình cảm của con người có trong cuộc sống đều trở thành tình cảm trong văn chương.
Để có một bài văn biểu cảm hay trước tiên người viết cần có được điều gì?
Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm cần phải ntn?
Hãy đọc các đoạn văn sau và xác định tình cảm của người viết được bộc lộ với đối tượng nào, cách biểu hiện ra sao?
a. ...Cảm ơn đất Mẹ. Dù ở đâu, miền Nam hay miền Bắc, Người đều cho chúng con hoa thơm, trái ngọt. Và, hằng ngày, trong cuộc sống đời thường từ hoa trái, chúng con lại thấy Người...
b. ...Năm tháng đi và sẽ còn đi qua mãi. Tình yêu của tôi đối với hoa hồngnhung lúc nào cũng tinh khôi như buổi đầu đời ấu thơ, như tình yêu của tôi với nhưng rang cổ tích, với ông nội kính yêu, thật tuyệt vời của tôi...
Viết một đoạn văn biểu cảm về một lài hoa mà em yêu thích(Khoảng 15-20 câu)
I. Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm
- Phải có những tình cảm tốt đẹp mới có thể viết được một bài văn biểu cảm :
+ T/ C phải cao thượng, thấm nhuần tư tưởng nhân văn, dân chủ, tiến bộ, yêu nước, hiên nhiên...
+ Phải tuyệt đối chân thành, không được giả dối.
II. Bài tập
Bài 1
a. 
- Đối tượng được biểu cảm là những mảnh đất có hoa thơm, trái ngọt của Tổ quốc
 - Cách biểu cảm: gián tiếp nói lên tình yêu quê hương, đất nước.
b. 
- Đối tượng được biểu cảm: tuổi ấu thơ, trang cổ tích, ông nội
 - Cách biểu cảm: Gián tiếp qua hoa hồng nhung, nói lên tình cảm gắm bó với người ông.
Bài 2
- Làm rõ thái độ, tình cảm của mình với laòi hoa:
+ Yêu quý, gắn bó, trân trọng, chăm sóc, nâng niu...
+ Loài hoa gắn với kỉ niệm nào? Về ai?...
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được thái độ, tình cảm cần biểu hiện trong văn biểu văn biểu cảm
2. Hướng dẫn về nhà
 - Hoàn thiện bài tập 2, chép vào vở rèn chữ
Tiết 3 - 4 Phương pháp làm bài văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh củng cố kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài
 - Học sinh: Ôn lại các kỹ năng làm bài văn biểu cảm
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại các bước làm một bài văn biểu cảm?
Bốn bước. Các bước phải nuôi dưỡng nguồn cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc coi như động mạch của bài văn biểu cảm
Muốn tìm ý ta phải làm ntn?
Có mấy cách biểu cảm? Đó là những cách nào?
Bố cục của bài văn có mấy phần? 
Có mấy cách mở bài?
Thế nào là mở bài gián tiếp, trực tiếp?
Thân bài có nhiệm vụ gì? Phải làn ntn?
Kết bài nêu những gì?
Một bài văn biểu cảm chỉ thật sự có giá trị khi tình cảm và tư tưởng hoà quyện với nhau chặt chẽ. Cảm xúc phải chân thực, trong sáng, tư tưởng phải tiến bộ, đúng đắn. Câu văn, lời văn, giọng văn phải biểu cảm
a.Đọc lại bài văn SGK- 89
b.Mở bài của bài văn biểu cảm về loài hoa:
Tôi yêu hoa từ nhỏ.
Bài văn trên mở bài bằng cách nào?
Cho đề bài: Cảm nghĩ về người thân
Hãy viết phần mở bài cho đề bài trên theo hai cách.
-HS làm heo hướng dẫn của GV
a.Đoạn văn biểu cảm sau đây được lập ý bằng cách nào?
“...Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lí do khác nhau. Riêng tôi, tôi lại yêu mùa đông. Vì sao thế nhỉ? Tôi yêu mùa đông trước hết vì nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông thức dậy, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ cho tôi. Nhớ nhất lúc mẹ khoắc và cài khuy áo rét cho tôi. Mẹ thường âu yếm ôm vai tôi và nói “Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi”. Ôi, mùa đông, mùa của tình mẹ.!”
b.Viết một đoạn văn biểu cảm về một trong bốn mùa ở nước ta. Lập ý theo một trong các cách sau:
 - Quan sát và suy ngẫm
 - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại 
I. Phương pháp làm bài văn biểu cảm
1. Phương pháp tìm ý
- Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm(cảnh vật, con người, hay sự việc) trong thời gian, không gian, nói lên những cảm xúc, ý nghĩ của mình qua các đối tượng đó. Nghĩa là phải biểu cảm qua tự sự- miêu tả.
2. Các cách biểu cảm
- Trực tiếp:
+ Bộc lộ qua tiếng kêu, lời than: Ôi, đẹp quá! Khổ quá! 
+ Qua các từ ngữ trực tiếp gọi tên tình cảm đó: yêu, ghét, nhớ, mong...
- Gián tiếp: Thông qua việc tả- kể một hình ảnh, sự vật nào đó để bộc lộ tình cảm
3. Bố cục
* Mở bài: 
- Trực tiếp: giới thiệu luôn về đối tượng được biểu cảm
- Gián tiếp: Có thể giới thiệu về sự vật, cảnh vật trong không gian cảm xúc ban đầu của mình để làm cơ sở để nêu ra đối tượng được biểu cảm
* Thân bài: qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ tình cảm, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc
- Những chi tiết tự sự- miêu tả trong bài phải phải tiêu biểu và có giá trị biểu cảm 
 - Có thể biểu cảm bằng cách: hồi tưởng quá khứ, liên hệ tương lai, hứa hẹn, mong ước, quan sát và suy ngẫm
- Diễn đạt bằng lời văn giàu hình tượng và gợi cảm
* Kết bài: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng
II. Bài tập
Bài 1
a. Mở bài gián tiếp: thông qua lời kể, tâm sự -> bày tỏ tình yêu quê
b. Mở bài trực tiếp: Giới thiệu luôn tình cảm của mình với đối tượng được biểu cảm
Bài 2
- Trực tiếp:
+ Cha là một trong những người tôi yêu thuơng và kính trọng nhất nhà.
+ Mẹ là nhười không thể thiếu trong cuộc đời tôi.
- Gián tiếp: 
+ Chúng tôi nghe cô giáo tâm sự: Lúc còn nhỏ tuổi, bố cô ở nhà, thì chẳng có chuyện gì xảy ra. Bố cô vừa đi công tác, tối hôm ấy, bọn trộm đã đến rình rập, làm lũ gà trong chuồng cứ lục đục kêu...Tôi chưa thấm thía câu chuyện của cô giáo về vai trò của người cha lắm. Bởi vì cha tôi cứ đi là từ sáng sớm đến tối mịt mới về, khi ấy gia đình tôi ấm cúng, hạnh phúc lắm. Thế mà có một lần, cha tôi đi công tác xa, ba năm liền. Thời gian ấy, tôi thấy gia đình trống trải vô cùng.
+ Bố tôi là một người nghiêm khắc và ít nói. Vì vậy, trong nhà, tôi sợ bố nhất. Nhưng mối khi đi xa thì bố lại là người tôi nhớ nhất.
Bài 3
Đoạn văn được lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm chắc các phương pháp tìm hiểu đề, lập bố cục, cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Biết vận dụng các cách lập y cơ bản vào bài viết của mình.
2. Hướng dẫn về nhà
 - Hoàn thành bài tập 3 theo hướng dẫn trên lớp.
Tiết 5 Những đặc sắc của bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
 - Hồ Chí Minh-
A. Mục tiêu cần đạt
 Củng cố, mở rộng thêm kiến thức về nội dung- nghệ thuật của hai bài thơ
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn bài
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức về hai bài thơ trên
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Học sinh đọc lại hai bài thơ
Chỉ ra những nét đặc sắc chung của hai bài thơ?
(Chú ý đếnND-NT)
- Thể hiện ở hình ảnh thiên nhiên: trăng, hoa, cây, lá, sông, nước, bầu trời, VD:
Dạ bán chung thanh khách đáo thuyền
(Phong kiều dạ bạc)
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
( Phú Đằng Vương của Vương Bột)
- Chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp thống nhất các bộ phận trong toàn thể, không miêu tả tỉ mỉ các chi tiết.
Nhà t ... ĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra
- Những vấn đề đưa ra để nghị luận phải có ý nghĩa trong đời sống
- Bản chất của văn nghị luận là luận điểm, luận, lập luận
2. Nhận diện văn bản nghị luận
Muốn nhận diện chính xác, cần đọc kĩ VB và tìm hiểu các ý sau:
- VB viết ra nhằm mục đích gì
- Bố cục
- Cách trình bày, diễn đạt: trong bài văn có dẫn chứng, lí lẽ không
* Bài tập
Ngày soạn: 10/2/2009
Tiết 23 Luận điểm trong bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt
 - Củng cố và mở rộng kiến thức về luận điểm trong bài văn nghị luận
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tài liệu tham khảo, SGV, SGK
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Không phải bài văn nào cũng có luận điểm phụ
Muốn có luận điểm nhỏ hơn người viết phải tự tìm tòi, phân tách và suy nghĩ một cách hợp lí.
Xác định luận điểm chính và phụ cho các đề bài trong SGK- 21
Đề 7- LĐ chính: Không nên tự phụ
Đề 8
- LĐ chính: Quan hệ giữa hai câu tục ngữ
+ LĐ phụ 1: Không thầy đố mày làm nên
+ LĐ phụ 2: Học thầy không tày học bạn 
Đề 9
- LĐ chính: Vai trò của môi trường sống đối với con người
+ LĐ phụ 1: Gần mực thì đen
+ Lđ phụ 2: Gần đèn thì rạng
Đề 10
- LĐ chính: Hưởng thụ và làm việc cái gì nên chọn trước, cái gì nên chọn sau
+ LĐ phụ 1: Ăn cỗ đi trước
+ Lội nước theo sau
1. Luận điểm
- Luận điểm: tức là ý chính của bài văn nghị luận
- Luận điểm bao gồm:
+ Luận điểm chính: là vấn đề chính được đưa ra để bàn luận, giải quyết
+ Luận điểm phụ: là vấn đề nhỏ hơn, cụ thể hơn được chia tách một cáh hợp lí từ luận điểm chính
2. Cách xác định luận điểm
Muốn xác định luận điểm, ta phải:
- Đọc kĩ đề bài và xác định đề bài nêu ra nội dung gì
- Vấn đề lớn được nêu ra là luận điểm chính
- Trong vấn đề lớn đó có các nội dung nhỏ nào thì đó chính là luận điểm phụ
3. Bài tập
Đề 1
- LĐ chính: Lối sống giản dị của Bác Hồ
Đề 2
- LĐ chính: Sự giàu đẹp của TV
+ LĐ phụ 1: TV giàu
+ LĐ phụ 2: TV đẹp
Đề 3
- LĐ chính: Tác dụng của thuốc đắng
Đề 4
- LĐ chính: tác dụng của thất bại
Đề 5
- LĐ chính: Tầm quan trọng của tình bạn đối với cuộc sống của con người
Đề 6
- LĐ chính: Quý và tiết kiệm thời gian
Ngày soạn: 16/2/2009
Tiết 26 Câu đặc biệt
A. Mục tiêu cần đạt
 - Củng cố và mở rộng kiến thức về câu đặc biệt
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
 - Học sinh: Ôn bài câu đặc biệt
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của nó?
Dạng này thường gặp trong nhật kí, kịch bản, phóng sự
Nghĩa là không chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự việc, hiện tượng tồn tại, xuất hiện, tiêu biến
Xác định câu đặc biệt cùng cấu tạo và tác dụng của nó trong các VD sau:
- Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.
(Nguyễn Công Hoan)
- Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. các cánh quan đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về đề tài mùa hè, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
I. ý nghĩa và cấu tạo của câu đặc biệt
1. Câu đặc biệt có cấu tạo là cụm danh từ hoặc danh từ
VD:
- Bom tạ.
- Mèo!
- Chân đèo mã Phục.
- Nhà bà Hoà
- Toàn những gánh đạn.
* ý nghĩa và tác dụng
- Miêu tả, xác nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng, giúp cho người đọc, người nghe như được thấy chúng trước mắt
- Nêu hoàn cảnh không gian, thời gian, cảnh vật làm nền cho các sự kiện khác được nói đến trong VB
- Dùng làm biển đề tên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, địa danh
- Dùng làm lời gọi đáp
2. Câu đặc biệt có cấu tạo là động từ, tính từ hoặc cụm tính từ
VD:
- Ngã!
- Cháy nhà!
- Còn tiền.
- Im lặng quá.
- Sổng mất một con gà.
* ý nghĩa và tác dụng
- Miêu tả, xác nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng một cách khái quát
- Thường gặp trong tục ngữ, ca dao, thơ
- Thường dùng để viết khẩu hiẹu, thông báo
II. Bài Tập
Bài 1
- Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. -> Câu đặc biệt có cấu tạo là động từ, dùng để liệt kê, miêu tả hành động
- Cẳng chân. Cẳng tay-> Là cụm danh từ dùng để liệt kê, miêu tả
- Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975-> là DT, cụm danh từ dùng để xác định thời gian, nơi chốn
Bài 2
- GV hướng dẫn cách viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt
************** ************** *************** **************
*********** ************** *************
Ngày soạn: 18/2/2009
Tiết 28 Nghệ thuật nghị luận trong văn bản
 Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
 - Củng cố và mở rộng cho học sịnh về nghệ thuật nghị luận trong VB: Sự giàu đẹp của TV
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: SGK, SGV
 - Học sinh: Xem lại bài
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Đọc lại VB
Bài văn kết hợp các phương pháp lập luận nào? Hãy lấy ví dụ chứng minh?
Giải thích: Nói thế có nghĩa là nói rằng
Chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể
Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
Nhận xét về các dẫn chứng được đưa ra trong bài văn?
Không sa vào những dẫn chứng cụ thể, tỉ mỉ. Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể đẻ minh hoạ cho các dẫn chứng của tác giả.
Em hãy tìm dẫn chứng cụ thể để minh hoạ? 
Nhân dân ta và các nhà văn, nhà thơ đã khéo léo lợi dụng đặc tính âm thanh, gia điệu để làm cho câu văn giàu chất nhạc:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 (Ca dao)
- Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
(Nguyễn Du)
Hãy tìm những từ mới hiện nay mà bản thân em biết?
In- tơ- net, com-pua- tơ, đối tác, hội thảo, giao lưu, hội nhập
Chống xu hướng sính ngoại mà Bác Hồ đã từng phê phán việc lạm dụng từ Hán Việt, dùng chen từ nước ngoài khi nói hoặc viết: 
Cung chúc tân xuân(Chúc mừng năm mới), tam cá nguyệt(ba tháng), ô-kê, gút-bai, bồng, toa, moa
Hãy tìm những câu có thành phần mở rộng?
Việc mở rộng thành phần câu có tác dụng gì?
Dờu hiệu để nhận biết thành phần câu mở rộng là gì?
* Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ta phải làm gì?
- Phát âm chính xác, khắc phục nói ngọng, nói nhanh, nói lắp, không học theo dùng tiếng lóng, không nói tục
1. Điểm nổi bật trọng nghệ thuật nghị luận của bài văn
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận
- Lập luận chặt chẽ: đưa ra nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các dẫn chứng để chứng minh 
- Dẫn chứng khá phong phú, toàn diện, bao quát
2. Đặc điểm trong cách viết
- Thường sử dụng biện pháp mở rộng câu(đưa thêm thành phần phụ chú, giải thích vào trong câu):
+ “Họ không hiểu tiếng ta, ấn tượng của người nghe và chỉ “nghe” thôi”
+ Một giáo sĩ(Chúng ta biết rằngtiếng Việt)
-> Vừa làm rõ hơn ý nghĩa của câu văn, vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói mà không cần viết thành một câu văn khác
- Các dấu hiệu hình thức để tách bộ phận mở rộng câu: dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu phẩy
Ngày soạn: 23/2/2009
Tiết 29 Ôn tập tiếngViệt 
A. Mục tiêu cần đạt
 - Củng cố và rèn kĩ năng vận dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
 - Học sinh: Ôn bài câu đặc biệt
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hệ thống lại các kiến thức TV đã học?
Câu hoàn chỉnh là câu có hai bộ phận: chủ ngữ-vị ngữ
VD: 
Rút gọn câu không đúng có thể sai cú pháp, hoặc trở nên kẻ ăn nói cộc lốc, thiếu văn hoá.
- Thường gặp trong văn TS -MT
- Người nói hướng đến người nghe, kêu gọi sự chú ý của người nghe
- Người nói bộc lộ cảm xúc của mình đối với hiện thực, một ý nghĩ vừa nảy ra hay phản ứng đối với câu nói của người khác
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc được nói đến trong câu
Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a. Lần đầu tiên tôi được đến thăm Hạ Long. Biển, trời, mây, nước, đảo gần, đảo xa mang vẻ đẹp thần tiên. ..Một mùa hè thật đáng nhớ. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước.
b. Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước.
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
xác định TN và tác dụng của nó trong các câu sau
a. Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
b. Lao xaolao xao, sóng vỗ nhè nhẹ vào mạn thuyền
c. Bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm, ông cha ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã làm nên sức mạnh nhân nghĩa VN chiến thắng mọi kẻ thù cường bạo!
ý thức đạo đức của học sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hãy viết một đoạn văn ngắn(7-10 câu) chứng minh điều đó. 
a. Trong đoạn văn đó có sử dụng câu đặc biệt và thành phần TN.
b. Xác định tác dụng của câu đặc biệt và TN đã dùng.
I. Ôn tập lí thuyết
1. Câu rút gọn
Câu rút gọn là câu thiếu CN, VN hoặc cả hai
nhưng nội dung diễn đạt vẫn hợp lí.
* Cách xác định câu rút gọn
- Phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể
- Xác định thành phần của câu
- Tục ngữ, ca dao thường sử dụng câu rút gọn
* Tác dụng
- Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ
- Ngụ ý hành động, đặc điểm được nói đến trong câu là của chung mọi người
2. Câu đặc biệt
- Là loại câu có một trung tâm cú pháp khong phân định được chủ ngữ, vị ngữ, được dùng để giới thiệu vật, hiện tượng, tình thái và bộc lộ cảm xúc
* Tác dụng
- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Thường là nhiều câu đặc biệt nối tiếp nhau
- Xác định thời gian, nơi chốn
- Gọi đáp: thường có:
+ Từ hô gọi:đại từ nhân xưng, tên riêng, tên chức
+ Từ tình thái: ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi ơi
- Bộc lộ cảm xúc: thường chứa các thán từ hoặc các từ đánh giá mang tính biểu cảm như; quá, lắm
3. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn
- Câu rút gọn có thể khôi phục lại CN-VN
- Câu đặc biệt không thể có CN-VN
4. Thêm trạng ngữ cho câu
* Các loại trạng ngữ
- TN chỉ nơi chốn: ở đâu, chỗ nào
- TN chỉ thời gian; khi nào, lúc nào
- TN chỉ nguyên nhân: vì sao, vì cái gì, do đâu. tại ai, tại cái gì
- TN chỉ mục đích: để làm gì, nhằm mục đích gì
- TN chỉ phương tiện: bằng cái gì, căn cứ vào cái gì
- TN chỉ cách thức: ntn
* Tác dụng
Câu văn cụ thể hơn, biểu cảm sâu sắc hơn
II. Luyện tập
Bài 1
- Câu rút gọn: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước.
-> rút gọn chủ ngữ(Tôi)
- Câu đặc biệt: 
+ Mưa và rét! Vắt rừng -> liệt kê thông báo
+ Than ôi! 
-> bộc lộ cảm xúc
Bài 2
- Sột soạt-> chỉ cách thức
- Trên giàn thiên lí -> chỉ nơi chốn
- Lao xaolao xao-> chỉ cách thức
- Bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm-> chỉ phương tiện
Bài 3
GV hướng dẫn HS làm bài theo các ý cơ bản sau:
- Chọn cách trình bày đoạn văn: quy nạp, diễn dịch
- Liên kết các câu trong đoạn bằng các từ ngữ chuyển ý
- Viết đúng chính tả, sạch đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them ngu van 7 trong he.doc