Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.

*Kĩ năng cần rèn: Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để viết kiểu văn bản này.

*.Giáo dục tư tưởng:Biết làm bài văn biểu cảm

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 5
 Tiết : 20 
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
*Kĩ năng cần rèn: Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để viết kiểu văn bản này.
*.Giáo dục tư tưởng:Biết làm bài văn biểu cảm
II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Đọc 1 bài ca dao mà em thích ? HS trả lời GV nhận xét
Nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó ?
2.Nội dung bài dạy (35’) Tình cảm được gửi gắm trong bài ca dao đó chính là biểu cảm.Vậy thế nào là biểu cảm và biểu cảm có những đặc điểm gì -> bài mới .
Tg
10’
15’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
- Gv giải thích yếu tố “ nhu, cầu, biểu, cảm”:
+ Nhu: cần phải có; Cầu: mong muốn.
-> Mong muốn có.
+ Biểu: thể hiện ra bên ngoài; Cảm: rung động và mến phục.
-> Rung động được thể hiện ra bằng lời. 
? Nhu cầu biểu cảm là gì?
Hs trả lời. 
Hs đọc những câu ca dao ở sgk-71
? Mỗi câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
+ Bài 1: Thương xót người lao động khổ đau, thấp cổ bé họng và đầy oan trái.
 + Bài 2: Yêu mến, tự hào, say đắm vẻ đẹp của cảnh và người thôn quê.
đ Để giãi bày tình cảm của mình với người khác, mong muốn người khác sự đồng cảm 
? Theo em, khi nào thì con người thấy cần làm văn biểu cảm?
Hs cho biết, người ta biểu cảm bằng những phương tiện gì ? 
Có rất nhiều cách: Ca hát, vẽ tranh, đánh đàn, thổi sáo, viết thư, làm thơ 
- Hs đọc hai ví dụ (sgk-72).
? Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?
- Hs thảo luận: 
 + Đoạn 1 có gì giống, có gì khác với văn tự sự?
 + Đoạn 2 có gì giống, có gì khác với văn miêu tả?
+ Đoạn 1: Không kể một chuyện hoàn chỉnh, chỉ gợi lại kỷ niệm đ Bộc lộ nỗi nhớ.
+ Đoạn 2: Miêu tả nhưng từ miêu tả lại gợi tình yêu quê hương, đất nước 
? Trong hai đoạn, đoạn nào bộc lộ tình cảm trực tiếp? Đoạn nào bộc lộ tình cảm gián tiếp? Vì sao?
+ Đoạn 1: Trực tiếp: Gọi thẳng tên đối tượng, nói thẳng tình cảm: “ thương nhớ ơi !”, “ xiết bao mong nhớ ”....
+ Đoạn 2: Gián tiếp qua miêu tả 
? Em đồng ý hay ko với ý kiến: Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là những cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn như: Yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, ghét những điều tầm thường, độc ác, giả dối ... ? 
? Từ những điều vừa tìm hiểu, em thấy văn biểu cảm có những đặc điểm gì ?
- Hs đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I . Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
- Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình thành lời.
- Mục đích: Giãi bày tâm tình, khêu gợi sự đồng cảm ở người khác.
- Con người thường biểu cảm về thế giới xung quanh mình.
- Những bức thư, bài văn, bài thơ ... là các thể loại văn biểu cảm.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
a. Ví dụ: (sgk- 72).
- Ví dụ 1: 
 + Tình cảm nhớ thương người bạn đã xa, nỗi nhớ gắn liền với những kỉ niệm.
 + Tình cảm bộc lộ trực tiếp.
-> Cách b/c thường gặp của thư, nhật kí. 
- Ví dụ 2:
 + Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
 + Tình cảm bộc lộ gián tiếp ( Qua miêu tả ).
-> Cách b/c phổ biến của văn học hiện đại.
Đúng vì thế mới gợi được sự đồng cảm. Còn tình cảm nhỏ nhen, đố kỵ ..... viết ra sẽ bị chê cười 
b. Nhận xét:
- Văn biểu cảm có hai loại:
 + Biểu cảm trực tiếp. 
 + Biểu cảm gián tiếp.
- Tình cảm trong văn biểu cảm phải là những cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
* Ghi nhớ: (73)
C.Luyện tập(13’)
- Hs làm bài tập, trình bày, thảo luận, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs làm bài tập, trình bày, thảo luận, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs làm bài tập, trình bày, thảo luận, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập
Bài 1. Xác định đoạn văn biểu cảm. Giải thích.
 * Đoạn (b) là đoạn văn biểu cảm. Vì:
 - Tác giả tả 2 cây hải đường. Từ hoa nghĩ đến lời chào hạnh phúc.
 - Tả sắc hoa rồi so sánh với những người đẹp vương giả.
 - Tả sức sống vươn lên của hoa.
 - Cảm xúc bâng khuâng của t/g.
 -> Từ tả đến cảm, từ vật đến tình. Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp (qua liên tưởng, hồi ức). -> Kiểu vb b/c tuỳ bút.
Bài 2. 
 Cả 2 bài thơ đều biểu cảm trực tiếp: Trực tiếp nêu ra tư tưởng, tình cảm ko thông qua phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện.
Bài 3: Xác định kiểu biểu cảm trong các bài ca dao đã học.
- Biểu cảm trực tiếp, qua miêu tả: Ca dao về t/y qh đất nước, con người.
- Biểu cảm gián tiếp, qua ẩn dụ: Ca dao than thân.
- Biểu cảm qua lời kể: Ca dao châm biếm.
D.Củng cố(1’) Văn biểu cảm là gì? Được thể hiện qua những thể loại nào?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài. Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài “ Côn Sơn ca ” và “ Thiên trường văn vọng ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 - Tim hieu chung ve van bieu cam.doc