Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 120: Văn bản đề nghị

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 120: Văn bản đề nghị

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ CÁCH LÀM LOẠI VĂN BẢN NÀY.

- HIỂU CÁC TÌNH HUỐNG CẦN VIẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ: KHI NÀO VIẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ? VIẾT ĐỂ LÀM GÌ?

2-KĨ NĂNG :

- BIẾT CÁCH VIẾT MỘT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐÚNG QUI CÁCH.

- NHẬN RA NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI VIẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ.

3- THÁI ĐỘ :

 - LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP .

II/ CHUẨN BỊ :

1. GIÁO VIÊN:

V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:

O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.

O BẢNG PHỤ.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 120: Văn bản đề nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/03/08
Tiết : 120 
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
- Đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị: khi nào viết văn bản đề nghị? Viết để làm gì?
2-Kĩ năng :
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng qui cách.
- Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
3- Thái độ :
 - Lịch sự trong giao tiếp .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Bảng phụ.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài “Văn bản đề nghị”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
H1: Thế nào là văn bản hành chính?
YCTL: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung hoặc yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền để giải quyết.
H1: Những yêu cầu cần có trong văn bản hành chính?
YCTL: 
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm văn bản và ngày tháng;
+ Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
+ Họ tên, chức vụ của người gởi hay tên cơ quan, tập thể gởi văn bản;
+ Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
+ Kí tên người gởi văn bản.
3. Bài mới: (37 phút)
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải đề nghị, kiến nghị. Đó là những tình huống khi một cá nhân hay một tập thể có nhu cầu chính đáng về việc gì đó muốn đề đạt nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét, thay đổi  thì người ta thường phải viết văn bản đề nghị, kiến nghị. Đây là hình thức phát biểu ý kiến một cách có tổ chức, có kỉ luật, không thể là một hành vi vội vã, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc. Một thói quen rất cần hình thành và rèn luyện cho HS khi còn đi học cũng như khi vào đời. Cụ thể về văn bản đề nghị như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC 
12’
15’
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.
* GV treo bảng phụ ghi hai văn bản đề nghị (SGK/124,125) 
* GV: Gọi HS đọc văn bản.
H1: Hai văn bản trên thuộc loại văn bản gì?
H2: Văn bản đề nghị nhằm mục đích gì?
H3: Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
H4: Em hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em cần đề nghị?
* GV treo bảng phụ ghi 4 tình huống SGK/125.
H5: Tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
H6: Các tình huống khác nên viết biên bản gì?
H7: Từ bài tập trên, em hãy cho biết khi nào viết văn bản đề nghị?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.
H8: Các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
H9: Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
(Nâng cao)
H10: Trong các phần, phần nào là phần quan trọng trong văn bản?
H11: Từ hai văn bản trên, em hãy rút ra cách làm văn bản đề nghị cần đạt những yêu cầu gì?
* Một số lưu ý khi viết văn bản đề nghị.
H12: Tên văn bản đề nghị được viết như thế nào?
H12: Các mục trong văn bản đề nghị được viết trình bày ra sao?
* GV dẫn dắt chốt lại phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
* GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
H12: Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, em hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
* Bài tập 2:
H12: Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị?
* Riêng lớp 7A1: Dành cho các em 5 phút viết một văn bản đề nghị tự chọn về nội dung (lưu ý là phạm vi trong trường lớp).
Hoạt động củng cố :
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/122.
Những yêu cầu không thể thiếu trong văn bản đề nghị là gì?
HS theo dõi.
HS đọc.
TL: Hai văn bản trên thuôïc loại văn bản đề nghị.
TL: Viết giấy đề nghị nhằm gởi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều nào đó.
TL: 
+ Nội dung rõ ràng, ngắn gọn.
+ Hình thức trình bày: sạch, trang trọng, lời lẽ chuẩn mực.
TL: + Đề nghị nhà trường cho chúng em học thể dục, nhạc, họa trái buổi.
+ Đề nghị cô giáo cho lớp tổ chức một buổi dã ngoại “Về nguồn”.
HS theo dõi.
TL:+ Tình huống a: Đề nghị cho tập thể lớp đi xem bộ phim có liên quan đến nội dung học tập.
+ Tình huống c: Cần làm văn bản đề nghị cô giáo chủ nhiệm cô giáo chủ nhiệm bố trí buổi phụ đạo thêm toán để chuẩn bị thi học kì.
TL: Tình huống b: viết biên bản mất xe đạp.
+ Tình huống d: viết bản kiểm điểm cá nhân về vi phạm lỗi trong giờ học.
TL: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó cho cá nhân hay một tập thể thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
TL: Văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự:
- Người hay cơ quan nhận văn bản đề nghị.
-Nội dung chính của văn bản đề nghị điều gì? Mục đích của việc đềø nghị hoặc hoặc hướng giải quyết vấn đề do người viết văn bản đề xuất.
TL: 
+ Giống: cách trình bày các mục.
+ Khác: Nội dung cụ thể ở mỗi văn bản.
TL: - Phần văn bản đề nghị quan trọng nhất là nội dung chính của văn bản (tất nhiên là phần khác cũng không thể thiếu).
TL: Cách làm văn bản đề nghị cần có các yêu cầu sau:
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ.
b. Địa điểm là giấy đề nghị và ngày tháng.
c. Tên văn bản: giấy đề nghị.
d. Nơi nhận đề nghị?
e. Người tổ chức đề nghị.
g. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
h. Kí tên.
TL: Tên văn bản đề nghị cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.
TL: Các mục trình bày trong văn bản đề nghị: Quốc hiệu, tên văn bản, tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận, nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2 đến 3 dòng.
- Cần chú ý tên người tổ chức, đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.
HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
Bài tập 1: 
* Giống: Cùng xin người có thẩm quyền xem xét, giải quyết một vấn đề.
* Khác:
+ Đơn thường viết xin giải quyết một vấn đề cá nhân.
+ Giấy đề nghị thường viết để xin giải quyết một vấn đề của tập thể.
Bài tập 2: 
Các lỗi thường mắc:
- Không ghi rõ gửi cho ai.
- Văn bản nội dung trình bày dài dòng, có khi còn lộn xộn.
- Lời lẽ chưa rõ ràng, trong sáng.
+ Học sinh trả lời .
I/ Đặc điểm của văn bản đề nghị::
1.Bài tập:
2. Ghi nhớ:
Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó cho cá nhân hay một tập thể thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
II/ Cách làm văn bản nghị luận:
Văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự:
- Người hay cơ quan nhận văn bản đề nghị.
-Nội dung chính của văn bản đề nghị điều gì? Mục đích của việc đềø nghị hoặc hoặc hướng giải quyết vấn đề do người viết văn bản đề xuất.
Cách làm văn bản đề nghị cần có các yêu cầu sau:
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ.
b. Địa điểm là giấy đề nghị và ngày tháng.
c. Tên văn bản: giấy đề nghị.
d. Nơi nhận đề nghị?
e. Người tổ chức đề nghị.
g. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
h. Kí tên.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Sự giống và giống nhau giữu đơn từ và văn bản đề nghị.
Bài tập 2: Các lỗi thường mắc phải trong văn bản đề nghị.
 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Học tốt bài cũ.
Viết một văn bản đề nghị. (Nội dung tự chọn).
Đọc soạn bài “Ôn tập phần văn”.
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T120.doc