Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong XH cũ; Thấy được vẻ đẹp, phẩm chất sắt son của người phụ nữ và lòng tin của t/g với phẩm chất tốt đẹp của họ. Cảm nhận được nét độc đáo về NT trong thơ Nôm HXH.

*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình trung đại.

*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ; Cảm thông, thương cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tranh HXH, tài liệu thơ nôm của Hồ Xuân Hương

*Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 7
 Tiết : 25 bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong XH cũ; Thấy được vẻ đẹp, phẩm chất sắt son của người phụ nữ và lòng tin của t/g với phẩm chất tốt đẹp của họ. Cảm nhận được nét độc đáo về NT trong thơ Nôm HXH.
*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình trung đại.
*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ; Cảm thông, thương cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tranh HXH, tài liệu thơ nôm của Hồ Xuân Hương
*Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) 
? Đọc thuộc bài “ Côn Sơn ca”. Nêu nội dung chính của bài thơ ?
? Nét NT độc đáo của bài “Côn Sơn ca”. Tác dụng của NT đó ?
 Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn và vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn nhà thơ.
Nghệ thuật: Đối, so sánh độc đáo. Điệp từ “ ta ” khẳng định tư thế nhà thơ.
? Đọc thuộc bài “Thiên Trường vãn vọng”. Nêu cảm nhận của em về cảnh vật trong bài thơ ? Yêu mến thiên nhiên, gắn bó máu thịt với quê hương của tác giả
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gv giới thiệu phong tục làm bánh trôi, giới thiệu bài thơ.
- Hs đọc sgk (95).
? Nêu những nét chính về Hồ Xuân Hương ? và bài thơ bánh trôi nước ?
- Gv nhận xét, bổ sung 
( Lấy vật làm nguồn cảm hứng để làm thơ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? ở mỗi lớp nghĩa thể hiện nội dung gì ? Lớp nghĩa nào là chính ? 
( + Nghĩa đen: Tả thực chiếc bánh trôi nước.
 + Nghĩa bóng: Phẩm chất, thân phận người phụ nữ.
 + Nghĩa ẩn dụ là nghĩa chính; VB b/c).
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Chiếc bánh trôi được m/tả ntn?
- Hs hình dung, diễn tả.
- Gv: Sự vật được tả thực, cụ thể về hình dáng, màu sắc, quá trình luộc, khi chín còn nguyên nhân. Sự tròn, méo của bánh phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của người làm...
? Những đặc điểm của chiếc bánh trôi gợi em liên tưởng đến điều gì về người phụ nữ?
- Gv lưu ý hs cách dùng mô tip “Thân em”, thành ngữ, các cặp phụ từ.
? Từ 2 câu cuối, em hãy liên tưởng đến phẩm giá của người phụ nữ?
? Khi ví thân phận mình với chiếc bánh trôi, người phụ nữ bộc lộ t/c gì: thương thân - tự hào - oán ghét XH?
- Gv: những niềm thương thân nhưng cũng rất tự hào về vẻ đẹp của mình 
? Nói thơ HXH có sự đồng điệu với ca dao than thân. Đúng hay sai?
? Qua bài thơ, em hiểu thêm được điều gì về HXH?
( HXH đã thể hiện thái độ trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ, cảm thương cho số phận của họ. Bà là người có cuộc đời chìm nổi nhưng cá tính mạnh mẽ, nhân cách cứng cỏi, luôn tự tin vào phẩm giá của mình bất chấp hoàn cảnh trớ trêu).
? Từ những điều đã phân tích, em hãy cho biết nội dung, ý nghĩa của bài thơ?
? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là gì?
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Hồ Xuân Hương nữ thi sĩ là “Bà chúa thơ Nôm” của VN.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: là một trong nhiều bài thơ nôm đặc sắc của bà. Bài thơ thuộc chùm thơ vịnh vật
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2.Đại ý : Miêu tả chiếc bánh trôi. Thân phận người phụ nữ trong XHPK:
3. Bố cục: 2 đoạn
- 2 câu đầu : Thân phận người PN
- 2 câu cuối: Phẩm chất người PN
4. Tìm hiểu chi tiết:
a. Thể chất và thân phận người phụ nữ
- H/a chiếc bánh trôi được m/tả qua các chi tiết: trắng, tròn; cấu trúc “vừa...lại vừa...”
-> Gợi vẻ đẹp trong trắng, xinh xắn, đầy đặn, hoàn hảo của người phụ nữ, đồng thời bộc lộ niềm tự hào về “thân em”.
- Thành ngữ bảy nổi ba chìm: gợi liên tưởng đến số phận bấp bênh, trôi nổi, vất vả của người phụ nữ.
- Họ còn chịu số phận phụ thuộc, ko tự quyết định được cuộc đời mình (câu 3).
-> Người phụ nữ đẹp nhưng bị vùi dập, phụ thuộc.
b. Khẳng định phẩm giá trong sạch
- Kết cấu “mặc dầu...mà...”: Nhấn mạnh, khẳng định dù bị vùi dập nhưng người phụ nữ vẫn giữ được phẩm giá trong sạch, sắt son.
-> Người phụ nữ trong thơ HXH vừa đẹp vừa tự tin và có bản lĩnh, cá tính.
5 - Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
 Bài thơ là một ẩn dụ bình dị mà tinh tế, sâu sắc.
b. Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thông cảm với số phận vất vả, phụ thuộc của họ.
C.Luyện tập(3’)
Yêu cầu HS tìm thêm những bài thơ Nôm Vịnh cái quạt, quả mít, 
của Hồ Xuân Hương ?
D.Củng cố(1’) Qua h/a chiếc bánh trôi nước, HXH muốn nói về người phụ nữ ntn?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Học thuộc thơ.Nắm nội dung, nghệ thuật.
 - Soạn bài : Sau phút chia li.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25 - Banh troi nuoc.doc