Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam; tình cảm hồn nhiên, mộc mạc, dân dã, chân thành mà sâu săc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Đó là một nét đẹp trong nhân cách của nhà thơ.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích thơ thất ngôn bát cú.

*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, tốt đẹp

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 8
Tiết : 30 Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến ) 
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam; tình cảm hồn nhiên, mộc mạc, dân dã, chân thành mà sâu săc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Đó là một nét đẹp trong nhân cách của nhà thơ. 
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích thơ thất ngôn bát cú.
*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, tốt đẹp
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên:giáo án, tài liệu tham khảo 
*Học sinh:Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Nêu ND chính của bài thơ ?
- Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng gợi buồn 
- Nỗi buồn, nhớ, nỗi cô đơn của thi sĩ
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ làng cảnh VN. Ông có nhiều bài thơ thật hay về làng cảnh quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là 3 bài thơ thu. Ko những thế ông còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thủy chung, cao đẹp. Về tình bạn, ông để lại 2 bài thơ đặc sắc, mỗi bài là 1 vẻ. “Khóc Dương Khuê” đau đớn, xót xa, nghẹn ngào thì đến “Bạn đến chơi nhà” là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền, hóm hỉnh.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Dựa vào chú thích * sgk em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm ?
? Tại sao mọi người gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ?
Gv giới thiệu về Nguyễn Khuyến
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn đọc: chậm rãi, hóm hỉnh.
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó
? Em hãy cho biết đại ý của VB ?
? Có thể chia VB thành mấy đoạn ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Nhận xét về cách dùng từ “ Đã bấy lâu nay” và từ “bác” trong câu thơ 1?
? Có ý cho rằng đây là lời trách? Em có đồng ý không? Tại sao?
? Qua câu 1, em cảm nhận được tình cảm gì của nhà thơ dành cho bạn ?
? Giả sử nếu chưa đọc các câu sau, em nghĩ nhà thơ sẽ đón bạn như thế nào? (tiếp đón chu đáo)
Gv: Tg này ông về ở ẩn. tự cho mình là già, lại nghèo nên sống ẩn dật, ít giao du - bạn tâm giao càng ít - nên rất vui mừng khi bạn đến chơi.
? Nhưng thực ra nhà thơ đã lâm vào tình huống khó xử gì ?
? Diễn tả về cái “không”, tác giả đã sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau. Em hãy chỉ ra các cách diễn đạt khác nhau đó? 
( khôn, khó, chửa, mới, vừa, đương )
? Theo em, việc đưa ra hàng loại cái “không” như thế có phải Nguyễn Khuyến ôn nghèo, kể khổ với bạn không? Tại sao ?
(Đây là cách nhà thơ thi vị hóa cái nghèo; Với cơ ngơi “ Chín sào tư thổ làm nơi ở” thì ko thể đến mức ko có gì để đãi bạn).
? Sự thiếu thốn được nói quá lên có ý nghĩa gì? Em hiểu được điều gì về t/cách, tình cảm thật của t/g ?
? Nhận xét ý nghĩa của câu cuối so với 6 câu trên?(Đối lập với 6 câu trên)
? Đối lập ở chỗ nào?
( Đối lập nhiều cái “không” ở 6 câu trên để khẳng định một cái có duy nhất: có “ ta với ta ” ).
? Em hiểu ntn về cụm từ “ta với ta”?
- Gv: Sử dụng từ đồng âm; giữa chủ và khách là quan hệ hòa hợp gắn bó, ko thể tách rời, hai mà là một, cùng nhân cách, cùng hoàn cảnh.
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì của bài thơ?
? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào?
HS đọc ghi nhớ sgk
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả:Nguyễn Khuyến(1835-1909)Tam Nguyên Yên Đổ.
- Cáo quan về ở ẩn, ko hợp tác với Pháp.Là nhà thơ của làng, cảnh Việt Nam, của tình bạn.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ về quê ở ẩn.
- Thể loại : Thất ngôn bát cú
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: chậm rãi, hóm hỉnh.
*Từ khó: 
- Nước cả: nước đầy, nước lớn
- Rốn: cuống, cánh hoa bao bọc
2.Đại ý: Ngợi ca tình bạn đẹp, gắn bó, rất chân thật, bình dị.
3.Bố cục:3 đoạn
Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến nhà.
Câu 2-7: Cảm xúc về gia cảnh.
Câu 8: Cảm xúc về tình bạn. 
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Niềm vui gặp bạn
- “ Đã bấy lâu nay ”: vui mừng, mong mỏi, chờ đợi.
- “Bác”: xưng hô thân mật, trân trọng, gần gũi. 
- Đó là một lời trách, trách bạn vì do quá mong nhớ bạn
-> Câu thơ như 1 tiếng reo vui, hồ hởi thể hiện niềm vui gặp bạn; tình cảm bạn bè thân thiết, bền chặt.
b. Gia cảnh của nhà thơ
- Tình thế oái oăm khó tin:
* Trẻ - vắng. 
 Chợ - xa.
-> Không có món ăn ngon đãi bạn.
* Cá - ao sâu, nước cả.
 gà - vườn rộng, rào thưa.
 Cải - chửa ra cây.
 Cà - mới nụ.
 Bầu -vừa rụng rốn.
 Mướp - đương hoa.
-> Không có cả món ăn dân dã để đãi bạn.
* Trầu - không có -> thứ tối thiểu để đãi bạn cũng không có.
- Mọi thứ: Thực phẩm, rau quả đều có nhưng cũng bằng ko vì đều ko thể đánh bắt, thu hái, tất cả đều ở dạng tiềm năng.
- Cách nói phóng đại - cái “không” được đẩy đến tận cùng - làm nổi bật cuộc sống thanh đạm, nghèo khó của nhà thơ.
-> Ông là người hài hước, yêu đời, hóm hỉnh, chất phác.
c. Khẳng định 1 tình bạn cao đẹp
- Không có vật chất >< có“ ta với ta ”
-> Câu thơ khẳng định (“ta” với “ta”) một tình cảm cao hơn vật chất tầm thường: Tình bằng hữu thân thiết.
5- Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
- Từ ngữ bình dị đời thường.
- Thủ pháp đối, lối nói phóng đại đầy hóm hỉnh, thú vị, bất ngờ.
b.Nội dung: 
Ngợi ca tình bạn đẹp, gắn bó, không kiểu cách mà rất chân thật, bình dị.
* Ghi nhớ: (105)
C.Luyện tập(3’)
? Theo em, có gì giống và khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở 2 bài thơ đã học ?
- Câu thơ ấm áp, chan hòa tình bạn, 2 từ - 2 đối tượng.
- Nỗi buồn cô đơn của khách ly hương, 2 từ là một người
D.Củng cố(1’)Nhắc lại ND của bài
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2 (tại lớp).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30 - Ban den choi nha.doc