Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

I. MỤC TIấU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giỳp học sinh: Thấy được tớnh độc đỏo trong việc thể hiện tỡnh cảm quờ hương sõu nặng của nhà thơ.

*Kĩ năng cần rốn: Luyện đọc và phõn tớch thơ thất ngụn tứ tuyệt Đường luật

*.Giỏo dục tư tưởng: Bước đầu nhận biết phộp đối trong cõu cựng tỏc dụng của nú.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI:

III.CHUẨN BỊ

*Giỏo viờn:Giỏo ỏn, Bảng phụ chộp bản phiờn õm và giải nghĩa yếu tố Hỏn Việt

*Học sinh:Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 10 
Tiết : 38 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
 Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương)
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
*Kĩ năng cần rèn: Luyện đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
*.Giáo dục tư tưởng: Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
II.Trọng tâm của bài:
III.Chuẩn bị
*Giáo viên:Giáo án, Bảng phụ chép bản phiên âm và giải nghĩa yếu tố Hán Việt
*Học sinh:Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Đọc thuộc bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch?Qua bài thơ, em cảm nhận được những t/c sâu sắc nào của t/g ?
Tình cảm nhớ thương quê hương da diết, sâu nặng.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Xa quê nhớ quê là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thì nỗi nhớ quê được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Còn ở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê thì tình quê lại được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà. Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy nêu đôi nét về tác giả ? Tác phẩm ?
HS nêu GV nhận xét bổ sung
Gv: Hạ Tri Chương không nổi tiếng như LB, ĐP nhưng nổi tiếng với bài “Hồi hương ngẫu thư” viết năm 744. Ông đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông, khi ông 86 tuổi ông cáo quan về quê.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Cách đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 hơi ngạc nhiên; nhịp 4/3, câu 4 nhịp 2/5.
GV đọc mẫu, Hs đọc văn bản.
Gv kiểm tra việc học, hiểu từ Hán Việt của hs.
? Em hãy nêu đại ý của bài thơ ?
Em có thể chia bài thơ thành mấy phần ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
- Hs đọc phần phiên âm, dịch thơ 2 câu thơ đầu
? Câu đầu viết theo phương thức biểu đạt nào ? Tác giả kể về điều gì ?
? Câu thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì ? 
? Đối ở đây là đối ý hay đối lời ? 
 ( cả hai )
? Hãy chỉ rõ phép đối và tác dụng của nó ?
GV:Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác.
? Câu thơ thứ 2 viết theo phương thức biểu đạt nào ? (miêu tả)
? Khi miêu tả, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì ? (đối cả ý và lời)
? Có gì ở con người nhà thơ thay đổi, có gì không đổi ?
? Thủ pháp đối này có tác dụng gì ?
( gợi âm hưởng buồn buồn ).
? Em hiểu “ giọng quê” ở đây là gì ?
? Giọng quê không đổi điều đó có ý nghĩa gì ? 
(vẫn giữ được bản sắc quê hương, không thay đổi)
? Vậy thủ pháp đối còn nhấn mạnh điều gì?
? Như vậy, em thấy miêu tả và tự sự ở 2 câu đầu nhằm mục đích gì ? 
 ( Biểu cảm. Đây chính là biểu cảm gián tiếp).
? Có một tình huống khá bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng? Tình huống đó có lí hay ko có lí ? Tại sao ? 
- Hs trao đổi, thảo luận.
( Khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê, một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão, ông lão chưa kịp nói gì, chúng đã nhanh miệng hỏi: “ Khách từ đâu đến làng ?”. Điều này:
Với lũ trẻ: là lẽ tự nhiên vì chúng sinh sau, đẻ muộn, không biết nhà thơ là ai.
Với nhà thơ: là điều lạ vì mình về quê mà lũ trẻ đón mình như khách lạ - khách lạ ngay giữa quê hương mình ).
? Như vậy, qua tình huống được kể tưởng như là khách quan ấy, em thấy được tình cảm gì của nhà thơ ? Lý giải tại sao ?
Gv: Chính tình yêu quê hương luôn thường trực, sâu nặng trong lòng nhà thơ nên chỉ cần một nguyên cớ nhỏ đụng chạm vào thôi cũng làm nó bộc lộ. Ko yêu quê, ko nặng lòng với quê, ko thể có những phút giây chạnh lòng vì những điều tưởng như rất nhỏ ấy.
? Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa nào từ bài thơ ?
HS đọc ghi nhớ sgk
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Hạ Tri Chương (659-744)
- Là một trong những thi sĩ lớn của thời Đường.
- Năm 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường. Là người tài giỏi, để lại 20 bài thơ.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được viết năm 744 khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu.
-Thể loại: Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. (Bản dịch: thơ lục bát)
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2.Đại ý :Ngẫu nhiên viết về sự bất ngờ khi trở về quê cũ
3. Bố cục: 4 Phần:Khai-thừa-chuyển-hợp
4. Tìm hiểu chi tiết:
a. 2 Câu đầu(Khai-Thừa)
*Câu đầu
-Kể chuyện
- Kể khái quát về quãng đời xa quê.
 Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
 Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
- Câu thơ sử dụng phép đối (tiểu đối):
+ Thiếu tiểu / lão. Trẻ-già 
+ Li gia / đại hồi. Đi-Về
-> Câu thơ bộc lộ cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác. 
*Câu thơ thứ 2
- Miêu tả giọng nói, mái tóc.
- Đối: giọng không đổi >< tóc bạc. 
-> Câu thơ mang âm hưởng buồn buồn.
- Là giọng nói quê hương chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người.
-> H/a, chi tiết vừa chân thực vừa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. 
b. Hai câu cuối (Chuyển - Hợp)
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
 Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ?
 Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng:Khách ở chốn nào lại chơi?
-> Kể chuyện khi về tới làng quê.
-> Hình ảnh bọn trẻ gợi nhớ thời niên thiếu và gợi bản sắc tốt đẹp của quê hương. -> Gợi nỗi buồn vì xa quê quá lâu, thành ra xa lạ với quê.
=> Biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.
5- Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
- Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả, tự sự.
- Từ ngữ bình dị nhưng gợi cảm.
- Nghệ thuật đối điêu luyện, tài tình.
b.Nội dung: Tình yêu quê hương thầm kín, sâu nặng của nhà thơ.
 - Nhắc nhở: Quê hương, tình quê là điều thiêng liêng ko thể thiếu trong c/đ mỗi con người.
*Ghi nhớ
C.Luyện tập(3’)
? So sánh 2 bản dịch của bài thơ này ?
Khác nhau: Cách ngắt nhịp, từ ngữ.
 -Bản 1: Câu 1: đối chỉnh; câu 2: còn thô.
 -Bản 2: Câu 1: chưa thật đối; câu 2: thoát ý, có hồn.
 Giống nhau: Thể hiện được cái hồn của bài thơ: Vẻ đẹp tâm hồn thủy chung với quê hương.
D.Củng cố(1’) Hãy nhắc lại ND chính của bài thơ ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm, dịch thơ), làm bài tập.
- Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 - Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que.doc