I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản.
*Giáo dục tư tưởng: tự giác ôn tập và nghiêm túc làm bài KT
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần làm bài của học sinh
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Đề bài, đáp án
*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 11 Tiết : 42 kiểm tra văn I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản. *Giáo dục tư tưởng : tự giác ôn tập và nghiêm túc làm bài KT II.Trọng tâm của bài: phần làm bài của học sinh III.Chuẩn bị *Giáo viên: Đề bài, đáp án *Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: 1.Ma trận đề kiểm tra Chủ đề Các cấp độ tư duy Điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Phương thức biểu đạt Thể loại 1 1 Nội dung-nghệ thuật 1 2 2 1 Giá trị ý nghĩa của văn bản 1 Tổng 2 3 2 2 10 2. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm khách quan(3đ) Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách viết chữ cái đầu câu trả lời đúng vào bài kiểm tra của em: Câu 1: Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được biểu đạt bằng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả và biểu cảm C. Thuyết minh và biểu cảm B. Tự sự và biểu cảm D. Giải thích và miêu tả Câu 2: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào ? A. Thể song thất lục bát C. Thể Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thể Thất ngôn tứ tuyệt D. Thể Thất ngôn bát cú đường luật Câu 3: Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào ? A. Thể lục bát C. Thể Thất ngôn bát cú đường luật B. Thể song thất lục bát D. Thể Ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 4: Bài thơ “ Bánh trôi nước” có thể loại giống với bài thơ nào dưới đây ? A. Sông núi nước Nam C. Qua đèo ngang B. Phò giá về kinh D. Bài ca Côn Sơn Câu 5: Đâu là nội dung của văn bản “ Sông núi nước Nam” ? A. Sự đau khổ khi đất nước có giặc ngoại xâm B. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù C. Tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, con người D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình, bạn bè Câu 6: Dòng nào không đúng với khái niệm dân ca - ca dao ? A. Là một thể loại trữ tình dân gian B. Diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam C. Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo D. Có sự kết hợp giữa lời và nhạc Phần II. Tự luận(7đ) Câu 1(1điểm): Hãy sắp xếp lại các nội dung trong bảng sau cho đúng và vẽ lại bảng sắp xếp đúng vào bài kiểm tra của em (A) Tác giả (B) Tác phẩm (C) Thể thơ Nguyễn Trãi Bạn đến chơi nhà Thất ngôn tứ tuyệt Nguyễn Khuyến Phò giá về kinh Lục bát Trần Quang Khải Bánh trôi nước Thất ngôn bát cú đường luật Hồ Xuân Hương Bài ca Côn Sơn Ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 2: (3 điểm) Hãy chép chính xác bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi bằng trí nhớ của em ? Câu 3(3 điểm) Hãy viết một đoạn văn(5-10 câu) biểu cảm về cảnh quê hương em ? 3.Đáp án - Biểu điểm Phần I:Trắc nghiệm khách quan:(3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B C A B C Phần II:Tự luận(7 điểm) Câu 1(1điểm): Hãy sắp xếp lại các nội dung trong bảng sau cho đúng và vẽ lại bảng sắp xếp đúng vào bài kiểm tra của em (A) Tác giả (B) Tác phẩm (C) Thể thơ Nguyễn Trãi Bài ca Côn Sơn Lục bát Nguyễn Khuyến Bạn đến chơi nhà Thất ngôn bát cú đường luật Trần Quang Khải Phò giá về kinh Ngũ ngôn tứ tuyệt Hồ Xuân Hương Bánh trôi nước Thất ngôn tứ tuyệt Câu 2: (3 điểm) Hãy chép chính xác bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi bằng trí nhớ của em ? Yêu cầu: chép lại chính xác, sạch đẹp, đúng cách viết của thể thơ lục bát Câu 3(3 điểm) Yêu cầu: viết đoạn văn tối thiểu 5-10 câu, đúng giọng văn biểu cảm, đúng chủ đề quê hương. Bài viết sách đẹp, khoa học, nội dung logic, mạch lạc, cảm xúc. C.Hướng dẫn về nhà(1’) - Nhận xét ý thức làm bài của học sinh, thu bài. - Ôn tập phần văn học dân gian, trung đại. - Chuẩn bị: Từ đồng âm.
Tài liệu đính kèm: