I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là từ đồng âm, biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
*Kĩ năng cần rèn:rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng từ đồng âm
*Giáo dục tư tưởng: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc gây khó hiểu do hiện tượng đồng âm
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 11 Tiết : 43 Từ đồng âm I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là từ đồng âm, biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. *Kĩ năng cần rèn:rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng từ đồng âm *Giáo dục tư tưởng: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc gây khó hiểu do hiện tượng đồng âm II.Trọng tâm của bài: Mục I và II III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) ? Từ trái nghĩa được dùng để làm gì ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? Cho ví dụ minh hoạ ? Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.Ví dụ: Yêu-ghét; Trong-đục B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì ? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 10’ 15’ Hoạt động của Thầy và trò Gv treo bảng phụ - Hs đọc 2 ví dụ, giải thích nghĩa của từ “ lồng ” trong 2 ví dụ. ? Nghĩa của các từ “ lồng ” trên có liên quan gì đến nhau không ? ? Vậy em hiểu từ đồng âm là gì ? Cho ví dụ? - Hs đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ trong sgk. - Gv cho ví dụ: chân tay, chân bàn, chân núi, chân trời. ? Từ “chân” có nghĩa ntn ? Đây có phải là hiện tượng đồng âm ko ? Vì sao? - Hs thảo luận. ? Từ đồng âm có gì giống, có gì khác so với từ nhiều nghĩa? ? Dựa vào đâu mà em hiểu được các nghĩa khác nhau của từ “ lồng ” ? ( Dựa vào ngữ cảnh ) ? Câu “ Đem cá về kho ” có thể hiểu theo mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? ? Hãy thêm từ để câu trên thành câu đơn nghĩa? Hs thảo luận. ? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ “ kho ” ngoài ngữ cảnh ra, em phải dựa vào đâu? ( Hoàn cảnh giao tiếp ) ? Như vậy, để hiểu đúng nghĩa của từ đồng âm, em phải căn cứ vào đâu? - Hs đọc ghi nhớ (136) Nội dung kiến thức I. Thế nào là từ đồng âm ? 1. Ví dụ: sgk (135) - Lồng 1: hoạt động: nhảy dựng lên. - Lồng 2: sự vật: chuồng nhỏ để nhốt chim. -> Nghĩa 2 từ “ lồng ” khác xa nhau, ko liên quan gì đến nhau. 2. Ghi nhớ: (135) 3. Chú ý. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Từ đồng âm: nghĩa ko liên quan đến nhau. - Từ nhiều nghĩa: nghĩa có liên quan đến nhau. + Giống: Có âm thanh giống nhau. + Khác: * Từ đồng âm: nghĩa ko liên quan đến nhau. * Từ nhiều nghĩa: nghĩa có liên quan đến nhau. II. Sử dụng từ đồng âm. 1. Để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ta phải dựa vào ngữ cảnh (câu văn cụ thể). 2. Ví dụ: Câu “Đem cá về kho” có thể hiểu theo 2 nghĩa: a, Đem cá về nấu. (Hoạt động). b, Đem cá về cất (vào kho). (Chỉ chỗ chứa). 3. Chú ý: Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ được dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. * Ghi nhớ: (136) C.Luyện tập(13’) GV yêu cầu Hs đọc xác định yêu cầu suy nghĩ thảo luận và trả lời - Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh... -Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. - Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó? - Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm) ? GV nhận xét, bổ sung phần làm bài tập của Hs, đánh giá GV yêu cầu Hs đọc xác định yêu cầu suy nghĩ và trả lời GV nhận xét, bổ sung phần làm bài tập của Hs, đánh giá 1- Bài 1 (136 ): - Thu: mùa thu, gió thu (chỉ thời tiết-nghĩa trong bài thơ ) + Thu: thu hoạch, thu hái (gặt hái, thu nhận) + Thu: thu ngân, thu quĩ (Thu tiền ) + Thu: thu nhận (tiếp thu và dung nạp) - Cao: thu cao (gió thu mạnh - nghĩa trong bài thơ) + Cao: cao cấp (bậc trên) + Cao: cao hứng (hứng thú mạnh hơn lúc thường) + Cao: cao nguyên (nơi đất cao hơn đồng bằng) 2- Bài 2 (136 ): a- Các nghĩa khác nhau của DT cổ: - Cái cổ: phần giữa đầu và thân. - Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay. - Cổ chai: Phần giữa miệng thân chai. - Cao cổ: cất tiếng lên. b- Các từ đồng âm với DT cổ: - Cổ kính: xưa cũ - Cổ động: cổ vũ, động viên - Cổ lỗ: cũ kĩ quá 3- Bài 3 (136 ): - Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ): Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác. - Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ): Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn. - Năm (danh từ ) – năm (số từ ): Có một năm anh Ba về quê năm lần. Bài 4. Hiện tượng đồng âm. (1) Xác định từ loại của các từ: - Mùa đông( Danh từ) - Nấu thịt đông( Danh từ) - Tiết ko đông được(Động từ) - Chợ đông người(Tính từ ). - Nương chè - Chè đậu đen - Cốc nước chè xanh. (Danh từ). (2) Xác định đồng nghĩa, đồng âm. - Vàng bạc châu báu - Gạo châu củi quế. - Tượng đồng bia đá - Cua đồng - Cánh đồng. D.Củng cố(1’) - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ? - Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý gì? E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4 (136 ). - Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Tài liệu đính kèm: