I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Ôn tập và củng cố nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm đã học.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm.
*Giáo dục tư tưởng:ý Thức tự sửa lỗi trong bài làm của mình, khắc phục ở lần sau.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Tự chữa bài, sửa lỗi và nhận xét.
III.CHUẨN BỊ
* Giáo viên:Giáo án, đề bài, đáp án, tài liệu mẫu
* Học sinh: Bài làm, vở ghi
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 12 Tiết : 47 Trả bài tập làm văn số 2 I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Ôn tập và củng cố nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm đã học. *Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm. *Giáo dục tư tưởng:ý Thức tự sửa lỗi trong bài làm của mình, khắc phục ở lần sau. II.Trọng tâm của bài: Tự chữa bài, sửa lỗi và nhận xét. III.Chuẩn bị * Giáo viên:Giáo án, đề bài, đáp án, tài liệu mẫu * Học sinh: Bài làm, vở ghi IV. Tiến trình bài dạy A/Kiểm tra bài cũ (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của hs có nhận xét đánh giá ? Để tạo lập đựơc 1 văn bản, người viết cần thực hiện những bước nào ? Yêu cầu: 4 bước: định hướng văn bản, lập dàn ý, viết các đoạn văn, kiểm tra và sửa chữa văn bản. B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần ? (Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác). Bây giờ chúng ta cùng k.tra lại xem bài TLV số 2 về văn biểu cảm của chúng ta đã theo đúng bố cục đó chưa. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 05’ 20’ 10’ Hoạt động của Thầy và trò Yêu cầu Hs nêu các bước làm bài theo trình tự 4 bước đã học Hs trình bày, Gv nhận xét bổ sung, đánh giá ? Thế nào là biểu cảm ? ?Xác định thể loại và nội dung ? Gv yêu cầu học sinh đọc những bài làm khá, bài làm yếu HS nhắc lại yêu cầu đề bài ? Gv hướng dẫn sửa một sỗ lỗi cơ bản Trả bài và cho HS thảo luận rút kinh nghiệm GV nhận xét chung - Ưu điểm: - Nhược điểm: HS xem lại và tự sửa lỗi Nội dung kiến thức I. Đề bài: Hãy nêu cảm xúc về một loài cây mà em yêu thích nhất ? II. Trả bài: 1. Hướng dẫn sửa lỗi và kiểu bài: -Yêu cầu thể loại: Văn biểu cảm - Nội dung: biểu cảm về loài cây 2. Đọc – so sánh và nhận xét: - Bài khá: + 7A: Lệ, ánh, Ngần, Nhài, Nhan.. + 7B: Thảo, Lệ, Hà, Xoan + 7C: Trang, Vân Anh, Lan Anh - Bài yếu: + 7A: Tiến, Toàn, Tung + 7B: Bắc, Quang, Ngần, Ngân + 7C: Nam, Hiện, Quang, Tâm 3. Trả bài, đọc, trao đổi, rút kinh nghiệm a. Chữa lỗi về dùng từ: b. Chữa lỗi về c.tả: 4. Nhận xét chung: a. Ưu điểm: -Về nd: Nhìn chung các em đã nắm được cách viết 1 bài văn biểu cảm, đã xđ được đúng kiểu bài, đúng đối tượng; trong bài viết đã biết kết hợp kể và tả để biểu cảm; bố cục rõ ràng và giữa các phần đã có sự liên kết với nhau. -Về hình thức: Trình bày tương đối rõ ràng, sạch sẽ, câu văn lưu loát, không mắc lỗi về ngữ pháp, c.tả, về cách dùng từ. b. Nhược điểm: -Về nd: Còn 1 số em chưa đọc kĩ đề bài nên còn nhầm lẫn giữa biểu cảm về 1 loài cây với miêu tả một loài cây: Bài viết còn nặng về tả các đ.điểm của cây mà chưa chú trọng tới yếu tố biểu cảmảm qua 1 vài đ.điểm nổi bật của cây. Bài viết còn lan man chưa có sự chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc. -Về hình thức: Một số bài trình bày còn bẩn, chữ viết xấu, cẩu thả, còn mắc n lỗi c.tả; diễn đạt chưa lưu loát, câu văn còn sai ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác. 5. Hs tự xem lại bài và sửa lỗi D.Củng cố(4’) Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức văn biểu cảm E.Hướng dẫn về nhà(1’) - HS tiếp tục tự sửa những lỗi trong bài viết của mình. - Đọc bài: cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Tài liệu đính kèm: