Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. Biết nhận diện thành ngữ và sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.

*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng sử nhận diện và sử dụng tốt thành ngữ

*Giáo dục tư tưởng: Tăng thêm vốn từ ngữ, có ý thức sd thành ngữ trong giao tiếp.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 12 
 Tiết : 48 Thành ngữ
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. Biết nhận diện thành ngữ và sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng sử nhận diện và sử dụng tốt thành ngữ
*Giáo dục tư tưởng: Tăng thêm vốn từ ngữ, có ý thức sd thành ngữ trong giao tiếp.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
- Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ ? Nêu cách nhận diện ?
- Là những từ có âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa. Vd: cái bàn-họp bàn
- Để nhận diện từ đồng âm ta phải dựa vào ngữ cảnh (câu văn cụ thể).
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
 Gv treo bảng phụ, ghi Vd
- Hs đọc ví dụ sgk-143.
? Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh ” ?
? Có thể thay thế các từ trong cụm từ này bằng các từ ngữ khác hay ko ? Tại sao ?
? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ, hoặc hoán đổi vị trí các từ ko? 
? Từ nhận xét trên, em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ ?
Hs phát biểu, nhận xét, bổ sung. 
Gv chú ý hs: Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh ” có cấu tạo cố định. Tuy nhiên cũng có một số thành ngữ biến thể. 
Ví dụ:
+ châu chấu đá xe - châu chấu đá voi.
+ Bảy nổi ba chìm - ba chìm bảy nổi
? Nghĩa của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có là gì ? Theo em nghĩa của thành ngữ này được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?
? Thành ngữ “ nhanh như chớp ” có nghĩa là gì ? Tại sao nói “ nhanh như chớp ” ?
- Hs cho ví dụ về thành ngữ, nêu cách hiểu nghĩa của thành ngữ. 
? Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết, nghĩa của thành ngữ được hiểu ntn?
- Hs đọc ghi nhớ sgk (144).
- Gv chốt ý.
Gv treo bảng phụ, ghi Vd
- Hs đọc ví dụ.
?Thành ngữ trong hai ví dụ trên giữ chức vụ làm thành phần gì trong câu ?
 Hs rút ra nhận xét.
? Em hãy so sánh cách nói “ bảy nổi ba chìm ” với “ long đong, phiêu bạt ”?
( “ bảy nổi ba chìm ”: có hình ảnh, biểu cảm, ngắn gọn, hàm súc hơn ).
 Hs nhận xét giá trị của thành ngữ khác.
? Em thấy thành ngữ có những tác dụng gì ?
- Hs đọc phần “ ghi nhớ ” sgk (144).
- Hs làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
Nội dung kiến thức
I. Thế nào là thành ngữ ?
1. Đặc điểm cấu tạo.
+ Ví dụ: (sgk 143)
- Cụm từ: Lên thác xuống ghềnh.
* Nhận xét.
- Là một tổ hợp từ (cụm từ )
- Không thể thay từ khác - ý nghĩa sẽ lỏng lẻo.
- Không thể chêm xen hoặc thay đổi các từ trong cụm từ vì đây là trật tự cố định.
2. Nghĩa của thành ngữ.
+ Ví dụ: sgk (143).
- “ Lên thác xuống ghềnh ”: trải nhiều gian lao, vất vả, nguy hiểm -> nghĩa ẩn dụ.
- “Nhanh như chớp”: rất nhanh -> nghĩa được hiểu trực tiếp từ nghĩa đen.
* Nhận xét.
- Được hiểu theo nghĩa ẩn dụ, so sánh: thác, ghềnh - những hình ảnh tượng trưng cho khó khăn, thử thách
- Được hiểu theo nghĩa đen: sự khó khăn vất vả khi vượt thác ghềnh
- “ chớp ” loé lên với tốc độ nhanh.
Ví dụ: 
+ Tham sống sợ chết, Mưa to gió lớn, Mẹ góa con côi, Năm châu bốn bể. (Nghĩa đen)
+ Ruột để ngoài ra, Lòng lang dạ thú, Rán sành ra mỡ. (Nghĩa bóng)
3. Ghi nhớ: sgk (144).
II. Sử dụng thành ngữ
1. Ví dụ: sgk (144)
- Bảy nổi ba chìm - vị ngữ.
- Tắt lửa tối đèn - phụ ngữ của danh từ “khi”.
2. Nhận xét:
+ Chức năng ngữ pháp.
Thành ngữ thường làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ.
+ Tác dụng.
- Ngắn gọn, hàm súc.
- Gợi hình, gợi cảm.
3. Ghi nhớ: (144)
C.Luyện tập(13’)
-Hs đọc các đv, đoạn thơ.
-Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu trên ?
-Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ?
III. Luyện tập
1. Bài 1 (145 ):
a. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng.
b. Khoẻ như voi: rất khoẻ ->cách nói phóng đại- nói quá.
-Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
c. Da mồi tóc sương: chỉ ng già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.
2. Bài 2 (145 ):
-Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.
- ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
- Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
D.Củng cố(1’) Khái niệm, tác dụng của thành ngữ.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài. Sưu tầm thành ngữ, giải nghĩa.
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3, 4 (145 ).
-Đọc bài: Điệp ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48-Thanh ngu.doc