I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được luật thơ lục bát và phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích luật thơ lục bát và biết làm thơ lục bát đúng luật.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng khi nói và viết, khi làm bài kiểm tra, bài thi.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần tập làm của HS
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 14 Tiết : 56 tập làm thơ lục bát I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được luật thơ lục bát và phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích luật thơ lục bát và biết làm thơ lục bát đúng luật. *Giáo dục tư tưởng: vận dụng khi nói và viết, khi làm bài kiểm tra, bài thi. II.Trọng tâm của bài: phần tập làm của HS III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ lục bát (số tiếng, số câu, vần) ? Cặp câu thơ lục bát: gồm 1 câu 6 và 1 câu 8. Vì thế gọi là lục bát. B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Thơ lục bát là thể thơ rất thông dụng trong đời sống người VN. Song trong thực tế, có nhiều em vẫn chưa nắm được thể thơ này. Điều đó ảnh hưởng đến năng lực cảm thụ thơ lục bát, cũng như s.tác thơ lục bát. Vì vậy tập làm thơ thơ lục bát là 1 y.c rất cần thiết đối với hs chúng ta. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách làm thơ lục bát. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 15’ 20’ Hoạt động của Thầy và trò Hs đọc bài ca dao (Bảng phụ). ? Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? Vì sao lại gọi là lục bát ? ? Kẻ sơ đồ và điền các kí hiệu: B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô ? -Gv: Các tiếng có thanh huyền, ngang gọi là tiếng bằng (B ); các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc (T ); Vần (V ). ? Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 ? ? Nhận xét về luật thơ lục bát (số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, v.trí vần, sự thay đổi các tiếng B, T, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu ? So sánh luật B-T trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm với luật thơ lục bát ? (Đây là trong hợp ngoại lệ: tiếng thứ 2 là thanh T thì tiếng thứ 4 đổi thành thanh B). ? Em hãy đọc một bài ca dao được s.tác theo thể thơ lục bát và nhận xét thể thơ lục bát trong bài ca dao đó ? ? Qua tìm hiểu về thể thơ lục bát, em rút ra kết luận gì ? -Chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu. ? Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật ? ? Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần) ? -Hs đọc các câu lục bát. ? Các câu lục bát em vừa đọc sai ở đâu ? Hãy sửa lại cho đúng luật ? Đại diện nhóm lên trình bày - nhận xét chéo Gv kết luận và cho điểm theo nhóm. Nội dung kiến thức I. Luật thơ lục bát *Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà. a. Cặp câu thơ lục bát: gồm 1 câu 6 và 1 câu 8. Vì thế gọi là lục bát. b. Điền các kí hiệu B, T, V: Anh đi anh nhớ quê nhà B B B T B BV Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương T B B T T BV B BV Nhớ ai dãi nắng dầm sương T B T T B BV Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. T B T T B BV B B c. Tương quan thanh điệu tiếng thứ 6 và 8 trong câu 8: Nếu tiếng 6 có thanh huyền thì tiếng 8 có thanh ngang và ngược lại. d. Luật thơ lục bát: -Số câu: không g.hạn. -Số tiếng trong mỗi câu: câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng. -Vần: tiếng 6 câu lục vần với tiếng 6 câu bát và tiếng 8 câu bát lại vần với tiếng 6 câu lục sau và cứ như thế tiếp tục cho đến hết. -Luật B-T: tiếng thứ 2 thg có thanh B và tiếng thứ 4 thg là thanh T, các tiếng 1,2,5,7 không bắt buộc theo luật B-T. -Cách ngắt nhịp: thg là nhịp chẵn c có khi nhịp lẻ: + Câu lục: 2/2/2 – 3/3. + Câu bát: 2/2/2/2-4/4-3/5. *Ghi nhớ: sgk (156 ). II. Luyện tập: 1. Bài 1 (157 ): Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi như là mẹ mong. Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người. Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà to nhỏ tiếng em đọc bài. ->Các từ đã điền vào, đảm bảo về mặt ý và mặt vần. 2. Bài 2 (157 ): Các câu lục bát này sai vần: Vườn em cây quí đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na.->xoài Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến để lên đoàn =>nhanh (trở thành đoàn viên) 3. Thi làm thơ lục bát theo chủ đề C.Củng cố(1’) Hs đọc bài đọc thêm (sgk-157-158). D.Hướng dẫn về nhà(1’) Tập sáng tác những bài thơ lục bát (4,6,8 câu) về đề tài gia đình, nhà trường, ước mơ. Chuẩn bị bài: Ôn tập văn biểu cảm.
Tài liệu đính kèm: