Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

Bước đầu biết cách xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 VBNL.

*Kĩ năng cần rèn: biết xây dựng luận điểm, luận cứ, triển khai lập luận một đề bài

*Giáo dục tư tưởng: Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 21
 Tiết : 79 đặc điểm của văn bản nghị luận
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. 
Bước đầu biết cách xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 VBNL.
*Kĩ năng cần rèn: biết xây dựng luận điểm, luận cứ, triển khai lập luận một đề bài
*Giáo dục tư tưởng: Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Thế nào là văn bản nghị luận ?
Ghi nhớ sgk
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
25’
Hoạt động của Thầy và trò
* Hoạt động 1
 GV treo bảng phụ
- H. Thảo luận câu hỏi trong sgk (18,19).
- Gv.Chốt kiến thức.
 + Luận điểm.
 + Yêu cầu về luận điểm.
? Người viết triển khai ý chính bằng cách nào? Vai trò của lí lẽ và dẫn chứng ntn?
- Gv giải thích thêm:
 + Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận nói ra là được đồng tình.
 + Dẫn chứng là sự việc số liệu, bằng cớ để xác nhận cho lí lẽ
? X.đ luận cứ trong bài viết?
- H. Thảo luận.
- Gv. L.đ thường có tính khái quát cao. Vì thế, muốn cho người đọc hiểu và tin, luận cứ phải cụ thể, sinh động, chặt chẽ.
? Nếu không trình bày những luận cứ này mà chỉ đưa ra những câu văn nêu luận điểm thì có được không ? 
? Theo em,luận cứ cần những yêu cầu gì?
? Lập luận là gì ? Vai trò của lập luận trong VBNL?
? Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” . Nhận xét về cách lập luận trên? 
- H. Đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:
 Văn bản: Chống nạn thất học.
Luận điểm:
+ Luận điểm: những ý chính của VB, là ý kiến thể hiện tư tưởng, q.đ của bài văn NL.
+ Luận điểm được biểu hiện tập trung ở nhan đề “ Chống nạn thất học” như một khẩu hiệu.
+ Luận điểm được trình bày đầy đủ ở câu: “ Mọi người . . . chữ Quốc ngữ”.
+ Cụ thể hoá thành việc làm:
 - Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ.
 - Những người chưa biết cố gắng học cho biết.
 - Phụ nữ lại càng cần phải học .
* Kết luận 1:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu về luận điểm :
 + Được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính) và nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ)
 + Phải rõ ràng, đúng đắn, sâu sắc, có tính phổ biến đáp ứng nhu cầu thực tế.
Luận cứ:
 + Cũng là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, giúp luận điểm sáng rõ, đúng đắn, có sức thuyết phục.
+ Lí lẽ:
- Do chính sách ... không tiến bộ.
- Nay nước độc lập rồi ... đất nước.
+ Dẫn chứng:
- Những người đã biết chữ . . .
- Vợ chưa biết . . .
- Em chưa biết . . .
+ Các luận cứ trả lời các câu hỏi:
 - Vì sao?
 - Để làm gì?
 - Như thế nào?
* Kết luận 2:
 - Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
 - Luận cứ phải có hệ thống và bám sát luận điểm.
3. Lập luận :
+ Cũng là cách lựa chọn sắp xếp , trình bày luận cứ một cách phù hợp để làm rõ luận điểm . 
+ Trình tự lập luận trong văn bản . 
 - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học . 
 - Chống nạn thất học để làm gì ? 
 - Chống nạn thất học bằng cách nào ? 
-> Lập luận chặt chẽ , giàu sức thuyết phục , lí lẽ , dẫn chứng sắp xếp theo thời gian , lứa tuổi , giới tính , giai cấp hợp lý.
 * Ghi nhớ : sgk (19).
C.Luyện tập(13’)
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- H. Đọc lại vb “Cần tạo ra thói quen ...”.
- H. Thảo luận chỉ rõ luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong bài.
- Gv: Chốt ý.
III. Luyện tập . 
 Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt...
Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
-Luận điểm: chính là nhan đề.
-Luận cứ:
+Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.
+Luận cứ 2: Có ng biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
-Lập luận: 
+Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.
+Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.
+Một thói quen xấu ta thg gặp hằng ngày... rất nguy hiểm.
+Cho nên mỗi ng... cho xã hội.
-Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với cuộc sống hiện tại.
D.Củng cố(1’) Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
- Đọc bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79-Dac diem cua van nghi luan.doc